Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Nho giáo một triết lý chính trị – Nguyễn Hiến Lê
Từ trước tới nay, ở nước ta những sách viết về đạo Nho thường chỉ chú trọng đến phương diện đạo đức. Theo tôi, Nho giáo là một triết lý chính trị trước hết, và trong cuốn này tôi đứng về phương diện chính trị để tổng hợp triết lý ấy. Tôi không phân tích – công việc này cụ Trần Trọng Kim làm rất chu đáo – tôi chỉ ghi những nét chính để độc giả thấy cái nhất quán của đạo Nho, và tôi hết sức tránh sự phê bình chủ quan. Muốn dẫn chứng, tôi phải trích và dịch nhiều câu trong tứ thư, ngũ kinh. Lối dịch của tôi ngược hẳn với lối của cụ Nguyễn Hữu Tiến trong Mạnh Tử quốc văn giải thích. Cụ dịch cốt cho gọn và giữ được phần nào giọng cổ kính, hầu mong bản dịch của cụ, có thể dùng cho trẻ em học thuộc lòng; còn tôi chỉ cần dịch được cho rõ ràng và xuôi như lời nói hằng ngày, dù có dài giòng cũng không hại. Để cho công việc ấn loát được tiện, tôi gom tất cả lại ở cuối sách, phần chữ Hán và phần phiên âm của những câu quan trọng đã trích dẫn.
Đó là mục đích và cách làm việc của tôi. Khi soạn sách, ngoài lý do giúp Độc giả hiểu thêm Nho giáo, tôi còn mong trả một món nợ tinh thần. Tôi sống vào một thời mà đạo Nho còn được giảng dạy trong những nơi hẻo lánh ở Bắc Việt và làng tôi là một trong những nơi đó. Mỗi khi ở Hà Nội về quê, hễ bước chân qua cổng xóm, nghe tiếng ê a bộ Luận ngữ hay Mạnh tử là tâm hồn tôi nhẹ hẳn đi. Mỗi năm hai tháng sống sau luỹ tre xanh, tôi phải mục kích hằng ngày những chuyện tranh giành nhau, vì những nguyên nhân có khi rất nhỏ mọn, nhưng nhờ gia phong và chút ít hán học tôi đã sớm tập được tánh thanh bạch mà không bị thói đời tiêm nhiễm.
Cái ơn giáo hoá của đạo Nho đó, lớn lên tôi càng thấy nó sâu xa: gia đình tôi, mấy đời an bần lạc đạo được là nhờ nó. Nghĩ vậy, nên trên hai chục năm trước, gặp lúc rảnh, tôi đọc tứ thư và ngũ kinh để tìm hiểu Khổng giáo. Mỗi lần có cảm tưởng gì, tôi thường thưa với một ông bác tôi; người chỉ mỉm cười bảo: “Đợi năm chục tuổi, cháu hảy phê bình cũng chưa muộn”. Lúc đó tôi hơi mắc cỡ, và tự hẹn năm chục tuổi sẽ tìm hiểu lại đạo Nho. Nay món nợ đã trả, nhưng tôi tự hỏi không biết còn quá sớm chăng?
MỤC LỤC
Tựa
Chương I: Tính cách chính trị của Nho giáo
1. Nho giáo là một truyền thống tính ngưỡng và triết lý
2. Nho giáo có tính cách chính trị.
Chương II: Vũ trụ theo Nho giáo
1. Vũ trụ
2. Thượng Đế
3. Quỷ Thần
4. Người
Chương III: Quốc gia theo Nho giáo
1. Trời đặt ra vua để làm lợi cho dân
2. Vua có ba cách nhận quyền
3. Trách nhiệm của vua
4. Tư cách của vua
5. Bổn phận của vua
6. Bổn phận của đại phu và kẻ sĩ
Chương IV: Xã hội theo Nho giáo
1. Nguyên lý bất bình đẳng
2. Trật tự trong xã hội
3. Xã hội của Nho giáo
4. Bình đẳng về pháp luật
5. Gia tộc
Chương V: Chính trị
1. Trọng lễ nghĩa hơn pháp luật
2. Thuyết chính danh
3. Ghét chính đảng
4. Ghét bàn về lợi
5. Xét nhiệm vụ, không xét quyền lợi
6. Ghét chiến tranh, khinh võ lực
7. Đế quốc theo Nho giáo
8. Thuyết Đại đồng
9. Trọng người hơn trọng chế độ
10. Vương đạo, bá đạo
Chương VI: Chính sách xã hội
1. Phú rồi mới giáo
2. Chính sách xã hội rất sớm
3. Chính sách xã hội của Mạnh Tử
4. Phép tỉnh điền
Chương VII: Chính sách giáo hoá
1. Nho giáo rất trọng sự học
2. Tổ chức học hiệu
3. Khoa học, nghệ thuật đều có tính cách đạo đức
4. Học là để hành
5. Hai hạng người
6. Hai lối dạy.
Kết
Cái ơn giáo hoá của đạo Nho đó, lớn lên tôi càng thấy nó sâu xa: gia đình tôi, mấy đời an bần lạc đạo được là nhờ nó. Nghĩ vậy, nên trên hai chục năm trước, gặp lúc rảnh, tôi đọc tứ thư và ngũ kinh để tìm hiểu Khổng giáo. Mỗi lần có cảm tưởng gì, tôi thường thưa với một ông bác tôi; người chỉ mỉm cười bảo: “Đợi năm chục tuổi, cháu hảy phê bình cũng chưa muộn”. Lúc đó tôi hơi mắc cỡ, và tự hẹn năm chục tuổi sẽ tìm hiểu lại đạo Nho. Nay món nợ đã trả, nhưng tôi tự hỏi không biết còn quá sớm chăng?
MỤC LỤC
Tựa
Chương I: Tính cách chính trị của Nho giáo
1. Nho giáo là một truyền thống tính ngưỡng và triết lý
2. Nho giáo có tính cách chính trị.
Chương II: Vũ trụ theo Nho giáo
1. Vũ trụ
2. Thượng Đế
3. Quỷ Thần
4. Người
Chương III: Quốc gia theo Nho giáo
1. Trời đặt ra vua để làm lợi cho dân
2. Vua có ba cách nhận quyền
3. Trách nhiệm của vua
4. Tư cách của vua
5. Bổn phận của vua
6. Bổn phận của đại phu và kẻ sĩ
Chương IV: Xã hội theo Nho giáo
1. Nguyên lý bất bình đẳng
2. Trật tự trong xã hội
3. Xã hội của Nho giáo
4. Bình đẳng về pháp luật
5. Gia tộc
Chương V: Chính trị
1. Trọng lễ nghĩa hơn pháp luật
2. Thuyết chính danh
3. Ghét chính đảng
4. Ghét bàn về lợi
5. Xét nhiệm vụ, không xét quyền lợi
6. Ghét chiến tranh, khinh võ lực
7. Đế quốc theo Nho giáo
8. Thuyết Đại đồng
9. Trọng người hơn trọng chế độ
10. Vương đạo, bá đạo
Chương VI: Chính sách xã hội
1. Phú rồi mới giáo
2. Chính sách xã hội rất sớm
3. Chính sách xã hội của Mạnh Tử
4. Phép tỉnh điền
Chương VII: Chính sách giáo hoá
1. Nho giáo rất trọng sự học
2. Tổ chức học hiệu
3. Khoa học, nghệ thuật đều có tính cách đạo đức
4. Học là để hành
5. Hai hạng người
6. Hai lối dạy.
Kết