Downloadsachmienphi.com

Bản Chất Của Dối Trá

Bản Chất Của Dối Trá - Dan Ariely
Bản Chất Của Dối Trá –

Bản Chất Của Dối Trá

Tác Giả:

Thể Loại: Kinh Tế

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bản Chất Của Dối Trá –

Bất lương có gì thú vị?

Muốn biết một người có trung thực hay không – hãy hỏi thẳng anh ta.

Nếu câu trả lời là “có”, đó hẳn là kẻ bịp bợm.

– GROUCHO MARX

Niềm hứng thú của tôi đối với sự lừa dối đã nhen nhóm từ năm 2002, chỉ vài tháng sau sự kiện Enron sụp đổ. Tôi đã dành một tuần tham gia một hội nghị liên quan đến công nghệ; và trong một bữa tiệc tối, tôi đã gặp gỡ John Perry Barlow. Trước đó, tôi từng biết đến John như một người viết lời kỳ cựu cho nhóm nhạc Grateful Dead, nhưng qua cuộc trò chuyện với ông, tôi được biết ông còn đóng vai trò cố vấn tại một số công ty – bao gồm cả Enron.

Trong trường hợp bạn không mấy bận tâm về những sự kiện trong năm 2001, bạn có thể hình dung như sau về bản chất câu chuyện “ngày tàn của báu vật Phố Wall”: Thông qua một loạt những mánh khóe sổ sách đầy sáng tạo – cộng với sự mù quáng của các chuyên viên tư vấn, các cơ quan thẩm định, các ban điều hành doanh nghiệp và công ty kế toán Athur Andersen (đã giải thể) – Enron đã đạt đến những con số tài chính cao ngất ngưởng, để rồi đổ sập khi không thể tiếp tục che giấu hành vi của họ. Cổ đông mất trắng tiền đầu tư, các kế hoạch hưu trí bốc hơi không vết tích, hàng nghìn nhân viên mất việc làm, và công ty chính thức phá sản.

Khi trao đổi với John, tôi đã đặc biệt thích thú trước cách ông diễn đạt về sự mù quáng đến hão huyền của chính mình. Tuy từng đích thân tư vấn cho Enron khi công ty này nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát, John vẫn khẳng định ông không hề nhận thấy bất kỳ mối nguy nào sắp xảy đến. Trên thực tế, ông đã hoàn toàn tin tưởng rằng Enron chính là ngọn cờ cách tân tiên phong của nền kinh tế mới, mãi đến khi câu chuyện được phơi bày trên tất cả các mặt báo. Ngạc nhiên hơn, ông còn thú nhận với tôi: khi hay tin, ông không thể tin nổi mình đã bỏ qua các dấu hiệu trong suốt từng ấy thời gian. Điều đó khiến tôi phải dừng lại suy ngẫm. Trước khi trò chuyện với John, tôi vẫn cho rằng ba kiến trúc sư hạng C nham hiểm (Jeffrey Skilling, Kenneth Lay và Andrew Fastow) chính là những kẻ đã gây nên thảm họa Enron – những người đã bắt tay nhau tiến hành một âm mưu sổ sách quy mô lớn. Nhưng khi ngồi cạnh người đàn ông này – một nhân vật khiến tôi cảm mến và nể phục, người có riêng cho mình một câu chuyện dính líu đến Enron – tôi biết ông chỉ là nạn nhân của sự mơ tưởng mù quáng – chứ không chủ tâm lừa dối ai.

Tất nhiên, John và tất cả những ai liên quan đến Enron rất có thể là những kẻ đục khoét tài tình, nhưng tôi đã bắt đầu tin về sự tồn tại của một kiểu bất lương khác trong công việc – một kiểu lừa dối liên quan đến sự mộng tưởng mù quáng và sẽ ứng với những người như John, bạn hoặc tôi. Tôi bắt đầu tự hỏi rằng: liệu những vấn đề về sự bất lương có vượt quá phạm vi một vài con sâu làm rầu nồi canh, và kiểu mộng tưởng mù quáng này có diễn ra tại nhiều công ty khác hay không? Tôi cũng thắc mắc liệu bạn bè tôi và bản thân tôi cũng sẽ hành động giống như họ, nếu đặt trường hợp chúng tôi là các tư vấn viên tại Enron?

Từ đó, tôi đã dần bị cuốn vào chủ đề về sự lừa dối và bất lương. Chúng bắt nguồn từ đâu? Khả năng lương thiện và bất lương của con người thực chất là gì? Và – quan trọng nhất – phải chăng bất lương chỉ giới hạn ở một số phần tử xấu, hay đây là một thực trạng phổ biến? Tôi nhận ra đáp án cho câu hỏi cuối cùng có thể làm thay đổi đáng kể cách thức chúng ta đối phó với sự bất lương: đơn cử, nếu chỉ một số ít phần tử xấu phải chịu trách nhiệm về hầu hết các vụ lừa đảo trên thế giới, chúng ta có thể dễ dàng khắc phục vấn đề. Các phòng ban nhân sự có thể sàng lọc những kẻ lừa đảo ngay từ vòng tuyển dụng, hoặc tổ chức lại thể chế hoạt động nhằm loại bỏ các cá nhân cho thấy sự thiếu trung thực trong suốt thời gian dài. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ giới hạn ở một số nhân tố cá biệt, đồng nghĩa bất kỳ ai cũng có thể có hành vi lừa dối tại công sở hoặc khi về nhà – bao gồm cả bạn và tôi. Và nếu tất cả đều có khả năng “phạm tội”, chúng ta nhất định phải hiểu rõ sự bất lương diễn biến như thế nào, và tìm cách kìm hãm hoặc khống chế phần bản năng đó trong mỗi người.

CHÚNG TA BIẾT GÌ về nguồn gốc của sự bất lương? Trong kinh tế học lý trí, Gary Becker – nhà kinh tế tại Đại học Chicago, người từng đoạt giải Nobel và nêu giả thuyết rằng con người thường phạm tội thông qua một quá trình phân tích lý tính về mỗi tình huống – chính là người khởi xướng học thuyết phổ biến về sự lừa bịp. Theo lời trong tác phẩm Logic của cuộc sống, học thuyết này đã ra đời khá ngẫu nhiên. Một ngày nọ, Becker sắp đến muộn một cuộc họp, và do không tìm được nơi cho phép đỗ xe, ông đã quyết định đỗ sai luật và liều nhận vé phạt. Becker đã ngẫm lại về quá trình của ông trong tình huống này, và nhận thấy quyết định của ông hoàn toàn phụ thuộc vào việc cân nhắc giữa “cái giá” hiển nhiên – bị phát hiện, bị phạt và thậm chí bị kéo xe đi – và lợi ích từ việc đến dự họp đúng giờ. Ông cũng lưu ý rằng: trong quá trình cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại, “đúng” và “sai” đã không còn quan trọng; đó chỉ đơn thuần là sự cân đong giữa các hệ quả tích cực và tiêu cực có khả năng xảy đến.

Và kể từ đó, Mô hình Phạm tội Đơn giản theo Lý tính (Simple Model of Rational Crime – SMORC) đã ra đời. Theo mô hình này, chúng ta đều suy nghĩ và hành động tương tự như Becker. Như một kẻ trấn lột tầm thường, chúng ta đều tìm kiếm lợi ích cho riêng mình khi chen chân giữa dòng đời. Dù chúng ta đạt được điều đó bằng cách cướp ngân hàng hay xuất bản sách, tất cả đều chỉ là trò vặt trước những tính toán hợp lý của chúng ta giữa lợi ích và tổn thất. Theo lập luận của Becker, khi chúng ta nhẵn túi và tình cờ đi ngang qua một cửa hàng tiện lợi, chúng ta sẽ nhanh chóng ước lượng xem có bao nhiêu tiền trong máy đếm, cân nhắc khả năng bị tóm và hình dung về hình phạt đang đợi sẵn trong trong trường hợp đó (và tất nhiên sẽ chẳng còn thời gian để nghĩ về điều hay lẽ phải). Về cơ bản, trong tính toán lợi-hại trên, chúng ta sẽ quyết định việc cướp cửa hàng có đáng công hay không. Nguyên lý cơ bản trong học thuyết của Becker chính là: như mọi quyết định khác, các quyết định về sự lương thiện chỉ dựa trên sự phân tích giữa lợi và hại.

Tuy SMORC là một mô hình vô cùng cởi mở về sự bất lương, nhưng liệu nó có diễn đạt chính xác hành vi của con người trong đời thực hay không? Nếu có, chúng ta sẽ vạch rõ hai biện pháp nhằm đối phó với thói bất lương trong xã hội. Cách thứ nhất là gia tăng khả năng “bị tóm” (chẳng hạn như tuyển thêm cảnh sát và lắp đặt thêm máy quay an ninh). Thứ hai là tăng cường khung hình phạt dành cho những kẻ bị bắt (như tăng số năm tù hay mức phạt khi tuyên án). Các độc giả thân yêu của tôi, đây chính là SMORC, với những hàm ý rõ ràng nhất đến từ khái niệm thực thi pháp luật, trừng phạt và thói bất lương nói chung.

Nhưng sẽ ra sao nếu quan điểm sơ đẳng của SMORC về sự bất lương vẫn thiếu chính xác hoặc chưa hoàn chỉnh? Trong trường hợp đó, những biện pháp tiêu chuẩn nhằm ứng phó với sự bất lương sẽ không còn hiệu nghiệm và thỏa đáng. Nếu SMORC chỉ là một mô hình chưa hoàn thiện về căn nguyên của sự bất lương, chúng ta phải ưu tiên nhận biết những động cơ nào khiến con người lừa dối kẻ khác và áp dụng vốn hiểu biết nâng cao này nhằm hạn chế sự thiếu trung thực. Đây chính xác là điều cuốn sách này muốn truyền tải.

Trong thế giới của SMORC

Trước khi đánh giá những động cơ chi phối tính lương thiện và bất lương trong mỗi chúng ta, hãy đến với một thí nghiệm nhanh về tư duy. Cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao nếu bạn và tôi đều nhất mực tuân theo nguyên lý của SMORC và chỉ cân nhắc giữa lợi ích và thiệt hại trong mọi quyết định?

Nếu sống trong một thế giới SMORC thuần túy, chúng ta sẽ tiến hành phân tính lợi-hại trong mọi quyết định và lựa chọn phương án có vẻ hợp lý nhất. Chúng ta sẽ không còn ra quyết định dựa trên cảm xúc và sự tin tưởng, do đó chúng ta sẽ khóa chặt ví trong ngăn kéo khi bước chân ra khỏi văn phòng dù chỉ một phút. Chúng ta cũng ngại nhờ hàng xóm nhận thư hộ khi đi du lịch, vì lo sợ họ sẽ lấy cắp đồ. Chúng ta bắt đầu xem đồng nghiệp như lũ diều hâu. Những cái bắt tay tán đồng sẽ chẳng còn ý nghĩa, hợp đồng pháp lý sẽ có mặt trong mọi giao dịch, điều này cũng đồng nghĩa chúng ta sẽ mất không ít thời gian cho những vụ tranh chấp luật pháp hay kiện tụng. Chúng ta có thể sẽ quyết định không sinh con vì khi trưởng thành, chúng sẽ lấy đi mọi thứ ta có, và để chúng sống chung với ta chẳng khác nào như mỡ treo miệng mèo vậy.

Tất nhiên, con người há phải thánh nhân. Chúng ta còn lâu mới đạt đến sự hoàn hảo. Nhưng nếu bạn đồng ý với tôi rằng SMORC không phải là thế giới đáng để chúng ta suy nghĩ và hành động, và không thể đại diện cho cuộc sống thường ngày của chúng ta, thì bài thử nghiệm này đã cho thấy rằng: chúng ta không lừa dối và lường gạt nhiều như ta có thể – nếu chúng ta hoàn toàn tuân theo lý trí và chỉ hành động vì lợi ích bản thân.

Gọi tên những ai đam mê nghệ thuật

Tháng Tư năm 2011, Cuộc sống Mỹ – chương trình truyền hình của Ira Glass – đã công bố câu chuyện về Dan Weiss, một cao đẳng làm việc tại Trung tâm Trình diễn Nghệ thuật John F. Kennedy, Washington, D.C. Công việc của anh là kiểm kê hàng hóa tại các cửa hàng quà tặng của trung tâm, nơi đội ngũ kinh doanh gồm 300 tình nguyện viên đầy thiện chí – hầu hết là những người về hưu đam mê kịch nghệ và âm nhạc – chuyên bán tặng phẩm cho khách tham quan.

Các cửa hàng quà tặng này hoạt động như những quầy bán nước chanh. Tình nguyện viên không dùng máy đếm tiền, mà chỉ xếp tiền vào hộp và trả tiền thừa cho khách. Các cửa hàng quà tặng này cực đắt hàng, và thu về đến 400 nghìn đô-la mỗi năm từ các loại tặng phẩm. Nhưng cũng có một vấn đề khiến họ khá đau đầu: cứ mỗi năm lại có khoảng 150 nghìn đô-la doanh thu biến mất.

Khi Dan được tiến cử làm quản lý, anh đã đặt ra nhiệm vụ tóm bằng được tên trộm. Anh bắt đầu nghi ngờ một nhân viên trẻ khác, người phụ trách mang tiền gửi đến ngân hàng. Dan liên hệ với Dịch vụ thám tử thuộc Công viên Quốc gia Hoa Kỳ, và một thám tử tại đây đã giúp anh lên kế hoạch bắt thủ phạm. Vào một đêm tháng Hai, họ đã quyết định đặt bẫy. Dan đánh dấu các tờ đô-la trong hộp tiền và rời khỏi. Sau đó, anh cùng vị thám tử nấp sau một bụi rậm gần đó và chờ kẻ tình nghi. Và khi cậu nhân viên thu tiền rời trung tâm đêm đó, họ đã bước đến tóm gọn và phát hiện những tờ tiền được đánh dấu trong túi cậu ta. Vụ án kết thúc, phải thế không?

Nhưng mọi thứ đã không diễn ra như thế. Đêm đó, cậu nhân viên trẻ chỉ lấy cắp 60 đô-la; và sau khi Dan sa thải cậu ta, tiền và hàng hóa vẫn tiếp tục bốc hơi. Bước tiếp theo của Dan là thiết lập một hệ thống kiểm kê với danh sách giá cả và chứng từ rõ ràng. Anh yêu cầu các tình nguyện viên ghi lại những món họ đã bán và số tiền họ đã nhận, và – như bạn có thể đoán – trò trộm cắp liền chấm dứt. Vấn đề ở đây không chỉ là một tên trộm đơn lẻ, mà là rất nhiều tình nguyện viên cao tuổi, có thiện chí và đam mê nghệ thuật – những người sẵn sàng đút túi những món hàng và vài xu lẻ trong tầm mắt họ.

Vấn đề đạo đức chắc chắn không được đề cao trong câu chuyện trên. Dan chia sẻ, “Chúng ta sẽ lấy đi của nhau mỗi khi có cơ hội… nhiều người cần được người khác trông chừng để đảm bảo họ sẽ làm điều đúng đắn.”

MỤC ĐÍCH CHÍNH của cuốn sách này là xem xét những động cơ lý trí giữa-lợi-và-hại được cho là sẽ dẫn đến hành vi thiếu trung thực (như bạn sẽ thấy) nhưng lại không thường xảy ra như thế, bên cạnh đó là những động cơ phi lý trí tưởng chừng như vụn vặt, nhưng lại khiến chúng ta phạm tội. Nói một cách dí dỏm, khi mất một khoản tiền lớn, chúng ta thường nghĩ đó là hành vi của một tên trộm máu lạnh. Nhưng qua câu chuyện về những người mê nghệ thuật nói trên, chúng ta nhận thấy lường gạt không nhất thiết phải là hành vi của một kẻ luôn tính toán lợi-hại và luôn nhắm đến những món tiền lớn. Thực chất, nó lại thường là hệ quả từ rất nhiều cá nhân luôn âm thầm biện hộ cho bản thân khi ăn bớt tiền hoặc hàng hóa từng chút một, hết lần này đến lần khác. Trong phần sau, chúng ta sẽ khám phá những động cơ thôi thúc chúng ta lường gạt, và xem xét sâu hơn những yếu tố giúp chúng ta giữ vững tính trung thực. Chúng ta sẽ thảo luận về những yếu tố khiến thói bất lương bộc lộ chân tướng và cách chúng ta lừa dối kẻ khác vì lợi ích bản thân, trong khi vẫn giữ quan điểm tích cực về phẩm giá của chính chúng ta – một khía cạnh trong hành vi khiến chúng ta bộc phát bản tính bất lương của mình.

Ngay khi khám phá xong những khuynh hướng cơ bản đứng sau sự thiếu trung thực, chúng ta sẽ chuyển sang một số thí nghiệm giúp lật mở các động cơ tâm lý và môi trường làm gia tăng hoặc suy giảm tính trung thực của chúng ta trong đời sống hàng ngày, bao gồm các mâu thuẫn về lợi ích, thói đạo đức giả, vật làm tin, óc hay đơn thuần là cảm giác mệt mỏi. Chúng ta cũng sẽ khám phá các yếu tố xã hội có trong thói bất lương, điển hình như người khác ảnh hưởng ra sao đến nhận thức của chúng ta về “đúng” và “sai”, cũng như khả năng chúng ta lừa dối khi biết người khác sẽ được lợi từ sự thiếu trung thực của mình. Cuối cùng, chúng ta sẽ thử tìm hiểu về cách vận hành của sự bất lương, nó phụ thuộc vào cấu trúc môi trường sống hàng ngày ra sao, và trong những điều kiện nào chúng ta sẽ có khuynh hướng lương thiện hơn, hoặc bất lương hơn.

Bên cạnh việc khám phá những động cơ tạo thành thói bất lương, một trong những lợi ích thực tế chủ yếu từ phương pháp kinh tế học này chính là chúng ta sẽ nhận biết được những ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến hành vi của chính mình. Một khi đã hiểu hơn về những động cơ thật sự chi phối bản thân, chúng ta sẽ nhận thấy mình không hoàn toàn bất lực khi phải đối mặt với những trò nực cười từ nhân tính (bao gồm cả thói bất lương), rằng chúng ta vẫn có thể tái thiết lại môi trường, và nhờ đó có thể đạt đến những hành vi hoặc kết quả tốt hơn.

Tôi cũng hy vọng công trình nghiên cứu được trình bày trong các chương sau sẽ giúp chúng ta thấu hiểu được những căn nguyên dẫn đến hành vi thiếu trung thực, cũng như chỉ ra một số phương cách thú vị giúp kìm hãm và hạn chế chúng.

Và bây giờ, chuyến hành trình xin được bắt đầu…

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo