Downloadsachmienphi.com

Bài Học Cuối Cùng

Bài Học Cuối Cùng - Noelle Chatelet
Bài Học Cuối Cùng –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bài Học Cuối Cùng –

Nhà văn Noëlle Châtelet, năm nay sáu mươi tuổi, là tác giả trên mười cuốn sách gồm tiểu luận, truyện ngắn, tiểu thuyết, đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng. Bà giảng dạy ở trường Đại học và từng đoạt giải Goncourt về truyện ngắn.

Bài học cuối cùng, xuất bản năm 2004, như một bức thư người con gái viết cho mẹ – bức thư mà bà sẽ không bao giờ đọc – kể về cái chết do bà tự định đoạt và chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, cho bãn thân, cho các con. Noëlle Châtelet thổ lộ với mẹ những điều chưa bao giờ dám nói, trong mấy tháng trời “đếm ngược thời gian”, trừ dần mỗi ngày, mỗi đêm, kể từ kể từ khoảnh khắc bà mẹ thông báo, sau khi thổi tắt 92 ngọn nến sinh nhật, rằng bà đã đi trọn con đường, và đã chọn thời điểm gãi từ cuộc sống trước khi quá muộn, trước khi sự suy thoái, sự “rệu rã” về thể chất và tâm lý ngăn cản con người ra đi một cách đường hoàng, có phẩm cách.

Bà mẽ ấy là Mireille Jospin, một phụ nữ hết sức đặc biệt, sinh năm 1910, tự tìm đến cái chết ngày 5 tháng 12 năm 2002. của bốn người con, làm nghề nữ hộ sinh từ năm 20 tuổi, Mireille Jospin có tâm hồn hào hiệp và tính cách mạnh mẽ khác thường, trong công việc cũng như trong đời sống riêng. Suốt đời bà say mê hoạt động chuyên môn, theo dõi mọi tiến bộ kỹ thuật liên quan đến nghiệp vụ, và nồng nhiệt đấu tranh vì một xã hội không bạo lực, một thiên nhiên được bảo vệ, nơi con người có thể sống hài hòa. Bà tham gia đỡ đầu tổ chức đòi cho con người quyền được chết trong sự đường hoàng, có phẩm giá. Tám mươi sáu tuổi bà vẫn sang châu Phi đỡ đẻ, đào tạo nữ hộ sinh; tháng 3 năm 2001, ở tuổi chín mươi mốt, bà công khai ủng hộ cuộc đình công toàn quốc của các nữ đồng nghiệp, trong khi Lionel Jospin con trai thứ ba của bà, người anh liền kề Noëlle, đang làm thủ tướng nước Pháp. “Cái nghề đẹp nhất thế gian lại bị đãi ngộ tệ đến thế, tôi thấy điều này không thể chấp nhận được”, bà đã tuyên bố như vậy và nhấn mạnh rằng con trai mình “được sinh tại nhà và hiểu rất rõ những người nữ hộ sinh là thế nào”. Và Noëlle Châtelet nghĩ rằng hành động tự chọn cái chết, lúc chết, không tách rời nghề nữ hộ sinh của mẹ. Từng giúp đỡ bao sự ra đời, bà biết rõ thời điểm thích đáng nhất cho một sự ra đời, hẳn bà hiểu và cảm nhận đúng hơn ai hết thời điểm phù hợp để ra khỏi cuộc đời. Bà không trốn chạy sự sống mà trốn chạy sự già nua thái quá, trốn chạy trạng thái tàn tạ, suy sụp, mất tự chủ tự lập, mất tự do của mình và của người. “Đôi khi cần phải yêu cuộc sống tha thiết lắm mà để ưng chọn cái chết. Lựa chọn cái chết có khi lại là ca tụng sự sống”.

Bài học cuối cùng bà dạy cho con gái là tập quen dần với quyết định của mẹ, chấp nhận và tháp tùng mẹ trong quyết định ấy và từng bước, từng bước, người con trải qua các trạng thái chấp nhận, phản kháng, sợ hãi, lo âu khắc khoải, khước từ, như trải qua những đợt trị liệu tâm hồn để được miễn dịch trước tính bạo liệt của cái chết. Giúp cho bài học cuối cùng, tàn khốc, có thể được tiếp nhận, là hồi ức về một bài học tối sơ, bài học khởi thủy cho mọi bài học khác, qua tấm ảnh thời thơ bé được mẹ tặng lại, ghi hình đứa trẻ trong vòng tay mẹ, bám víu vào mẹ, tấm ảnh gắn liền với lời khuyến khích: “Nào, còn đừng sợ”. Lời nói này sẽ dẫn dắt và kiến tạo mọi thành tố của truyện kể: Con đừng sợ cái chưa từng biết; đừng sợ là chính mình; đừng sợ cuộc sống, đừng sợ cái chết! Đừng sợ cái chết của người mà con yêu nhất trên đời. Và bà mẹ với lòng can đảm lạ lùng, với dịu dàng mênh mông, đã tập được cho con dần dần thuần hóa cái chết. “ dạy con về cái chết như mẹ đã từng dạy con ăn, dạy con viết, sửa chữa cho con, chấn chỉnh con, sẵn sàng lao đến giúp con, mau mắn nâng đỡ con”. Vài giờ trước khi ra đi, bà còn âu yếm nhắc nhở “Con đừng sợ”, như ngàn lần nhắc nhở đứa con gái út, vốn gắn bó tha thiết với mẹ, từ thuở ấu thơ đã bị niềm kinh hãi mất mẹ ám ảnh.

Trả lời phỏng vấn trong buổi giới thiệu tác phẩm[1], Noëlle Châtelet nói rằng giờ đây bà thấy điều bà đã thực hiện – một điều dường như tuyệt đối bất khả thi – là một sự kỳ diệu. Tin rằng hành vi của mình chính đáng, làm cho các con cảm nhận được tính chính đáng ấy, “chính bà đã tháp tùng tôi, chứ không phải ngược lại. Bà dạy tôi về cái chết của bà, với niềm quan tâm,. thái độ kiên quyết, sự đòi hỏi mà từ xưa tới nay tôi vẫn thấy ở bà. Bà đã dạy tôi một bà mẹ và một người con gái phải giã biệt nhau như thế nào . Suốt quá trình trải nghiệm tình thế kỳ lạ và khốc liệt, người phụ nữ xấp xỉ tuổi sáu mươi có cảm giác mình “không ngừng ở dưới cái nhìn ân cần của mẹ, tay trong tay cùng mẹ”. Sức mạnh toàn năng của mẹ vẫn là chỗ dựa. “Mẹ đã hứa với con rằng sau này mọi điều sẽ ổn, con sẽ bình an” “. Và mấy từ ngắn ngủi “bởi đúng như vậy” khiến người đọc nghĩ rằng có thể người con đã thắng được nỗi đau, có thể việc viết ra cuốn sách – một việc dược bà mẹ tin cậy và đồng tình – là một sự hóa giải nỗi đau.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo