Downloadsachmienphi.com

Cỏ

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Cỏ –

Sau Samuel Beckett, một lần nữa, giải thưởng Văn học Nobel đã được trao cho một nhà văn Pháp thuộc trào lưu Tiểu thuyết Mới, một tên tuổi có phần xa lạ với mọi người: Claude Simon. Thật ra, xuất hiện từ những năm 40, đã viết khoảng 10 tác phẩm, chủ yếu là tiểu thuyết. Khác với Alain Robbe – Grillet, Michel Butor, Nathalie Sarraute – những cột trụ Tiểu thuyết Mới đồng thời là những lý thuyết gia tầm cỡ, Claude Simon chỉ là một người sáng tác thuần túy, ít xuất hiện trong những cuộc hội thảo, tranh luận về tiểu thuyết, ít luận bàn về lý thuyết Văn học.

Ông sống và viết lặng lẽ. Cho tới bây giờ, có lẽ ông vẫn là một nhà văn ít người đọc và kén người đọc ngay trên đất nước ông. Lý do giản dị là người đọc, vốn quen thuộc với những ý niệm quen thuộc về tiểu thuyết, sẽ dễ bỡ ngỡ trước tác phẩm của ông. Có thể nói đây cũng là một đặc điểm chung của Tiểu thuyết Mới, một trào lưu Văn học đã và đang còn gây nhiều tranh luận, có người như Jean – Paul Sartre gọi đó là phần tiểu thuyết (anti – roman), cũng có người như Jean Bloch – Michel gọi đó là thứ văn chương của sự buồn chán, sự dối trá…chung qui là do nó không còn nói cái tiếng nói của tiểu thuyết truyền thông. Nếu nói theo Michel Butor, Tiểu thuyết Mới là một sự tìm kiếm, thì sự tìm kiếm này mang ý nghĩa một đổi mới, một phủ nhận, sự phủ nhận này có tính triệt để, bắt đầu từ cái bên trong của sự vật, của thế giới. “Thế giới không có ý nghĩa gì, nó cũng không phi lý. Điều đơn giản là nó hiện hữu…” (Alain Robbe – Grillet). Ngay con người cũng rỗng không ý thức và chỉ còn là một cái bóng mờ, không có đặc điểm gì rõ ràng, về lai lịch cũng như tâm lý. Từ đó có người không ngần ngại gọi Tiểu thuyết Mới là thứ văn chương phủ nhận con người, là sự cáo chung của tiểu thuyết, và Samuel Beckett, một nhà văn tiêu biểu của Tiểu thuyết Mới, chính là hình ảnh nhà văn sau cùng. Thật ra, vấn đề chẳng qua là một cái nhìn, một quan niệm khác về thế giới, về con người, cũng một cách điều động ngôn ngữ văn chương khác với những lối mòn sẵn có. Ở đây, chúng ta xa lạ với những nhân vật tiểu thuyết vẫn được xem như công cụ của một định mệnh hay một câu chuyện ly kỳ, trung tâm bùng nổ những bi kịch, từ đó nảy sinh một bài học đạo đức hay triết học. Chúng ta nhìn con người, thế giới, sự vật như chúng xuất hiện, không qua những lăng kính làm cho lệch lạc, méo mó. Tiểu thuyết không còn là một phương tiện chuyên chở, nó là sự vén mở, phát hiện trực tiếp về thế giới cho con người đang tra hỏi nó. Do đó, Tiểu thuyết Mới mặc nhiên đặt chính ý niệm tiểu thuyết thành vấn đề. Hệ trọng hơn cả, nó đặt chính ngôn ngữ tiểu thuyết thành vấn đề. Vấn đề không phải là viết cái gì một cách đơn thuần, mà viết thế nào: viết bao hàm một sự tra hỏi về bản thân ngôn ngữ và hành trình của nó. Ludovic Janvier, một chuyên gia về Tiểu thuyết Mới đã nói xác đáng: “Nội dung của Tiểu thuyết Mới là ngôn từ. Ngôn từ trên đường tìm kiếm chính mình và thế giới.”

Là sản phẩm của xã hội hậu thế chiến hoang tàn đổ vỡ, Tiểu thuyết Mới đã toát ra một viễn quan không mấy lạc quan về con người cũng như về nghệ thuật. Dù minh nhiên hay tàng ẩn, nhà văn không thể né tránh số phận con người trong hoàn cảnh xã hội – lịch sử của nó. Bằng những tác phẩm ra đời trong lặng lẽ, từ tốn, không nói gì khác hơn. Vẫn là con người với những nỗi xao xuyên đích thực của nó và từ những nỗi xao xuyên đó, nó tra hỏi thế giới và tra hỏi chính mình. Có thể nói rằng trong số các nhà văn Tiểu thuyết Mới – từ qua Alain Robbe – Grillet cho tới nhóm Tel Quel với Philippe Sollers đã thừa kế một cách xứng đáng những thành tựu của lớp trước – vẫn là người tương đối ít cực đoan trong sự phá vỡ những khuôn thước cũ. Ông ít luận bàn về tác phẩm, về lý thuyết Văn học, nhưng rõ ràng, tác phẩm ông hàm ngụ một lý thuyết về chính tác phẩm. Tác phẩm tự nó là một cái nhìn phản tỉnh, viết cũng là cách nhìn về bản thân công việc viết. Ðó là điều khiến người đọc phần nào khó đột nhập vào tác phẩm ông, tức là có nguy cơ lạc bước đó. Hiện tại và quá khứ, mộng và thực, hồi tưởng và dự tưởng, bản ngã và tha ngã…, tất cả đan kết, quấn quyện vào nhau, thể hiện bằng một ngôn ngữ hỗn độn đến chóng mặt, tất cả làm nên một thế giới bề bộn chính là quyển sách trong tay người đọc. Người kể chuyện trong Con đường vùng Flandres tự hỏi không biết những gì mình vừa nói, liệu mình đã “thực sự trông thấy, hay chỉ là tưởng tượng”, bởi có thể hắn đang mơ màng, chưa tỉnh ngủ. Vẫn còn đó con người trong một thế giới đổ vỡ với những ám ảnh và dọa nạt. Hình ảnh con người xuất hiện trong tác phẩm của Claude Simon tương đối rõ nét với tên tuổi, lai lịch, đặc điểm tâm lý đôi khi khá đầy đủ, khác hẳn với các nhà văn Tiểu thuyết Mới khác dường như không buồn tạo nên những nhân vật tiêu biểu với vóc dáng, mặt mày, tính cách khả dĩ có thể chấp nhận được (trong tác phẩm Alain Robbe – Grillet, Michel Balm, Nathalie Sarraute… phải chủ ý lắm người đọc mới nhớ tên các nhân vật chính, đôi khi được gọi bằng M. N. Y…. Bởi vì tất cả những tên gọi đó, nói theo Samuel Beckett, đâu chỉ một nhân vật duy nhất, là con người đang dọ dẫm, kiếm tìm…). Nó không là một ý niệm rỗng tuếch, phi thời gian, phi không gian, mà là một thực thể quan hệ mật thiết với thực tại, đúng hơn là với hoài niệm về thực tại: chính hoài niệm này giúp nó nhận chân thế giới, nhận chân dấu ấn của thế giới lên bản thân nó. Nó sống và lướt đi giữa hai trạng thái mơ và tỉnh, nó đi thang lang, lòng vòng, không định hướng, một mình hay lạc lõng giữa mọi người, và theo nhịp bước chân của nó là cuộc hành trình khác, rối rắm hơn, cuộc hành trình của một nội tâm đầy ắp dấu ấn và mộng tưởng. Hình ảnh con người lang thang, chập chờn không chỉ tiêu biểu ở Claude Simon mà cả ở các nhà văn Tiểu thuyết Mới khác. Riêng ở ông, đó là nét chấm phá trong toàn cảnh chuyển động cuộn xoáy của không gian và thời gian. Con người bước tới, và một cách nào đó, sống tức là bị xô đẩy, lôi cuốn vào dòng chảy nghiệt ngã của thời gian.

Cuộc hành trình của những cá thể giữa cuộc hành trình lớn kia, nó không hưng phấn chút nào, bởi nó không dẫn dắt về đâu ngoài sự thất bại, mà thất bại sau cùng là đối diện với cái chết, hòa lẫn vào cõi hư không. Con người có thể phát xuất từ một ước muốn thức tỉnh, một ý thức hành động, một cách nào đó tự khẳng định chính mình bằng một hành vi, một cử chỉ, nhưng tất cả chừng như vô ích, bao nhiêu ngộ nhận, ngụy tín rồi cũng dẫn con người tới nỗi bất lực, bại vong. Con mắt bi quan của nhà Văn dường như chỉ thấy ở con người, một cái gì đó đang trôi đi, đang lịm chết. Cái chết len vào cuộc sống con người, hòa tan trong máu thịt của nó. Con người sống trong ám ảnh về nỗi chết ở đâu đây, ở sát kề bên nó và ở ngay trong tâm thức nó. Cái chết đang tới, đó chính là ý niệm thống lĩnh trong toàn tác phẩm của Claude Simon.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo