Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Lam Sơn Thực Lục – Nguyễn Trãi
Sách ghi chép tóm tắt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418-1427). Nguyên bản bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết, Lê Lợi đề tựa và kí là Lam Sơn động chủ. Tuy người đời sau có sửa chữa, thêm bớt, Lam Sơn thực lục vẫn là tài liệu có giá trị lịch sử chân thực.
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách “Thực lục”. Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản- gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, … Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được? Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại- nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nương- tựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh- giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính- đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén- lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời- đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.
Chúng tôi vâng lĩnh lời vàng, đâu dám không gia công tìm-tòi, chắp-vá, sắp lại thành sách, kính chép dâng lên, để đợi trí sáng-suốt coi tới. Được cho tên là bộ “Lam-sơn thực-lục sửa lại”. Lập tức sai thợ mộc khắc bản, để lại lâu-dài. Khiến cho trong thiên-hạ, ai ai cũng biết đến đức Tiên-đế; công lấy lại nước ở tay giặc Ngô, còn trội hơn là việc trừ quân tàn-bạo của Hán Cao; ơn cứu được dân khỏi vòng nước lửa, nào có kém gì việc chữa nạn lụt-lội của Hạ Vũ. Ơn-đức ngài chót-vót như núi Kiền, núi Thái; công-nghiệp ngài rực-rỡ như mặt trăng, mặt trời. Than ôi! Người chép bộ sách này, nào phải như kẻ viết Lĩnh-nam trích quái, bày ra những chuyện hoang-đường; như kẻ viết Việt Điện u-linh góp lại những lời quái-gở! Chỉ là ghi lại những việc thực, để cho ngôi nước được chính, nghiệp vua được rõ mà thôi! Rồi đây sẽ thấy huân-nghiệp của Tổ-tông chói-lọi ở trên tờ ngọc; công-lao của Tổ-tông sáng ngời để giữa sách vàng! Công ấy, đức ấy, thường rực-rỡ với nghìn, muôn đời vậy. Bèn viết để làm lời tựa.
Khi ấy là ngày tốt-lành, tháng cuối Xuân, năm đầu niên-hiệu Vĩnh-trị.
Đặc-tiến Kim-Tử Vinh-Lộc Đại-phu, Tham-tụng, Công-bộ Thượng-thư, kiêm Đông-các Đại-học-sĩ, coi việc chép Quốc-sử, Duệ-quận-công, Thượng-trụ quốc, tôi là Hồ Sĩ Dương.
Gia-Tĩnh đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Tả-thị-lang, vào hầu việc Giảng Sách. Sử-quán Đô-tổng-tài, tôi là Đặng công Chất.
Quang-Tiến Thận-lộc đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Hữu thị-lang vào hầu việc Giảng Sách, Sử- quán Tổng-tài, Lại-An-nam, tôi là Đào Công Chính.
Triều-Liệt Đại-phu, Tham-Chính trong ty Tân-trị Thừa-chính ở các xứ Sơn-nam… Sử-quán Toản tu, tôi là Thiều sĩ Lâm.
Mậu Lâm-lang, Bồi-tụng, Đông-các Hiệu-thư, Sử-quán Phó Toản-Tu, tôi là Nguyễn công Vọng. Mậu Lâm-lang, Hiến-sát-sứ ở ty Hiến-sát-sứ, coi các xứ Nghệ-an… Sử-quán Phó Toản-tu, tôi là Lê hùng Xưng.
Nội-sai Thái-giám trong Thị-Nội giám, Tư-Lễ giám, Lĩnh-Xuyên hầu, tôi là Phạm thế Vinh; Nội-sai Hữu-đề-điểm trong Tư-Lễ giám, Khoan-Thái-bà, tôi là Phạm đình Liêu.
Cùng vâng sắc coi việc sửa sách.
Trị trung trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Ngô thục Đức. Chính tự trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Hàn Tung. Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn Luân.
Tự-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Doanh. Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê tiến Nhân.
Sứ coi sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê duy Lương; Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Khoa. Cùng vâng sắc viết:
Thợ mộc, người các xã Hồng-lục, Liễu-chàng vâng sắc khắc bản in.
Vua Thái-tổ Cao-Hoàng-đế của ta, ứng Trời, thuận người, nhân thời mở vận, khởi nghĩa ở núi Lam, quét nhanh lũ giặc Minh. Kịp khi Kiền-khôn đã trở lại như cũ, Vũ-trụ đã thay-đổi sang mới, khi ấy mới làm sách “Thực lục”. Trong đó: nào ý trời xui-khiến, nào việc người chăm-nom; nào vì nghĩa cất quân; nào ra nguy vào hiểm; nào khi lấy ít địch nhiều; nào khi lấy thực đánh hư; nào khi làm giấy tờ phản- gián để quấy-rối tình giặc; nào khi lấy lời-lẽ phủ-dụ để yên-ủi lòng dân. Rồi ra, trăm trận đánh, trăm trận thắng, để có được thiên-hạ. Cùng với: bài đại-cáo khi bình giặc Ngô, đều là những lời trung, nghĩa, trí, dũng; lẽ phải-chăng dạy lại con-cháu, đều là những đạo tu, tề, trị, bình, … Xét ra những việc mà chính mình Nhà Vua đã làm, không việc gì là không chép đủ. Bộ sách này, cốt ý bày-tỏ sự khó-khăn về việc gây-dựng nghiệp đế, bảo cho con-cháu được biết, để làm của báu gia-truyền mãi mãi; há những chỉ là khoe-khoang tài võ như thần, tài văn như thánh mà thôi đâu! Phiền nỗi thế-đạo giữa chừng sa-sút, mà bộ sách này cơ-hồ bị ngọn lửa tàn-ác đốt cháy, trong hồi lấn ngôi, cướp nước. Thế nhưng công-đức ở trong Trời Đất nào phải không còn; lẽ phải ở trong lòng người có mất sao được? Tới đức Hoàng-đế Bệ-hạ ngày nay, sớm chịu mệnh trời, nối giữ nghiệp báu; đức, nghĩa, ngày một tiến; sức học ngày một cao; thực là nhờ chúa Công-đức Nhân-Uy-Minh-Thánh Tây-Vương, lĩnh chức Đại- nguyên-soái, Chưởng-quốc-Chính, Thái-sư, Thượng-phụ, có công nuôi-nấng, đúc-hun, giúp-đỡ, gầy- dựng; ghi nhớ ơn đức của Tiên-vương, sửa-sang giềng-mối của lễ-nhạc, để làm cỗi-gốc cho việc nương- tựa, phù-trì; chuyên ủy cho chúa Định Nam-Vương lĩnh chức Nguyên-soái Điển-quốc-chính, duy trì danh- giáo, gây nên thái-bình. Cùng các quan quân-thần, huân-thần, giảng cầu đạo trị nước. Dỡ coi sách-vở, nhìn vào tục cũ, thấy đấng Tiên-tổ dựng nghiệp thật là khó-khăn; được nước thật là chính- đáng; từ khi nước Việt ta lập thành nước đến giờ, chưa từng có việc như thế. Nếu chỉ coi xem qua-loa, mà không kén- lựa những điều cốt-yếu, thì sao có rõ-rệt được nền công-đức trăm đời không thể dời- đổi, mà khiến cho muôn thủa còn như trông thấy trước mắt được? Bèn nhân những ngày rỗi, thường vời quan Tể-tướng cùng các nho-thần bàn đến việc kinh-doanh nghiệp lớn của các bậc đế-vương tự đời xưa. Cho là bản sách cũ tuy có sao chép lại, thỉnh-thoảng còn có chỗ lẫn sót, chưa dễ hiểu cho hết. Vậy nay muốn soạn lại cho thật kỹ-lưỡng, thuần-túy, dùng để khắc vào bản gỗ, ngõ hầu công-nghiệp của bậc Tiên-đế lại sáng tỏ với đời! Bèn sắc chúng tôi, tham-khảo với bản chép cũ của các nhà mà sửa-sang lại; lầm thì chữa; sót thì bù; để đọc coi cho tiện, truyền-bá cho rộng.
Chúng tôi vâng lĩnh lời vàng, đâu dám không gia công tìm-tòi, chắp-vá, sắp lại thành sách, kính chép dâng lên, để đợi trí sáng-suốt coi tới. Được cho tên là bộ “Lam-sơn thực-lục sửa lại”. Lập tức sai thợ mộc khắc bản, để lại lâu-dài. Khiến cho trong thiên-hạ, ai ai cũng biết đến đức Tiên-đế; công lấy lại nước ở tay giặc Ngô, còn trội hơn là việc trừ quân tàn-bạo của Hán Cao; ơn cứu được dân khỏi vòng nước lửa, nào có kém gì việc chữa nạn lụt-lội của Hạ Vũ. Ơn-đức ngài chót-vót như núi Kiền, núi Thái; công-nghiệp ngài rực-rỡ như mặt trăng, mặt trời. Than ôi! Người chép bộ sách này, nào phải như kẻ viết Lĩnh-nam trích quái, bày ra những chuyện hoang-đường; như kẻ viết Việt Điện u-linh góp lại những lời quái-gở! Chỉ là ghi lại những việc thực, để cho ngôi nước được chính, nghiệp vua được rõ mà thôi! Rồi đây sẽ thấy huân-nghiệp của Tổ-tông chói-lọi ở trên tờ ngọc; công-lao của Tổ-tông sáng ngời để giữa sách vàng! Công ấy, đức ấy, thường rực-rỡ với nghìn, muôn đời vậy. Bèn viết để làm lời tựa.
Khi ấy là ngày tốt-lành, tháng cuối Xuân, năm đầu niên-hiệu Vĩnh-trị.
Đặc-tiến Kim-Tử Vinh-Lộc Đại-phu, Tham-tụng, Công-bộ Thượng-thư, kiêm Đông-các Đại-học-sĩ, coi việc chép Quốc-sử, Duệ-quận-công, Thượng-trụ quốc, tôi là Hồ Sĩ Dương.
Gia-Tĩnh đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Tả-thị-lang, vào hầu việc Giảng Sách. Sử-quán Đô-tổng-tài, tôi là Đặng công Chất.
Quang-Tiến Thận-lộc đại-phu, Bồi-tụng, Lại-bộ Hữu thị-lang vào hầu việc Giảng Sách, Sử- quán Tổng-tài, Lại-An-nam, tôi là Đào Công Chính.
Triều-Liệt Đại-phu, Tham-Chính trong ty Tân-trị Thừa-chính ở các xứ Sơn-nam… Sử-quán Toản tu, tôi là Thiều sĩ Lâm.
Mậu Lâm-lang, Bồi-tụng, Đông-các Hiệu-thư, Sử-quán Phó Toản-Tu, tôi là Nguyễn công Vọng. Mậu Lâm-lang, Hiến-sát-sứ ở ty Hiến-sát-sứ, coi các xứ Nghệ-an… Sử-quán Phó Toản-tu, tôi là Lê hùng Xưng.
Nội-sai Thái-giám trong Thị-Nội giám, Tư-Lễ giám, Lĩnh-Xuyên hầu, tôi là Phạm thế Vinh; Nội-sai Hữu-đề-điểm trong Tư-Lễ giám, Khoan-Thái-bà, tôi là Phạm đình Liêu.
Cùng vâng sắc coi việc sửa sách.
Trị trung trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Ngô thục Đức. Chính tự trong sở Thủ-hợp Thị-Nội Thư-tả tôi là Hàn Tung. Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn Luân.
Tự-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Doanh. Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê tiến Nhân.
Sứ coi sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Lê duy Lương; Huyện-thừa trong sở Thị-Nội Nhưng Thư-tả tôi là Nguyễn đăng Khoa. Cùng vâng sắc viết:
Thợ mộc, người các xã Hồng-lục, Liễu-chàng vâng sắc khắc bản in.