Downloadsachmienphi.com

Tìm cội nguồn của Ngôn ngữ và Ý thức

Tìm cội nguồn của Ngôn ngữ và Ý thức - Trần Đức Thảo
Tìm cội nguồn của Ngôn ngữ và Ý thức –

Tìm cội nguồn của Ngôn ngữ và Ý thức

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Tìm cội nguồn của Ngôn ngữ và Ý thức –

Nếu hỏi một bạn đọc là ai, hẳn anh ta lập tức nói là một trong những nhà triết học của và (với đôi chút ngần ngừ) của cả thế giới nữa. Nếu hỏi tiếp ông ta đã viết những gì, và nhất là viết như thế nào, anh ta sẽ rất lúng túng, nhưng lại có thể kể ra được một loạt giai – huyền thoại xung quanh tác phẩm của ông. Có tình trạng đó là vì, một phần đa số tác phẩm của viết bằng tiếng Pháp, phần khác độc giả ta thường vẫn tự bằng lòng với những hiểu biết đại khái của mình. Trình độ học thuật hiện nay không còn cho phép bạn đọc, nhất là các nhà nghiên cứu, làm việc với những hiểu biết truyền khẩu mà còn phải đọc tư liệu gốc. Hơn nữa, trong việc kiểm kê di sản để tìm hiểu vốn văn hoá dân tộc hôm nay, nhất là di sản triết học, tôi nghĩ không thể bỏ qua những trang viết của Trần Đức Thảo được. Một di sản muốn có tác dụng phải phục sinh nó vào đời sống đương đại. Bởi vậy, tôi cho rằng việc dịch cuốn Recherches sur l’origine du langage et de la conscience (Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức), tác phẩm quan trọng nhất của ông, là một việc làm rất có ý nghĩa.

Trần Đức Thảo sinh ngày 26-09-1917 tại xã Song Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc, trong một gia đình viên chức nhỏ. Năm 1935, sau khi đỗ tú tài vào loại xuất sắc, ông theo học trường Luật tại Hà Nội. Năm 1936, ông sang Pháp học để chuẩn bị thi vào Ecole Normale Supérieure de la Rue d’Ulm (Trường Đại học Sư phạm phố d’Ulm). Đây là một trong những trường nổi tiếng của Pháp, chỉ tuyển dụng những người xuất sắc nhất của đất nước. Có thể nói, đó là một thứ “siêu đại học”. Bởi vậy nhiều học giả, nhà nghiên cứu, sau khi tốt nghiệp trường này, đã có học vị tiến sĩ, nhưng khi viết sách vẫn không quên chua thêm vào là “cựu sinh viên” của trường Đại học Sư phạm. Năm 1939, Trần Đức Thảo thi vào trường đỗ cao, và đến năm 1943 tốt nghiệp thủ khoa, nhận được học vị thạc sĩ với luận án La méthode phénoménologique chez Husserl (Phương pháp hiện tượng luận ở Husserl). Bấy giờ một số tờ báo ở Pháp và ở Đông Dương coi đây là một sự kiện đặc biệt, biểu hiện của một tài năng thiên phú. Sau đó, Trần Đức Thảo đăng kí làm luận án tiến sĩ về hiện tượng luận Husserl.

Nhưng chiến tranh thế giới II tràn vào Pháp và Cách mạng tháng Tám thành công ở Việt Nam. Trần Đức Thảo tích cực tham gia vào những hoạt động yêu nước ở Pháp và hướng lòng về Việt Nam. Bấy giờ, hiện tượng luận, trong việc xử lý mối quan hệ giữa hiện tượng và bản thể, đã chia thành hai nhánh. Một chú trọng hơn đến hiện tượng, cái nghiệm sinh, coi hiện tượng là có trước và tạo ra bản chất. Hai coi bản chất là cái có trước, và hiện tượng chỉ là sự hiện thực hoá nó. Nhánh trước dẫn đến chủ nghĩa hiện sinh. Nhánh sau dẫn đến chủ nghĩa Marx. Nhiều trí thức Pháp với tinh thần cá nhân đi theo con đường thứ nhất. Trần Đức Thảo, với tư cách là người Việt Nam, không thể tách cá nhân mình ra khỏi vận mệnh dân tộc, đã chọn con đường thứ hai: chuyển từ hiện tượng luận sang chủ nghĩa duy vật biện chứng. Thế là xảy ra cuộc tranh luận nổi tiếng giữa nhà triết học với nhà văn, triết gia hiện sinh Pháp J. P. Sartre. Và tháng 8 năm 1961, Trần Đức Thảo cho in cuốn Phénoménologie et matérialisme dialectique (Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng) ở nhà in Minh Tân tại Paris – Sau đó ông trở về tổ quốc theo đường dây Paris-London-Praha-Moskva-Bắc Kinh-Tân Trào, bỏ lại sau lưng cuộc sống sung sướng ở Paris và một tương lai học thuật rạng rỡ.

Ở chiến khu Việt Bắc, Trần Đức Thảo trở thành khách mời của Bộ giáo dục, đi điều tra nhiều cơ sở trường học và chuẩn bị xây dựng nền giáo dục mới. Ông là Ủy viên Ban Văn Sử Địa, tiền thân của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia hiện nay. Sau hoà bình, ông là Phó giám đốc trường Đại học Sư phạm Văn khoa, rồi chủ nhiệm khoa Sử, giáo sư Lịch sử triết học, của đại học Tổng hợp Hà Nội. Từ năm 1958, sau vụ “Nhân văn-Giai phẩm”, ông chuyên nghiên cứu những tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lê và trở thành chuyên viên của NXB Sự thật, nay là NXB Chính trị Quốc gia.

Tuy ở trong hoàn cảnh thông tin thiếu, Trần Đức Thảo vẫn tiếp tục đọc sách báo, trao đổi học thuật với các học giả Pháp. Đặc biệt, ông vẫn tiếp tục nghiền ngẫm cái điều mà ông đã tự đặt ra cho mình được viết trong Lời mở đầu của cuốn Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng năm 1951: tìm trong chủ nghĩa Marx “cách xử lý khả thủ duy nhất những vấn đề do hiện tượng luận đặt ra”. Những tìm kiếm của ông được đăng dần trên tạp chí La Pensée (Tư tưởng) từ năm 1966 đến 1970, và năm 1973 được Editions Sociales (Xuất bản xã hội) in dưới tiêu đề Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức. Sau khi sách ra đời đã được dịch ra nhiều thứ tiếng ở châu Âu, và được in ở Mỹ năm 1981.

Sau đại hội VI, Trần Đức Thảo cho ra đời cuốn Vấn đề con người và chủ nghĩa “lý luận không có con người” (NXB TP Hồ Chí Minh, 1988). Năm 1992, Trần Đức Thảo được sang Pháp chữa bệnh và lấy thêm tư liệu để viết công trình La logicque du présent vivant (Logic của cái hiện tại sống động). Nhưng tiếc thay, cuốn sách chưa hoàn thành thì ông ngã bệnh và qua đời ở Paris ngày 19-04-1993. Di hài Trần Đức Thảo được đưa về và chôn ở nghĩa trang Văn Điển. Có thể nói, cái chết của Trần Đức Thảo đã thức dậy ở độc giả ham muốn tìm hiểu tác phẩm của ông. Việc xuất bản các bài giảng của ông dưới tiêu đề Lịch sử tư tưởng trước Mác (NXB Khoa học Xã hội, 1995) là một bằng chứng. Việc có người dầy công nghiền ngẫm và dịch cuốn Tìm hiểu cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức là một bằng chứng khác.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo