Downloadsachmienphi.com

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam - Bình Nguyên Lộc
Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam –

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc

Tác Giả:

Thể Loại: Văn Học Việt Nam

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam –

Chương I Ba cuộc sa lầy tinh thần khoa học và ba chứng tích chủ lực

Công trình khảo cứu về địa chất và tiền sử ở đã được các nhà bác học Âu làm xong.

Về địa chất, những công trình ấy được ba nhà trí thức là quý vị Trần Kim Thạch, Lê Quang Sáng và Lê Thị Đính rút tỉa đại cương để soạn thành một quyển sách mà chắc không có quyển nào khác nữa thay cho, tuy quá sơ lược, và có nhiều điểm không đúng lắm, nhưng vẫn giúp người đọc có ý niệm tổng quát và đại khái về đất đai của nước Việt Nam từ thời Hồng hoang đến ngày nay.

Đó là quyển Lịch sử thành lập đất Việt, phát hành đầu năm 1971. Đọc quyển sách ấy, ta thấy đất nước ta cổ hàng tỷ năm.

Đất thì đã được biết đích xác, còn người?

Lòng đất của ta xưa đã được biết rõ. Người xưa cũng được biết rõ không kém, nhưng nguồn gốc của tổ tiên ta thì lại chưa thể biết được, vì tổ tiên ta ở nơi khác mà đến (mà tổ tiên của dân tộc nào hiện nay cũng thế cả), hơn thế, chưa từng có nhà bác học nào ráp nối được những cái sọ cổ và đồ vật cổ với sọ của ta và đồ vật của ta, để chỉ người cổ nào là tổ tiên của ta vì trong lòng đất có hàng chục thứ người cổ khác nhau.

Muốn biết tổ tiên ta là ai thì chỉ có một phương pháp độc nhứt mà khoa học nhìn nhận, đó là đối chiếu các thứ sọ người cổ và sọ của ta hiện nay.

Đó là công việc của sử gia chớ không phải của nhà khảo tiền sử, nên chi mặc dầu công việc khảo tiền sử đã xong, nhưng cũng chưa ai biết gì hết, vì không có sử gia nào làm cái công việc đối chiếu đó, bởi phải biết rằng đó là phương pháp độc nhứt rồi còn phải đo sọ của ta ngày nay nữa, hai yếu tố căn bản ấy, không được các sử gia kể đến.

Sách nầy có tham vọng là sách chuyên môn, nhưng chúng tôi lại làm một công việc trái lẽ là phổ thông vài điểm về khoa chủng tộc học (Raciologie – Anthropologie physique).

A) Chỉ có cái sọ mới giúp ta phân biệt chủng nầy với chủng khác.

B) Cái sọ của các chủng, qua 7, 8 ngàn năm không hề thay đổi.

C) Nếu có lai với chủng khác, mà lai một lần hay cứ lai đi lai lại mãi, khoa chủng tộc học cũng biết được vì hai yếu tố chủng tộc cứ tồn tại mãi trong những cái sọ ấy.

Trong khi đó thì dưới lòng đất ta có 7, 8 loại sọ cổ khác chủng với nhau, mà sử gia lại không đo sọ để đối chiếu thì làm thế nào để biết tổ tiên ta là ai vào thời thượng cổ?

Cả các nhà bác học Âu làm việc cho ta hồi tiền chiến, cũng đã quên mất phương pháp đó, trừ một người độc nhứt là ông Madrolle, nhưng ông ấy chỉ mới đo bề cao, rồi kết luận ngay, mà chưa kịp đo sọ, hay tưởng rằng không cần đo sọ thì ta không rõ được.

Ta đã tiếp tục công trình của Âu đang làm dở dang, cả Bắc lẫn Nam đều có tiếp tục, nhưng ta vẫn bất kể cái căn bản khoa học đó, tức là ta đã đi tìm giờ Ngọ hồi 14 giờ (nói theo Pháp).

Viết thượng cổ sử khác xa với viết sử. Viết sử chỉ cần sử liệu, còn viết thượng cổ sử thì lại cần rất nhiều khoa học khác mà không cần sử liệu, bởi làm gì mà có sử liệu vào thời tổ tiên ta còn ăn lông ở lổ.

Thế mà các sử gia Pháp Việt lại dùng sử liệu của một nước văn minh trước ta là sử Tàu. Kể ra thì cũng tạm được. Nhưng sử Tàu lại mù mờ, và chỉ có thể dùng được để kiểm soát lại coi nó có ăn khớp với các khoa học căn bản hay không mà thôi.

Phương chi ta chỉ đọc tới Sử ký của rồi thôi. Mà tổ tiên ta thì lâu đời hơn Tư Mã Thiên đến ba ngàn năm, thì làm thế nào mà biết được sự thật.

Chúng tôi làm việc lại, khác hơn tất cả mọi người, là dùng khoa khảo tiền sử và khoa chủng tộc học, mà là khoa khảo tiền sử đúng, chớ không phải là khảo tiền sử dở dang của Colani, Mansy, Golubew, Jansé, những vị ấy đã đưa các sử gia Pháp và ta đến những sai lầm không lối ra từ nửa thế kỷ nay.

Ngày nay, trên thế giới không còn chủng tộc nào là thuần chủng nữa hết. Trên Cao nguyên của ta có những người Thượng mà ta cứ ngỡ là thuần chủng được, vì họ sống biệt lập bộ lạc nầy với bộ lạc khác, vậy mà họ vẫn bị lai giống đến ba bốn lần rồi.

Xin lấy thí dụ người Bà Na Hơ Roy. Họ là người Bà Na, nhưng họ lại lai giống người Gia Rai. Những người lai giống ấy, lại lai giống một lần nữa với người Chàm. Thế là đã ba lần lai giống. Nhưng chưa chắc cái gốc Bà Na đã là gốc thuần của Bà Na, vì họ lại nói tiếng Cao Miên, chớ ít dùng ngôn ngữ riêng của họ là Mã Lai ngữ.

Còn các thành kiến cho rằng chủng nầy tài giỏi hơn chủng khác cũng đã bị xô ngã từ lâu rồi.

Như vậy trong thời đại ta, chỉ có vấn đề dân tộc mới là đáng kể, còn vấn đề chủng tộc, chỉ là chuyện phù phiếm.

Tuy nhiên, sử học cứ tiếp tục tìm tòi về các chủng tộc, vì không sao phân biệt được dân tộc nầy với dân tộc khác bằng các bằng chứng thật khoa học, thì đành phải ngược nguồn về tới chủng tộc vậy, vì chủng tộc thì phân biệt được, bằng một khoa học chính xác, mà ở đây, chúng tôi gọi là Chủng tộc học (Anthropologie physique), thay cho danh từ nhân chủng học mà nhiều vị giáo sư đại học cho là không đúng và muốn thay đổi như thế đó.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo