Downloadsachmienphi.com

Chủ nghĩa xã hội đi về đâu

Chủ nghĩa xã hội đi về đâu - Joseph E. Stiglitz
Chủ nghĩa xã hội đi về đâu –

Chủ nghĩa xã hội đi về đâu

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Chủ nghĩa xã hội đi về đâu –

Ông là người có công chính trong phát triển kinh tế học thông tin, và vì những cống hiến đó ông đã được giải Nobel kinh tế năm 2001. Trong cuốn sách này ông dùng những kết quả nghiên cứu của mình và của các cộng sự về kinh tế học thông tin để làm rõ hơn những vấn đề tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, các hệ thống kinh tế, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách cho các nền kinh tế chuyển đổi hậu xã hội chủ nghĩa.

Ông phê phán các lí thuyết kinh tế tân cổ điển, mô hình xã hội chủ nghĩa thị trường và mô hình thị trường cạnh tranh truyền thống dựa trên lí thuyết đó, làm rõ hơn những điểm mạnh điểm yếu của các hệ thống kinh tế. Ông gợi ý những chính sách kinh tế cho các nền kinh tế chuyển đổi.

Phê phán và đánh giá của ông khá cân bằng và khách quan trên cơ sở những kết quả mới nhất trong nghiên cứu kinh tế. Độc giả của tủ sách SOS2 sẽ thấy cuốn sách này rất lí thú, nhất là sau khi đã đọc các cuốn sách khác của tủ sách, đặc biệt là hai cuốn đầu của Kornai.

Joseph Stiglitz đã từng là cố vấn kinh tế của tổng thống Clinton, là Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới. Ông đã thường xuyên thảo luận các vấn đề kinh tế chuyển đổi với các học giả và quan chức và các nước Đông Âu từ đầu những năm 1980, và cho các nhà hoạch định chính sách những lời khuyên bổ ích. đã bắt đầu công cuộc chuyển đổi hơn mười lăm năm nay. Từ giữa các năm 1990, ông đã vài lần đến Việt Nam; Chính phủ Việt Nam dường như đánh giá cao những lời khuyên của ông.

Với các độc giả cuốn sách vẫn có nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nó không chỉ mang đến cho chúng ta những suy ngẫm sâu xa liên quan đến nội dung các cuộc tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, những vấn đề học thuật uyên thâm, mà còn mang tính thời sự nóng hổi cho công cuộc đổi mới đất nước. Trước hết nó, cũng như cuốn “Hệ thống Xã hội chủ nghĩa” của Kornai, giúp chúng ta hiểu rõ hơn lịch sử kinh tế của mình trong hơn nửa thế kỉ qua, hiểu rõ hơn những vấn đề hiện tại, và hi vọng góp phần quan trọng trong định ra các bước đi thích hợp trước mắt và lâu dài.

Cuốn sách không chỉ bổ ích cho các học giả, các nhà hoạch định chính sách, mà cũng rất bổ ích cho các nhà doanh nghiệp, các nhà báo, sinh viên và những người quan tâm khác.

Tuy bàn luận về những vấn đề lí thuyết sâu xa, song cuốn sách không dùng đến những kiến thức toán học cao siêu, nên có thể dễ đọc hơn với quảng đại bạn đọc. Tuy vậy, đây là cuốn sách chuyên khảo, cần phải có những hiểu biết nhất định mới có thể hiểu được. Có một vài thuật ngữ toán (kinh tế) có thể lạ tai đối với một số bạn đọc (thí dụ như tính lồi [convexity], tính không lồi [nonconvexity], tuyến tính [linearity], phi tuyến [nonlinearity], v.v) bạn đọc nên xem lại các khái niệm toán sơ cấp hay cao cấp liên quan. Có một vài thuật ngữ kinh tế, như rent [tiền thuê, tô] đôi khi được dịch nhất quán là “đặc lợi” cho phù hợp với rents seeking [tìm kiếm đặc lợi]; hoặc polyarchy [(đa?) thứ bậc] lại được dùng nhất quán là phi thứ bậc để đối lập với hiearchy [hệ thống thứ bậc], có thể gây khó chịu cho một số độc giả. Tất cả những điểm như vậy đều có đánh dấu sao (*) ở các chỗ thích hợp. Mọi chú thích đánh số đều là của tác giả, các chú thích đánh dấu sao (*) là của người dịch. Để tránh những khó khăn trên, và giúp việc nghiên cứu được tiện phần chỉ mục [index] tỉ mỉ về các khái niệm, dẫn chiếu chúng tôi kèm cả thuật ngữ tiếng Anh để tiện dùng.

Quyển sách này mở rộng các bài giảng Wicksel mà tôi đã trình bày ở Trường Kinh tế học Stockhom tháng tư 1990. Khởi đầu tôi dự định trình bày một tổng quan về hiện trạng của kinh tế học thông tin, tiêu điểm của phần lớn nghiên cứu của tôi suốt hai thập kỉ qua. Nhưng những sự kiện ở Đông Âu – sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội với tốc độ hoàn toàn bất ngờ – đã đưa ra những vấn đề chính sách mới và khơi lại các vấn đề lí thuyết cũ: Chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường bị tác động ra sao? Những kinh nghiệm này có ý nghĩa gì với cuộc tranh luận kéo dài liên quan đến sự lựa chọn các hệ thống kinh tế khả dĩ?

Những vấn đề này liên quan đến một vấn đề thứ ba: các mô hình kinh tế truyền thống có ý nghĩa gì với những vấn đề kinh tế căn bản như vậy? Kết luận mà tôi rút ra vượt quá sự phê phán rằng các mô hình chuẩn chẳng có mấy ý nghĩa đối với các vấn đề này. Với tôi dường như là, các mô hình chuẩn có lỗi một phần cho tình trạng tai hại mà nhiều nước Đông Âu đã lâm vào. Trong một đoạn thường được trích dẫn, Keynes viết:

Các ý tưởng của các nhà kinh tế và của các triết gia chính trị, cả khi họ đúng lẫn khi họ sai, có quyền lực hơn là người ta thường vẫn tưởng. Thực vậy, thế giới được cai trị bởi mấy ai khác. Những người thực tiễn, tin rằng mình không bị bất kể ảnh hưởng trí tuệ nào, thường là nô lệ của nhà kinh tế học đã chết nào đó. Những kẻ mất trí có quyền lực, nghe những lời nói viển vông, đang chắt lọc sự điên cuồng của họ từ học giả bất tài nào đấy của mấy năm đã qua. Tôi chắc chắn rằng quyền lực của những giới có thế lực đã tăng quá mức so với xâm lấn dần dần của các ý tưởng.

Có thể biện hộ mạnh mẽ cho định đề rằng các ý tưởng về kinh tế học đã dẫn gần một nửa dân số thế giới đến đau khổ không kể xiết.

Kinh tế học tân cổ điển thường tự cho mình là đối lập với kinh tế học của Marx. Nhưng kinh tế học tân cổ điển, ít nhất ở dạng quen thuộc trong cộng đồng Anh-Mĩ, thực tế đã không cung cấp một lựa chọn khả dĩ có thể đứng vững. Nó cung cấp một mô hình về nền kinh tế dường như quá xa những lực lượng cơ bản tạo sự ủng hộ cho kinh tế học của Marx trong những giả thuyết, những mô tả, và những mối quan tâm của nó. Bằng cách lập luận rằng dường như chúng ta là tốt nhất trong mọi thế giới khả dĩ, chẳng khẳng định một cách thoả đáng gì đối với nhu cầu của những người thấy sự khốn khó kinh tế ở khắp nơi. Tồi hơn nữa, trong khi chỉ ra sức mạnh của các thị trường, nó dường như đã lập luận rằng chủ nghĩa xã hội có thể hoạt động được: Chủ nghĩa xã hội thị trường có thể sử dụng các thị trường, mà nền kinh tế vẫn không có những đặc điểm tồi nhất của chủ nghĩa tư bản.

Kết luận này sai là điều dường như rõ ràng hiện nay. Nhưng vì sao nó sai lại đáng là bài học. Nó nói cho chúng ta cái gì đó về cả nền kinh tế lẫn các mô hình mà chúng ta đã dùng để nghiên cứu chủ nghĩa tư bản. Một mục tiêu chính của các bài giảng này là kể lại câu chuyện ấy.

Sẽ không ngạc nhiên đối với những người đã theo dõi công trình của tôi, rằng tôi coi thiếu sót cốt lõi trong mô hình tân cổ điển là ở các giả thiết của nó liên quan đến thông tin. Trong các công trình trước đây của tôi về kinh tế học thông tin, tôi đã chỉ ra rằng những sự xáo động nhẹ trong các giả thiết chuẩn về thông tin làm thay đổi mạnh mẽ tất cả các kết quả chủ yếu của lí thuyết chuẩn tân cổ điển: Lí thuyết hoàn toàn không vững chút nào.

Tôi hi vọng rằng các bài giảng này vượt quá việc chê bai, nay đã thành quen thuộc, đối với mô hình chuẩn, để chỉ ra xem hệ thuyết (paradigm) lí thuyết thông tin mới có thể mang lại những cái nhìn mới thế nào trong các vấn đề lí thuyết về nền kinh tế vận hành ra sao – thí dụ, vai trò của cạnh tranh và phân quyền [phi tập trung hoá] – và trong việc đưa ra các chính sách cho các vấn đề thực tiễn mà các nền kinh tế chuyển đổi phải đối mặt. Tuy vậy tôi phải nhấn mạnh rằng, trong khi các giả thiết về thông tin làm cơ sở cho lí thuyết chuẩn có lẽ chính là điểm yếu cốt tử, là gót Achilles, của lí thuyết, nó chẳng vượt quá điểm đó: Các giả thiết liên quan đến tính đầy đủ, đến tính cạnh tranh của các thị trường, và sự thiếu vắng của đổi mới sáng tạo [trong lí thuyết chuẩn] là ba [thiếu sót] mà tôi nhấn mạnh. Xây dựng một hệ thuyết mới là một quá trình chậm. Cái mà tôi gọi là lí thuyết chuẩn đã được trau chuốt liên tục qua các năm. Lí thuyết bây giờ có thể được phát biểu với tính tổng quát toán học cao. Nhưng tính tổng quát cao hơn đó không giúp gì cho tính thoả đáng của lí thuyết. Vấn đề liệu lí thuyết cơ sở có bất kể ý nghĩa nào đối với nền kinh tế của chúng ta chẳng hề dựa vào tính khả vi [1] của các hàm số liên quan. Quá nhiều nguồn lực của giới chúng ta được dành cho việc trau chuốt một mô hình có quá ít ý nghĩa với nền kinh tế, ngụ ý rằng có một sự phi hiệu quả trên thị trường về các ý tưởng, cái ít nhất cũng lớn như sự phi hiệu quả ở các thị trường vốn và lao động.

Các mô hình toán học hình thức nắm bắt một số khía cạnh của các ý tưởng được trình bày ở các trang tiếp theo – thí dụ, vai trò của cạnh tranh trong cung cấp thông tin, vai trò của phân quyền trong các tổ chức nơi mỗi cá nhân có thông tin hạn chế, hoặc vai trò của chính phủ can thiệp vào các nền kinh tế với các thị trường không hoàn hảo và thông tin không hoàn hảo – đã được phát triển. Nhưng ở đây tôi không có ý định điểm lại hoặc mở rộng các mô hình đó: Các độc giả quan tâm có thể xem các tài liệu tham khảo. Thay vào đó, theo tôi nhiệm vụ của một loạt bài giảng như loạt bài giảng này là đưa nhóm các ý tưởng vào đúng viễn cảnh của nó. Nếu tôi trong việc tạo ra những nghi ngờ về hệ thuyết đang thịnh hành, nếu tôi thuyết phục được độc giả rằng có một hệ thuyết lựa chọn khả dĩ đáng theo đuổi, và nếu, vì lí do đó, mà có một sự tái phân bổ nhỏ nhoi các nguồn lực trí tuệ của giới chúng ta, thì tôi đã đạt mục tiêu của mình. Nếu các bài giảng tỏ ra có ích cho những người ở trong quá trình chuyển đổi, nếu không phải trong việc đưa ra các câu trả lời, thì ít nhất trong việc giúp tạo ra khuôn khổ cho thảo luận, thì tôi càng hài lòng hơn.

Tôi mang ơn sâu nặng đối với các sinh viên, các đồng nghiệp, và đặc biệt với các đồng tác giả của tôi, những người mà tôi đã cùng thảo luận nhiều ý tưởng trong cuốn sách này suốt hai thập kỉ qua. Những ảnh hưởng của Richard Arnott, Avi Braverman, Partha Dasgupta, Bruce Greenwald, Michael Rothschild, Barry Nalebuff, Steve Salop, David Sappington, Carl Shapiro, và Andrew Weiss là đặc biệt rõ rệt. Joshua Gans và Michael Smart đã trợ giúp nghiên cứu. Những bình luận sâu sắc của họ đã cải thiện bản thảo cuối cùng rất nhiều. Jean Koentop và Handelman đã thực hiện công việc thư kí thường lệ tuyệt vời của họ, biên tập bản thảo khi đánh máy.

Tôi cũng được lợi từ nhiều bình luận của các đồng nghiệp đã tham dự các bài giảng ở Stockholm và các seminar ở Budapest, Praha, và Roma ở những nơi các phiên bản của nhiều chương đã được trình bày. Sự quan tâm của tôi đến các vấn đề của chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ những ngày còn là sinh viên sau đại học, khi tôi đến Trường Thống kê Trung ương ở Warsaw để nói chuyện với Lange, Kalecki và các môn đồ của họ. Tôi thu được nhiều hiểu biết sâu sắc về lí thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội, và rất cảm kích trước lòng mến khách hào hiệp của họ. Sự quan tâm của tôi về các vấn đề chuyển đổi đầu tiên được gợi lên năm 1981, tại một cuộc gặp mặt được tài trợ bởi Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia [National Academy of Science] và Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc [Chinese Academy of Social Science] ở Wingspreads, Wisconsin (ở đó tôi trình bày một phiên bản ban đầu của một trong các chương của cuốn sách này), và một cuộc viếng thăm đáp lại ở Bắc Kinh vào mùa hè tiếp theo. Từ khi đó, tôi đã có may mắn tiến hành nhiều cuộc viếng thăm tới Hungary, Tiệp Khắc, Rumani, và Trung Quốc, nhưng tôi không thể cho rằng mình là một chuyên gia, trên cơ sở những cái nhìn thoáng qua này, về hàng loạt các vấn đề mà các nước này đối mặt. Tôi hi vọng, và tin, rằng những thấu hiểu lí thuyết có thể có giá trị nào đấy.

Tôi cảm ơn sự trợ giúp của nhiều tổ chức đã hỗ trợ tài chính và tạo lợi cho việc nghiên cứu nằm đằng sau các bài giảng này: Quĩ tài trợ Khoa học Quốc gia [National Science Foundation], Quĩ tài trợ Sloan [Sloan Foundation], Viện Hoover ở Đại học Stanford, Chính phủ Rumani, Viện Cải cách Chính sách [Institute for Policy Reform], Bộ Tài chính Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, và Ngân hàng Thế giới. Quan trọng nhất, tôi muốn cảm ơn sự hỗ trợ của Đại học Stanford, đã tạo ra một bầu không khí trong đó việc thảo luận tích cực về các ý tưởng căn bản nhất đã được tiến hành một cách cởi mở và sôi nổi, trường đã cho tôi các đồng nghiệp và các sinh viên mà hàng ngày tôi học được rất nhiều từ họ.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo