Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử – Hữu Mai
Đây là tập hồi ký thứ 3 trong số hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tác giả Hữu Mai thể hiện
Cùng với Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, dân tộc Việt Nam lại có thêm một cột mốc lịch sử mới: Điện Biên Phủ – cây cột mốc bằng vàng.
16.200 quân viễn chinh Pháp bị diệt và bắt sống trong trận đánh là chiến công lớn nhất của một dân tộc nhược tiểu giành được trong thời đại ngày này. Thành trì bất khả xâm phạm của chủ nghĩa đế quốc bị phá vỡ. Hồi chuông báo hiệu giờ tận số của chủ nghĩa thực dân đã điểm. Đó là sự kiện làm rung chuyển, thay đổi thế giới. Một minh chứng cho dự đoán thiên tài của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921: không phải trông chờ cách mạng vô sản thành công ở chính quốc, những dân tộc thuộc địa “có thể thực hiện thành công cuộc giải phóng bằng nỗ lực của bản thân
Tiếng sấm Điện Biên Phủ mãi mãi còn rền vang.
Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ!
Loài người cùng reo vui với Việt Nam.
Việt Nam – Hồ Chí Minh – Điện Biên Phủ!
Những tiếng nói khẳng định quyền sống, quyền làm người của mọi dân tộc. Những tiếng đã đi vào ngôn ngữ của các dân tộc.
Những tiếng vang vang tự hào.” Trích (“Điện Biên Phủ – Điểm Hẹn Lịch Sử”)
“Điện Biên Phủ là điểm hẹn mà Lịch sử dành cho những cuộc chiến tranh xâm lược trong thời đại ngày nay” – Võ Nguyên Giáp.
Chương 1: CUỘC HỌP Ở TỈN KEO
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 – 1954.
Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta “lấy yếu đánh mạnh” thì ở Triều Tiên là “lấy mạnh đánh mạnh”. Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh.
Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh”. Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận.
Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 – 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài,”quân đoàn tác chiến” (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín” cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là “lối thoát danh dự”. Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói:”Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh”. Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.
Như chúng ta đã dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực chống cộng vào Đông Dương.
Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Aixenhao (Dwight D. Eisenhower) mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Aixenhao quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để “tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự”. Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định ngừng bắn ở Triều Tiên được ký tại Bàn Môn Điếm. Hăng ri Nava (Hen ri Navarre) tới Sài Gòn ngày 19 tháng 5 năm 1953. Từ khi bật đầu chiến tranh, nước Pháp đã bẩy lần bổ nhiệm tổng chỉ huy đội quân viễn chinh. Tôi chỉ thị cho cơ quan tham mưu tìm hiểu ngay về viên tướng này. Chúng ta chỉ biết được rất ít. Nava là tướng bốn sao, 55 tuổi, nguyên tham mưu trưởng lục quân Pháp thuộc khối Bắc Đại Tây Dương đóng ở Trung âu Nava đã từng phụ trách công tác tình báo phản gián trong quân đội Pháp, và chỉ huy một sư đoàn thiết giáp. Báo chí hướng Tây ca ngợi Nava như một “danh tướng” có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương”.
Ngày 3 tháng 7, Nava trở lại Pa ri. Chỉ sau hơn một tháng nghiên cứu tình hình tại chỗ, Nava đã có một kế hoạch đệ trình trước Hội đồng Tham mưu trương và Hội đồng Quốc phòng tối cao Pháp. Lần đầu trong chiến tranh Đông Dương, một tổng chỉ huy có kế hoạch chiến lược về quân sự nhằm giành chiến thắng trong hai năm. Nava đã gây được ấn tượng tốt trong giới quân sự và chính trị Pháp. Trên báo chí Pháp lại xuất hiện từ ”,chiến thắng” đã biến mất cùng với Đờ Lát (De Lattre de Tassigny). Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. NÓ chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Phô (Edgar Faure) nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ trăng. Một con số quá lớn ! Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng, người ta bàn nên bớt cho Nava nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu. Thống chế Giăng (Juin), người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị xâm chiếm. Nava đề nghị chinh phủ có quyết định rõ ràng bằng văn bản. Điều đó liên quan đến trận Điện Biên Phủ, và sẽ làm tốn khá nhiều giấy mực sau này.
Ngày 2 tháng 8 năm 1953, Nava trở lại Sài Gòn. Cục Quân báo được chỉ thị gấp rút tìm hiểu kế hoạch Nava.
So với những tướng lĩnh Pháp mà ta đã từng gặp trong chiến tranh như Lơcléc (Leclerc), Đờ Lát… thì Nava là một tên tuổi mới ít gây ấn tượng. Nhưng Nava được đặc biệt chú ý vì gắn với một thời kỳ mới sau cuộc chiến Triều Tiên. Việt Nam đã trở thành nước thứ mười hai của phe xã hội chủ nghĩa, sẽ nổi lên như một điểm nóng duy nhất trong cuộc đối đấu giữa Đông và Tây. Mỹ chắc chắn sẽ ra sức giúp Pháp để cuối cùng, hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.
Từ năm 1950, chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu tranh giành ảnh hưởng với chủ nghĩa thực dân cũ ở vùng tạm bị chiếm. Một số phần tử cơ hội chính trị ngả theo Mỹ. Với việc trao “độc lập”, “chủ quyền” cho các quốc gia liên kết, xây dựng một “quân đội quốc gia” bằng tiền và vũ khí Mỹ nhằm mục tiêu chống cộng, Pháp đã đi vào quá trình chuyển giao Đông Dương cho Mỹ. Sau chiến dịch Tây Bắc, cuối năm 1952, bộ đội ta đã tập trung nghiên cứu đánh tập đoàn cứ điểm. Ta nhận thấy đây có thể là cách đối phó cuối cùng của địch trước một cuộc tiến công trên địa hình rừng núi. Nếu diệt được tập đoàn cứ điểm gồm một số tiểu đoàn quân tinh nhuệ của địch ta sẽ tạo nên bước chuyển biến mới trong chiến tranh. Bản chất chiến tranh xâm lược buộc quân địch phải phân tán lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng. Một tập đoàn cứ điểm lớn bị tiêu diệt sẽ kéo theo sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đồn binh” cổ điển của quân xâm lược.
Tuy nhiên, muốn giải quyết một tập đoàn cứ điểm như Nà Sản, ngoài việc rèn luyện bộ đội, tìm ra chiến thuật thích hợp, cần phải có sự trợ lực của trọng pháo và pháo cao xạ để giảm nhẹ thương vong của bộ đội trong một trận đánh dài ngày. Trong quý I năm 1958, trung đoàn lựu pháo 105 ly do bạn trang bị và huấn luyện đã về nước. Việc ván chuyển trọng pháo từ Vân Nam về Việt Bắc phải dùng bè đi theo sông Hồng qua nhiều ghềnh thác. Trung đoàn cao xạ 37 ly đang được gấp rút chuẩn bị về nhân sự. Trận đánh Nà Sản chỉ có thể bắt đầu vào mùa khô năm nay. Chúng ta đặt hy vọng vào trận đánh này, trận đánh giải phóng hoàn toàn vùng rừng núi Tây Bắc. Có thể là trận đánh bản lề của chiến tranh.
Ngày 17 tháng 7 năm 1953, trời vừa rạng sáng, hai tiểu đoàn dù Pháp bất thần nhảy xuống thị xã Lạng Sơn Sau đó một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống Lộc Bình trên đường số 4. Những nơi này đều nằm sâu trong hậu phương ta. Ở thị xã Lạng Sơn, quân địch lùng sục vào một số kho vũ khí phá phách rỗi vội vã rút theo đường số 4. Tới Lộc Bình, chúng kết hợp với tiểu đoàn dù ở đây thành một binh đoàn, tiếp tục đi về phía bờ biển. Một đội quân cơ động đã tiến lên đón chúng ở Đình Lập với những xe vận tải. Từ đây chúng hành quân bằng cơ giới về Tiên Yên. Cuộc hành binh chớp nhoáng khiến lực lượng vũ trang ta không kịp phản ứng Mấy ngày sau, ta biết đây là cuộc hành binh Con nhạn (Hirondelle) do đại tá đuycuốcnô (Ducournau) chỉ huy. Hành động táo bạo của địch chứng tỏ chúng nắm chắc sự bố trí sơ khoáng của ta ở một tỉnh giáp giới với Trung Quốc đã được giải phóng trước đó ba năm.
Ngày 12 tháng 8 năm 1953, tôi nhận được báo cáo quân địch đã rút khỏi Nà Sản. Một tin hoàn toàn bất ngờ! Toàn bộ quân địch rút bằng đường không cách đó ba ngày. địch đã khéo nghì binh đánh lừa ta. Thấy máy bay vận tải xuất hiện nhiều, bộ đội đóng chung quanh Nà Sản lại tưởng lầm địch tăng cường lực lượng để đối phó với cuộc tiến công sắp tới. Na va giành thắng lợi đầu tiên bằng một cuộc rút lui. Về sau chúng ta mới biết: tập đoàn cứ điểm Nà Sản không được duy trì vì qua chiến dịch Sầm Nưa, nó đã chứng tỏ không có khả năng ngăn chặn các đại đoàn chủ lực của ta tiến sang Thượng Lào.
Nếu như đòn biệt kích của Na va nhắm vào Lạng Sơn chỉ nhắc ta đề cao cảnh giác, thì sau khi địch rút quân khỏi Nà Sản, Tổng quân ủy phải trao nhiệm vụ cho Bộ Tổng tham mưu nhìn lại toàn cục, nghiên cứu một kế hoạch mới cho mùa khô tới. Chủ trương vẫn là chủ động tiến công. Phương hướng có thể là giải phóng Lai Châu, tiến sang giải phóng Thượng Lào, nối liền vùng mới giải phóng với căn cứ địa Sấm Nưa. Ta tiếp tục nghiên cứu tổ chức một cánh quân vu hồi, lần này có thể từ Banaphào đánh sang Trung Lào, tiến xuống Hạ Lào vì ở đây bạn đã có căn cứ địa Lào Ngam khá mạnh. Mùa khô 1953 – 1954 chỉ mới bắt đầu.
TRƯỚC khi vào mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, địch đã vượt lên ta khá xa. Tổng quân số của địch là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân ngụy (67%). Tổng quân sổ của ta là 252.000 người. Như vậy, quân địch đông hơn ta: 193.000 người. Riêng quân ngụy cũng đã đông hơn ta: 47.000 người.
Thời gian trước mắt, quân số cũng như trang bị của lực lượng ta đã tới giới hạn. Về phía địch, với hứa hẹn của Mỹ năm 1954 sẽ tăng viện trợ quân sự cho Đông Dương lên gấp đôi, Pháp còn khả năng tăng quân số, có thêm nhiều vũ khí hiện đại và những phương tiện chiền tranh mới. Có thể nói: Trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc chúng ta sẽ không bao giờ có được lực lượng vật chất mạnh hơn địch, không chỉ riêng về vũ khí, mà cả số quân. Ta phải chấp nhận thực tế đó để tìm cách giành chiến thắng.
Lực lượng cụ thể của địch và ta lúc này như sau:
– Về bộ binh, địch có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; ngụy có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; ngụy có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; ngụy có 25 máy bay thám thính và liên lạc Về hải quân, Pháp có 391 tà,u; ngụy có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng ta vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, ta có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, ta có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
– Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, ta có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của địch. Biên chế tiểu đoàn của ta là: 635 người; biên chế tiểu đoàn địch từ 800 – 1.000 người. Tuy nhiên, bên cạnh bộ đội chủ lực và địa phương, trên cả nước ta đã có khoảng hai triệu dân quân, du kích. Đây là lực lượng nửa vũ trang, chủ yếu bám sát các làng xã, thị trấn, thành phố ở vùng tạm bị chiến và vùng tranh chấp, đối phó với bộ máy và lực lượng đàn áp, kìm kẹp của địch, chống càn, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực trong mỗi trận đánh cũng như ác chiến dịch. Theo lời Bác, đây chính là bức tường sắt mà kẻ địch nào đụng vào cũng phải tan. Lực lượng này còn là nguồn bổ sung vô cùng quý giá cho đội quân chủ lực.
Sự chênh lệch về quân số, vũ khí, trang bị không hoàn toàn phản ánh sức mạnh của đôi bên trong cuộc chiến. Địch tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng chiến tranh nhân dân của ta đã làm cho quân địch phải phân tán trên khắp các chiến trường. Không những chúng không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực ta trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn của địch, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực lượng cơ động địch, 44 tiểu đoàn, phải tập trung trên miền Bắc để đối phó với chủ lực ta. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng ta mới bằng 2/3 lực lượng địch (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng ta đã vượt hơn địch về số tiểu đoàn (56/44). Điều này rất có ý nghĩa trước khi bước vào mùa khô mới. (Ta có sáu đại đoàn bộ binh: 304, 308, 312, 316, 320, 325 và hai tiểu đoàn của trung đoàn 246 trực thuộc Bộ) Mọi cố gắng của Pháp và Mỹ vẫn chưa cải thiện được tình thế của Pháp trong chiến tranh xâm lược. Phương Tây đã ra sức tô vẽ cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” thành cuộc “Thập tự chinh chống cộng”, nhưng vẫn không vực được sự sa sút về tinh thần của quân viễn chinh, đặc biệt là quân ngụy lúc này đã chiếm tỉ lệ lớn trong hàng ngũ địch. Binh lính không hiểu chiến đấu cho ai và chiến đấu để làm gì ? Trong khi đó, những cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân mùa hè đã nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu và ý thức giai cấp trong quân đội, rèn luyện thêm về kỹ thuật, chiến thuật, mang lại cho cán bộ, chiến sĩ tinh thần náo nức thi đua chiến đấu lập công. Từ năm 1950, chúng ta vẫn giữ quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Hạ tuần tháng Chín năm 1953, các đồng chí Trung Quốc chuyển cho ta một bản kế hoạch Nava với cả bản đồ do cơ quan tình báo của bạn thu thập được. Nava chủ trương xúc tiến chính sách mới của Chính phủ Pháp là trao “chủ quyền” và “độc lập” cho các quốc gia liên kết, nhằm phát triển các “quân đội quốc gia” thành một lực lượng lớn mạnh. Đây là cách duy nhất giúp Pháp giải quyết vấn đề quân số thiếu hụt, không thể lấy thêm từ chính quốc, đồng thời tạo điều kiện cho Nava gấp rút tổ chức một lực lượng cơ động chiến lược mạnh để thoát khỏi tình trạng phòng ngự bị động, tiến tới giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Pháp dựa vào Mỹ để tiếp tục chiến tranh vì lợi ích của bản thân mình, chứ không phải để cho Mỹ thay thế Pháp ở Đông Dương. Muốn được như vậy đội quân viễn chinh phải giành được một thắng lởi quân sự quyết định.
Chương 1: CUỘC HỌP Ở TỈN KEO
Cuộc kháng chiến đã sang năm thứ tám. Hạ tuần tháng 5 năm 1953, tôi từ Sầm Nưa về tới khu căn cứ. Những trận mưa đầu mùa đã bắt đầu. Các đơn vị không được nghỉ ngơi, khẩn trương bắt tay vào cuộc luyện quân chuẩn bị cho một mùa khô mới: mùa khô 1953 – 1954.
Sắp có một hiệp định ngừng bắn tại Triều Tiên. Hình thái chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên khác hẳn với chiến tranh Việt Nam. Đây là cuộc đọ sức chủ yếu giữa lực lượng những quân đội chính quy, được trang bị vũ khí hiện đại, trên một đất nước không rộng nhưng có hệ thống đường sá tương đối phát triển. Nếu như cuộc kháng chiến của ta “lấy yếu đánh mạnh” thì ở Triều Tiên là “lấy mạnh đánh mạnh”. Chỉ một thời gian ngắn, quân đội Bắc Triều Tiên đã tiến xuống Hán Thành, giải phóng phần lớn đất đai ở miền Nam. Nhưng 80 ngày sau, khi quân can thiệp Mỹ đổ bộ lên Nhân Xuyên (In chon), thì quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải nhanh chóng rút lui. Quân Mỹ không những có mặt bên trên vĩ tuyến 38 mà còn tiến tới sông áp Lục, đe dọa nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, buộc Giải phóng quân Trung Quốc phải can thiệp. Quân và dân Bắc Triều Tiên cùng với Chí nguyện quân Trung Quốc, được Liên Xô chi viện đã đẩy lùi quân Mỹ và nhiều nước đồng minh về bên kia vĩ tuyến 38. Hai năm qua, cuộc chiến tranh ở Triều Tiên diễn ra dưới hình thức chiến tranh đường hầm, những trận đấu pháo dọc vùng rừng núi vĩ tuyến 38, và những trận đánh nhau trên không. Qua nhiều lần đọ sức, Mỹ đã thấy pháo binh, xe tăng, máy bay hiện đại của mình không thể giành ưu thế trong cuộc đối đầu với sức mạnh quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, việc thiết lập thêm một tiền đồn thống cộng ở Đông Á là vô cùng khó khăn, buộc phải tìm cách kết thúc chiến tranh.
Nhân dịp các cường quốc đang bàn giải pháp cho chiến tranh Triều Tiên, trong chính giới Pháp lại xuất hiện ý kiến về một cuộc điều đình. Ngày 18 tháng 7 năm 1953, An be Xa rô (Albert Sarraut), cựu toàn quyền Đông Dương, nói rõ đây là cơ hội tốt nhất lúc này để giải quyết vấn đề Đông Dương với người sẵn sàng điều đình nhất, nghĩa là với Hồ Chí Minh”. Số đông người Pháp từ lâu đã hiểu rõ nguyện vọng hòa bình thực sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng đó là hòa bình trên cơ sở độc lập và thống nhất của Việt Nam mà giới cầm quyền Pháp trong những năm qua chưa thấy buộc phải chấp nhận.
Pháp không còn đủ sức chịu đựng gánh nặng chiến tranh xâm lược đã quá kéo dài. Nhưng khác với chiến tranh Triều Tiên, chính quyền Pháp chưa thấy có gì đe dọa số phận quân viễn chinh đang làm chủ vùng trời, vùng biển, và hầu hết những thành phố lớn trên bán đảo Đông Dương. Nguy cơ sụp đổ hồi Đông Xuân 1950 – 1951 đã qua. Với sự giúp đỡ có hạn từ bên ngoài,”quân đoàn tác chiến” (corps de bataille) của đối phương sẽ không vượt qua con số 6 đại đoàn bộ binh đơn thuần. Quân viễn chinh vẫn không phải đương đầu với xe tăng, máy bay, tàu chiến, pháo cao xạ và pháo mặt đất hiện đại. Họ chỉ cần đối phó với chiến tranh du kích trên chiến trường đồng bằng, những đội quân nhỏ thường vội vã rút lui khi những binh đoàn cơ động xuất hiện. Sức mạnh của đối phương là tác chiến ở vùng rừng núi. Nhưng “chiến lược con nhín” cũng đã chứng tỏ hiệu quả Pháp vẫn còn nhiều khả năng tăng cường lực lượng bằng cách xây dựng quân đội các quốc gia liên kết, và bổ sung những trang bị hiện đại do Mỹ viện trợ. Giới cấm quyền Pháp đã hết hy vọng giành chiến thắng, nhưng vẫn tin còn đủ thời gian và điều kiện để tìm cách kết thúc có lợi, theo cái họ gọi là “lối thoát danh dự”. Mỹ không thể bỏ mặc Pháp ở Đông Dương. Ngày 13 tháng 7 năm 1953, trong cuộc gặp ngoại trưởng Mỹ đa lét (John Foster Dulles) tại Oasinhtơn, Biđôn (Georges Bidault), bộ trưởng ngoại giao Pháp nói:”Chúng tôi không thể tiếp tục cuộc thập tự chinh một mình, tuy nhiên chúng tôi cũng không muốn ngừng lại bằng bất kể cách nào. Đặc biệt, không có điều đình trực tiếp với Hồ Chí Minh”. Nội các Pháp khủng hoảng liên miên. Những người kế tiếp lên cầm đầu vẫn thuộc phái hữu.
Như chúng ta đã dự đoán, nếu tình hình Triều Tiên tạm ổn định, Mỹ sẽ dồn những nỗ lực chống cộng vào Đông Dương.
Ngày 24 tháng 7 năm 1953, thủ tướng chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Tâm được Tổng thống Aixenhao (Dwight D. Eisenhower) mời sang Hoa Kỳ. Cuối tháng 7, Aixenhao quyết định dành 400 triệu đô la cho Đông Dương để “tổ chức một quân đội Việt Nam thực sự”. Pháp đề nghị Mỹ viện trợ 650 triệu đô la cho niên khóa 1953, và được chấp nhận 385 triệu. Mỹ hứa năm 1954 sẽ tăng viện trợ cho Pháp tại Đông Dương lên gấp đôi. Mỹ cũng chuyển giao cho Pháp nhiều trang bị, vũ khí, trong đó có 123 máy bay và 212 tàu chiến các loại.
Ngày 27 tháng 7 năm 1953, hiệp định ngừng bắn ở Triều Tiên được ký tại Bàn Môn Điếm. Hăng ri Nava (Hen ri Navarre) tới Sài Gòn ngày 19 tháng 5 năm 1953. Từ khi bật đầu chiến tranh, nước Pháp đã bẩy lần bổ nhiệm tổng chỉ huy đội quân viễn chinh. Tôi chỉ thị cho cơ quan tham mưu tìm hiểu ngay về viên tướng này. Chúng ta chỉ biết được rất ít. Nava là tướng bốn sao, 55 tuổi, nguyên tham mưu trưởng lục quân Pháp thuộc khối Bắc Đại Tây Dương đóng ở Trung âu Nava đã từng phụ trách công tác tình báo phản gián trong quân đội Pháp, và chỉ huy một sư đoàn thiết giáp. Báo chí hướng Tây ca ngợi Nava như một “danh tướng” có thể “uốn nắn lại tình hình Đông Dương”.
Ngày 3 tháng 7, Nava trở lại Pa ri. Chỉ sau hơn một tháng nghiên cứu tình hình tại chỗ, Nava đã có một kế hoạch đệ trình trước Hội đồng Tham mưu trương và Hội đồng Quốc phòng tối cao Pháp. Lần đầu trong chiến tranh Đông Dương, một tổng chỉ huy có kế hoạch chiến lược về quân sự nhằm giành chiến thắng trong hai năm. Nava đã gây được ấn tượng tốt trong giới quân sự và chính trị Pháp. Trên báo chí Pháp lại xuất hiện từ ”,chiến thắng” đã biến mất cùng với Đờ Lát (De Lattre de Tassigny). Điều quan trọng hơn, kế hoạch Nava được Mỹ tán thành. NÓ chỉ gặp trở ngại khi bộ trưởng tài chính Phô (Edgar Faure) nêu ra việc thực thi kế hoạch phải chi ít nhất là 100 tỉ trăng. Một con số quá lớn ! Ở Hội đồng Tham mưu trưởng cũng như Hội đồng Quốc phòng, người ta bàn nên bớt cho Nava nhiệm vụ bảo vệ nước Lào đề ra trong kế hoạch, để giảm bớt chi tiêu. Thống chế Giăng (Juin), người phát ngôn của các tham mưu trưởng, nhấn mạnh: cần trao cho Bộ Ngoại giao yêu cầu Mỹ và Anh phải bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ của Lào, đồng thời lưu ý Liên Xô và Trung Quốc nguy cơ xung đột quốc tế có thể diễn ra nếu Lào bị xâm chiếm. Nava đề nghị chinh phủ có quyết định rõ ràng bằng văn bản. Điều đó liên quan đến trận Điện Biên Phủ, và sẽ làm tốn khá nhiều giấy mực sau này.
Ngày 2 tháng 8 năm 1953, Nava trở lại Sài Gòn. Cục Quân báo được chỉ thị gấp rút tìm hiểu kế hoạch Nava.
So với những tướng lĩnh Pháp mà ta đã từng gặp trong chiến tranh như Lơcléc (Leclerc), Đờ Lát… thì Nava là một tên tuổi mới ít gây ấn tượng. Nhưng Nava được đặc biệt chú ý vì gắn với một thời kỳ mới sau cuộc chiến Triều Tiên. Việt Nam đã trở thành nước thứ mười hai của phe xã hội chủ nghĩa, sẽ nổi lên như một điểm nóng duy nhất trong cuộc đối đấu giữa Đông và Tây. Mỹ chắc chắn sẽ ra sức giúp Pháp để cuối cùng, hất cẳng Pháp khỏi Đông Dương.
Từ năm 1950, chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu tranh giành ảnh hưởng với chủ nghĩa thực dân cũ ở vùng tạm bị chiếm. Một số phần tử cơ hội chính trị ngả theo Mỹ. Với việc trao “độc lập”, “chủ quyền” cho các quốc gia liên kết, xây dựng một “quân đội quốc gia” bằng tiền và vũ khí Mỹ nhằm mục tiêu chống cộng, Pháp đã đi vào quá trình chuyển giao Đông Dương cho Mỹ. Sau chiến dịch Tây Bắc, cuối năm 1952, bộ đội ta đã tập trung nghiên cứu đánh tập đoàn cứ điểm. Ta nhận thấy đây có thể là cách đối phó cuối cùng của địch trước một cuộc tiến công trên địa hình rừng núi. Nếu diệt được tập đoàn cứ điểm gồm một số tiểu đoàn quân tinh nhuệ của địch ta sẽ tạo nên bước chuyển biến mới trong chiến tranh. Bản chất chiến tranh xâm lược buộc quân địch phải phân tán lực lượng để thực hiện nhiệm vụ chiếm đóng. Một tập đoàn cứ điểm lớn bị tiêu diệt sẽ kéo theo sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đồn binh” cổ điển của quân xâm lược.
Tuy nhiên, muốn giải quyết một tập đoàn cứ điểm như Nà Sản, ngoài việc rèn luyện bộ đội, tìm ra chiến thuật thích hợp, cần phải có sự trợ lực của trọng pháo và pháo cao xạ để giảm nhẹ thương vong của bộ đội trong một trận đánh dài ngày. Trong quý I năm 1958, trung đoàn lựu pháo 105 ly do bạn trang bị và huấn luyện đã về nước. Việc ván chuyển trọng pháo từ Vân Nam về Việt Bắc phải dùng bè đi theo sông Hồng qua nhiều ghềnh thác. Trung đoàn cao xạ 37 ly đang được gấp rút chuẩn bị về nhân sự. Trận đánh Nà Sản chỉ có thể bắt đầu vào mùa khô năm nay. Chúng ta đặt hy vọng vào trận đánh này, trận đánh giải phóng hoàn toàn vùng rừng núi Tây Bắc. Có thể là trận đánh bản lề của chiến tranh.
Ngày 17 tháng 7 năm 1953, trời vừa rạng sáng, hai tiểu đoàn dù Pháp bất thần nhảy xuống thị xã Lạng Sơn Sau đó một tiểu đoàn dù khác nhảy xuống Lộc Bình trên đường số 4. Những nơi này đều nằm sâu trong hậu phương ta. Ở thị xã Lạng Sơn, quân địch lùng sục vào một số kho vũ khí phá phách rỗi vội vã rút theo đường số 4. Tới Lộc Bình, chúng kết hợp với tiểu đoàn dù ở đây thành một binh đoàn, tiếp tục đi về phía bờ biển. Một đội quân cơ động đã tiến lên đón chúng ở Đình Lập với những xe vận tải. Từ đây chúng hành quân bằng cơ giới về Tiên Yên. Cuộc hành binh chớp nhoáng khiến lực lượng vũ trang ta không kịp phản ứng Mấy ngày sau, ta biết đây là cuộc hành binh Con nhạn (Hirondelle) do đại tá đuycuốcnô (Ducournau) chỉ huy. Hành động táo bạo của địch chứng tỏ chúng nắm chắc sự bố trí sơ khoáng của ta ở một tỉnh giáp giới với Trung Quốc đã được giải phóng trước đó ba năm.
Ngày 12 tháng 8 năm 1953, tôi nhận được báo cáo quân địch đã rút khỏi Nà Sản. Một tin hoàn toàn bất ngờ! Toàn bộ quân địch rút bằng đường không cách đó ba ngày. địch đã khéo nghì binh đánh lừa ta. Thấy máy bay vận tải xuất hiện nhiều, bộ đội đóng chung quanh Nà Sản lại tưởng lầm địch tăng cường lực lượng để đối phó với cuộc tiến công sắp tới. Na va giành thắng lợi đầu tiên bằng một cuộc rút lui. Về sau chúng ta mới biết: tập đoàn cứ điểm Nà Sản không được duy trì vì qua chiến dịch Sầm Nưa, nó đã chứng tỏ không có khả năng ngăn chặn các đại đoàn chủ lực của ta tiến sang Thượng Lào.
Nếu như đòn biệt kích của Na va nhắm vào Lạng Sơn chỉ nhắc ta đề cao cảnh giác, thì sau khi địch rút quân khỏi Nà Sản, Tổng quân ủy phải trao nhiệm vụ cho Bộ Tổng tham mưu nhìn lại toàn cục, nghiên cứu một kế hoạch mới cho mùa khô tới. Chủ trương vẫn là chủ động tiến công. Phương hướng có thể là giải phóng Lai Châu, tiến sang giải phóng Thượng Lào, nối liền vùng mới giải phóng với căn cứ địa Sấm Nưa. Ta tiếp tục nghiên cứu tổ chức một cánh quân vu hồi, lần này có thể từ Banaphào đánh sang Trung Lào, tiến xuống Hạ Lào vì ở đây bạn đã có căn cứ địa Lào Ngam khá mạnh. Mùa khô 1953 – 1954 chỉ mới bắt đầu.
TRƯỚC khi vào mùa khô 1953-1954, so sánh lực lượng về quân số, địch đã vượt lên ta khá xa. Tổng quân số của địch là 445.000 người, gồm 146.000 quân Âu Phi (33%) và 299.000 quân ngụy (67%). Tổng quân sổ của ta là 252.000 người. Như vậy, quân địch đông hơn ta: 193.000 người. Riêng quân ngụy cũng đã đông hơn ta: 47.000 người.
Thời gian trước mắt, quân số cũng như trang bị của lực lượng ta đã tới giới hạn. Về phía địch, với hứa hẹn của Mỹ năm 1954 sẽ tăng viện trợ quân sự cho Đông Dương lên gấp đôi, Pháp còn khả năng tăng quân số, có thêm nhiều vũ khí hiện đại và những phương tiện chiền tranh mới. Có thể nói: Trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc chúng ta sẽ không bao giờ có được lực lượng vật chất mạnh hơn địch, không chỉ riêng về vũ khí, mà cả số quân. Ta phải chấp nhận thực tế đó để tìm cách giành chiến thắng.
Lực lượng cụ thể của địch và ta lúc này như sau:
– Về bộ binh, địch có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; ngụy có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; ngụy có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; ngụy có 25 máy bay thám thính và liên lạc Về hải quân, Pháp có 391 tà,u; ngụy có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng ta vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, ta có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, ta có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
– Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, ta có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của địch. Biên chế tiểu đoàn của ta là: 635 người; biên chế tiểu đoàn địch từ 800 – 1.000 người. Tuy nhiên, bên cạnh bộ đội chủ lực và địa phương, trên cả nước ta đã có khoảng hai triệu dân quân, du kích. Đây là lực lượng nửa vũ trang, chủ yếu bám sát các làng xã, thị trấn, thành phố ở vùng tạm bị chiến và vùng tranh chấp, đối phó với bộ máy và lực lượng đàn áp, kìm kẹp của địch, chống càn, hỗ trợ đắc lực cho bộ đội chủ lực trong mỗi trận đánh cũng như ác chiến dịch. Theo lời Bác, đây chính là bức tường sắt mà kẻ địch nào đụng vào cũng phải tan. Lực lượng này còn là nguồn bổ sung vô cùng quý giá cho đội quân chủ lực.
Sự chênh lệch về quân số, vũ khí, trang bị không hoàn toàn phản ánh sức mạnh của đôi bên trong cuộc chiến. Địch tuy có ưu thế vượt trội về binh lực, nhưng chiến tranh nhân dân của ta đã làm cho quân địch phải phân tán trên khắp các chiến trường. Không những chúng không thể tập trung toàn bộ ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, mà cũng chưa đủ lực lượng để mở một cuộc tiến công lớn vào các đại đoàn chủ lực ta trên miền Bắc. Trong tổng số 267 tiểu đoàn của địch, thì 185 tiểu đoàn đã phải trực tiếp làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến thuật và chiến lược. Già nửa lực lượng cơ động địch, 44 tiểu đoàn, phải tập trung trên miền Bắc để đối phó với chủ lực ta. Vào thời điểm này, nếu tính chung trên chiến trường Bắc Bộ, lực lượng ta mới bằng 2/3 lực lượng địch (76 tiểu đoàn/112 tiểu đoàn), nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược, thì lực lượng ta đã vượt hơn địch về số tiểu đoàn (56/44). Điều này rất có ý nghĩa trước khi bước vào mùa khô mới. (Ta có sáu đại đoàn bộ binh: 304, 308, 312, 316, 320, 325 và hai tiểu đoàn của trung đoàn 246 trực thuộc Bộ) Mọi cố gắng của Pháp và Mỹ vẫn chưa cải thiện được tình thế của Pháp trong chiến tranh xâm lược. Phương Tây đã ra sức tô vẽ cuộc “chiến tranh bẩn thỉu” thành cuộc “Thập tự chinh chống cộng”, nhưng vẫn không vực được sự sa sút về tinh thần của quân viễn chinh, đặc biệt là quân ngụy lúc này đã chiếm tỉ lệ lớn trong hàng ngũ địch. Binh lính không hiểu chiến đấu cho ai và chiến đấu để làm gì ? Trong khi đó, những cuộc chỉnh huấn, chỉnh quân mùa hè đã nâng cao lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chiến đấu và ý thức giai cấp trong quân đội, rèn luyện thêm về kỹ thuật, chiến thuật, mang lại cho cán bộ, chiến sĩ tinh thần náo nức thi đua chiến đấu lập công. Từ năm 1950, chúng ta vẫn giữ quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Hạ tuần tháng Chín năm 1953, các đồng chí Trung Quốc chuyển cho ta một bản kế hoạch Nava với cả bản đồ do cơ quan tình báo của bạn thu thập được. Nava chủ trương xúc tiến chính sách mới của Chính phủ Pháp là trao “chủ quyền” và “độc lập” cho các quốc gia liên kết, nhằm phát triển các “quân đội quốc gia” thành một lực lượng lớn mạnh. Đây là cách duy nhất giúp Pháp giải quyết vấn đề quân số thiếu hụt, không thể lấy thêm từ chính quốc, đồng thời tạo điều kiện cho Nava gấp rút tổ chức một lực lượng cơ động chiến lược mạnh để thoát khỏi tình trạng phòng ngự bị động, tiến tới giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính. Pháp dựa vào Mỹ để tiếp tục chiến tranh vì lợi ích của bản thân mình, chứ không phải để cho Mỹ thay thế Pháp ở Đông Dương. Muốn được như vậy đội quân viễn chinh phải giành được một thắng lởi quân sự quyết định.