Downloadsachmienphi.com

36 Kế Nhân Hòa

36 Kế Nhân Hòa - Duy Nghiên, Duy Hinh
36 Kế Nhân Hòa – Duy Nghiên,

36 Kế Nhân Hòa

Tác Giả: Duy Nghiên,

Thể Loại: Kỹ Năng

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

36 Kế Nhân Hòa – Duy Nghiên,

Xây dựng “Chương mục” tình người của mình như thế nào? Trong giao tế khi thấy có cơ hội giúp người phải lập tức nhào đến như con sóc đói, chộp lấy hạt dẻ cuối cùng trên mặt đất. Bởi vì tình người là của cải, mục đích cơ bản nhất của giao tế là kết tình người, có nhân duyên.

Phải yêu thích tình người như thích tiền thì mới có thể giúp cho mình một khi gặp thời cơ. Cầu người giúp đỡ là bị động. Chỉ khi người ta nợ mình một chút tình người thì cầu người ta giúp đỡ rất dễ dàng, có khi thậm chí không cần mở miệng. Làm người được như thế đại đa số nhờ giỏi kết tình người, vui lòng giúp đỡ người khác. Thuật thi ân là sách lược và thu đoạn cơ bản nhất trong khoa học về quan hệ người với người, là tuyệt chiêu linh nghiệm thỏa đáng nhất để lợi dụng nguồn lợi quan hệ giao tế

Khi giúp người phải nắm vững những quy tắc cơ bản sau đây:

Lúc làm ơn không được nói lộ liễu khiến cho đối phương mất mặt, càng không nên khoe việc giúp người với mọi người.

Làm ơn không thể quá nhiều trong một lần để tránh cho đối phương cảm thấy mang nợ phải trả, thậm chí vì vậy mà xấu hổ dẫn đến cắt đứt quan hệ. Làm người lãnh đạo thì phải khiến cho cấp dưới nặng tình với mình, khiến cho họ vì mình mà tự nguyện dốc sức.

Ban ơn phải chọn đối tượng. Người tham lam như hổ đói, ta ban ơn cho họ chưa chắc đã không bị họ cắn lại. Một số mẩu chuyện sau đây minh họa cho kế thi ân: 1 . Kết tình người lưu hậu lộ

Ông Tiền Trung Thư một đời sống yên ổn bình thường nhưng khi viết cuốn Vi Thành thì đang ở Thương Hải, đời sống quẫn bách thôi không thuê người giúp việc nữa. Phu nhân Dương Trung Tháo phải chăm lo việc nội trợ vất vả trăm chiều. Lúc bấy giờ bản thảo khoa học của ông không ai mua, ông bèn viết tiểu thuyết để kiếm tiền, mỗi ngày viết 500 chữ không phải là tốc độ có tính thương nghiệp. Vừa may lúc bấy giờ Hoàng Tá Lâm, đạo diễn hai kịch bản Xứng tâm như ý và Lộng giả thành chân của Dương Hùng nên có tiền mới giúp cho nhà Tiền Trung Thư qua khỏi cơn cơ cực. Mấy năm sau, con gái của Hoàng Tá Lâm là Hoàng Độc Cần được Tiền Trung Thư cho phép quay bộ phim Vi Thành vì nhờ cha gửi một bức thư cho Tiền Trung Thư, từ đó cô trở nên nổi tiếng.

Được người giúp đỡ suốt đời, Tiền Trung Thư không quên. Hoàng Tá Lâm 40 năm trước giúp người đã mua được một tình người dù rằng ông cố ý hay không cố ý, 40 năm sau Tiền Trung Thư đã trả món nợ tình cảm đó. Tục ngữ có câu “ở nhà nhờ cha mẹ, ra đường nhờ bạn bè”, thêm một người bạn thêm một con đường. Muốn người yêu mình, trước tiên mình phải yêu người. Các ngài có lòng tốt giúp người đạt mục đích của họ thì mới có thể tích trữ cho mình một món nợ tình người. Điều đó giống như tích cốc phòng cơ, như vậy thậm chí các ngài có thể để lại điều tốt lành cho con cháu, đó gọi là ân đức của tổ tiên. Đương thời đạo diễn Hoàng Tá Lâm không nghĩ xa đến thế, không nghĩ đến công lợi nhưng sự việc về sau lại đem lại cho ông chút ít báo đáp.

Kết tình người như thế nào lại không có một qui tắc nhất định. Một người lâm vào cảnh cùng khổ, được một đồng đạo giúp cho anh ta qua cơn đói, may ra có thể làm nên sự nghiệp, tạo dựng một thiên hạ giàu sang của riêng mình.

Đối với một lãng tử vô ưu thì một lần tâm sự lại có thể giúp anh ta trở thành người nghiêm túc và tự tin, có khả năng sau khi dùng ngựa mép vực thẳm trở thành dũng sĩ phi nước đại trên thảo nguyên.

Trong cuộc sống bình thường, một cái nhìn tin tưởng đối với một hành động chính trực có thể là nguồn động lực cho chính nghĩa. Một tràng vỗ tay tán thưởng, một sáng kiến mới vô tình cổ vũ cho một tư tưởng canh tân tuy không tốn tiền bạc mà vẫn mua được lòng người.

Kỳ thực trên đường đời mọi người đều cần người khác giúp đỡ và phải giúp đỡ người khác. Giúp đỡ người khác là tích thiện. Không có gì thể hiện được tấm lòng khoan dung và khí phách khẳng khái bằng sự giúp đỡ người khác. Không nên xem nhẹ một lời an ủi làm ấm lòng người đang thất thế, một cái vỗ vai nhè nhẹ đối với một người sắp gục ngã, một chút tín nhiệm chân thành đối với người vô vọng. Có thể đối với mình không mất gì nhưng đối với người gặp nạn lại là sự cảnh tình, ủng hộ, an ủi. Trái lại không chịu giúp đỡ người là xem trọng sự đắc thắng cỏn con của bản thân. Ánh mắt của những người như vậy sẽ mờ mờ vô cảm, lòng họ luôn luôn gợn những ý nghĩ đen tối. Khó khăn của người khác coi là điều lợi cho họ, thất bại của người khác coi là điều cho họ đàm tiếu. Người khác giơ tay cầu cứu, họ lạnh lùng gạt ra. Người khác đau khổ họ rung đùi, không chút động lòng. Còn như giữa đường gặp việc bất bình thì họ lại càng không bao giờ rút đao tương trợ, thấy chết không cứu, họ còn đưa ra đầy đủ lý do biện hộ cho hành vi của họ. Tự tư, loại người này nhổ một sợi lông làm lợi cho thiên hạ cũng nhất định không làm.

Thời Chiến Quốc có một nước nhỏ là nước Trung Sơn. Có một lần vua nước Trung Sơn mở tiệc thết đãi danh sĩ trong nước chẳng may vừa lúc hết xúp thịt dê, không đủ cho mọi người đều có phần. Có một người không được ăn xúp thịt dê tên là Tư Mã Tử Kỳ. Ông ta ôm hận trong lòng bèn đến nước Sở khuyên vua Sở chinh phạt nước Trung Sơn. Nước Sở là cường quốc, đánh chiếm nước Trung Sơn dễ như trở bàn tay. Nước Trung Sơn bị đánh phá, vua Trung Sơn chạy ra nước khác.

Khi vua chạy trốn thấy có hai người cầm vũ khí theo hộ vệ bèn hỏi: “Hai ông đến làm gi?” Hai người đáp: “Ngày trước có một người được ngài cho một bát cơm nên khỏi chết đói, chúng tôi chính là con của ông ấy. Khi sắp qua đời cha chúng tôi trăng trối nếu như nước Trung Sơn gặp nạn thì hai con phải dốc sức, dù phải hy sinh tính mạng, phò tá quốc vương để báo đáp ơn sâu.”

Sau khi nghe, vua Trung Sơn than rằng: “Oán hận mất kỳ nông sâu đều tốn thương lòng người Ta vì một bát thịt dê mà mất nước!”. Gây ra oán hận không cốt ở nông sâu mà cốt ở tổn thương lòng người hay không. Giúp người không cốt ở nhiều hay ít mà cốt đúng lúc đúng điều mà người ta cần. Vua Trung Sơn vì một bát thịt dê mà mất nước, lại vì một bát cơm hẩm mà được hai dũng sĩ hộ vệ bảo toàn tính mạng.

Câu chuyện này nói lên cái diệu kỳ của quan hệ nhân thế ban ơn, giúp đỡ người khác hay làm mất lòng người khác không cốt ở ít hay nhiều mà cốt ở tình người

Mục lục

Kế 1 : KẾ BAN ƠN

Kế 2 : KẾ VU HỒI

Kế 3 : KẾ MƯỢN CỚ

Kế 4 : KẾ TẤN CÔNG CẠNH SƯỜN

Kế 5 : KẾ KHEN THƯỞNG

Kế 6: KẾ TÁN TỤNG

Kế 7 : KẾ KÍCH TƯỚNG

Kế 8 : KẾ DÁT VÀNG

Kế 9 : KẾ CHỮA THẸN

Kế 10 : KẾ PHỦNG TRƯỜNG (KẾ PHÒ TÁ)

KẾ 11 : KẾ MƯỢN UY DANH

Kế 12 : KẾ HÓA GIẢI

Kế 13 : KẾ NHƯỢNG BỘ

Kế 14 : KẾ TỰ TRÀO

Kế 15 : KẾ NHÌN MẶT

Kế 16 : KẾ HAI MẶT

Kế 17 : KẾ ĐE DỌA

Kế 18 : KẾ THĂM DÒ

Kế 19 : KẾ NẮM ĐẰNG CHUÔI

Kế 20 : KẾ CHE ĐẬY

Kế 21 : MÀI CHO MỀM NGÂM CHO NHŨN

Kế 22 : KẾ CÂU CÁ

Kế 23 : KẾ HẠ ĐÀI

Kế 24 : KẾ PHẢN HỒI (NGHĨ LẠI, QUAY NGƯỢC)

Kế 25 : KẾ ỨNG BIẾN

Kế 27 : KẾ BÁN KHÔN MÀ ĂN

Kế 28 : KẾ LỘ XẤU

Kế 29 : KẾ PHẢN PHÁO

Kế 30 : KẾ PHẢN NGỮ

Kế 31 : KẾ BÈ ĐẢNG

Kế 32 : KẾ ĐE DỌA

Kế 34 : KẾ ÁM THỊ

Kế 35 : KẾ ĐÀM PHÁN

Kế 36 : KẾ THĂM DÒ

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo