Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Điện Biên Phủ – Một góc địa ngục – Bernard B. Fall
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Công an nhân dân cho xuất bản cuốn sách Điện Biên Phủ – Một Góc Địa Ngục của tác giả Bernard Fall. Đây là một công trình trung thực, đầy đủ nhất của phương Tây viết về Điện Biên Phủ. Cuốn sách sẽ giúp người đọc thấy và hiểu được hầu như mọi diễn biến, con người ở phía bên kia, một sự bổ sung tuyệt vời cho những cuốn sách của chúng ta về Điện Biên Phủ.
Nhiều trận vây hãm đã kéo đài lâu hơn trận vây hãm ngôi làng ấy ở miền tây bắc Bắc Kỳ, ngôi làng có cái tên ít gợi cảm là “quận lị hành chính biên giới” – tiếng Việt Nam là Điện Biên Phủ.
Quân Pháp tái chiếm thung lũng này trong khoảng thời gian hai trăm linh chín ngày và cuộc vây hãm chính thức thì kéo dài năm mươi sáu ngày. Quân Đức đã cầm cự bảy mươi sáu ngày ở Stalingrad; quân Mỹ cầm cự sáu mươi sáu ngày ở Bataan và hai mươi sáu ngày ở Corregidor. Quân Anh đã chống cự hai trăm bốn mươi mất ngày ở Tobrouk. Nhưng kỷ lục trong Đại chiến Thế giới lần thứ hai có lẽ thuộc về quân Đức đã giữ vững được Lorient trong hai trăm bảy mươi ngày, từ ngày giải phóng Bretagne đến ngày đế quốc Đức đầu hàng. Ở thời đại chúng ta, vô số những trận vây hãm đã đặt đối đầu nhau những lực lương quan trọng: 330000 quân Đức bị vây ở Stalingrad; quân Xô-viết bao vây tấn công họ thì gồm tới hơn một triệu người. Ở Điện Biên Phủ, lực lượng trấn giữ cứ điểm chưa bao giờ vượt quá con số 13000 người còn bên tấn công thì có 49500 chiến binh và 55000 dân công không được trang bị vũ khí.
Tuy vậy đó là một trận đánh có tính chất quyết định ngang với trận la Marne đầu tiên, trận Stalingrad và trận Midway. Xung đột có thể kéo dài – có khi trong nhiều năm – nhưng đáng dấp của cuộc xung đột đã hoàn toàn thay đổi. Một trong hai bên tham chiến đã mất mọi cơ may đạt tới mục tiêu chiến tranh của mình. Đó là chuyện đã xảy đến với quân Pháp sau thất bại Điện Biên Phủ. Trước tình hình chiến tranh Đông Dương kéo dài trong thế giằng co từ 19 tháng Chạp năm 1946, người Pháp đã thỏa thuận – một cách quá miễn cưỡng để có thể rút ra được từ cử chỉ ấy dù chỉ một chút lợi thế chính trị hoặc tăm lý nào đó – giành cho chế độ không cộng sản của cựu Hoàng đế Bảo Đại vài đặc quyền nhưng hầu như không có chút chủ quyền thực tế nào. Mặt khác, chiến tranh càng mở ra những lỗ hơng lớn trong hàng ngũ đội quân nhà nghề, càng làm ngân quỹ nước Pháp mắc nợ (cuối cùng thì chiến tranh đã tiêu tốn của nước Pháp khoảng 5000 tỉ franc cũ, chưa kể 477 tỉ tiền viện trợ của Mỹ thực tế đổ vào Đông Dương trước tháng bảy 1954) thì càng hiển nhiên là nước Pháp không còn mục tiêu chiến tranh được xác định một cách rõ ràng nữa. Vị tổng chỉ huy khốn khổ ở Đông Dương vào thời kỳ Điện Biên Phủ, tướng Navarre, đã tuyên bố mấy năm sau, trong cuốn Đông Dương hấp hối của mình, rằng có thể có hai mục tiêu chiến tranh nhưng mâu thuẫn nhau. Mục tiêu thứ nhất có thể là giải phóng các Quốc gia Liên kết khỏi sự thống trị của Việt minh và trao độc lập cho họ. Như vậy thì người ta chỉ có thể chờ đợi nước Pháp dốc toàn sức ra một mình tiến hành cuộc chiến tranh nếu ba nước Đông Dương chấp nhận những “mối liên hệ đặc biệt” với nước Pháp, những mỗi liên hệ xứng đáng với máu và tiền của đổ vào cuộc chiến tranh, và nếu họ đem hết khả năng tối đa của mình giúp nước Pháp trong cuộc chiến tranh ấy. Mục tiêu thứ” hai có thể là tham gia một cách đơn giản vào chính sách của Mỹ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam á. Thế thì tất cả các quốc gia liên quan đén cuộc chiến tranh ấy chí ít cũng có nhiệm vụ tham gia vào đó ngang bằng với nước Pháp.
Chính vì Hoa Kỳ sau đó đã chấp nhận quan điểm ấy mà bộ trưởng Dean Rusk và bộ trưởng quốc phòng Mac Namara đã đến Paris vào tháng Chạp năm 1965 để yêu cầu các thành viên khác của khối Bắc Đại Tây Dương ủng hộ Hoa Kỳ một cách trực tiếp hơn và đầy đủ hơn trong cuộc đấu tranh mà họ tiến hành hầu như một mình – nếu không kể quân đội Nam Việt Nam và một vài đơn vị nhỏ của một vài nước nhỏ gưi tới. Kết quả đạt được xem ra là không đáng kể.
Khác với Hoa Kỳ, nước Pháp không bao giờ có đủ những phương tỉện để làm một mình cái việc mình phải làm. Và nước Pháp biết rằng dư luận”ở chính quốc, sự mệt mỏi của dân chúng tại địa bàn mình tiến hành chiến tranh – một yếu tố ngày nay hay bị quên – đòi hỏi phải tìm” ra được một giải pháp nhanh chóng cho cuộc xung đột. Hoặc là, nếu không giành được chiến thắng thì cũng tạo ra được một tình thế cho phép quân đội quốc gia các nưồc liên kết Tiệt Nam, Cao Miên, Lào) thanh toán được với chiến tranh du kích một khi quân đội chính quy Pháp đã tiêu diệt được đội quân chủ lực của địch sau một loạt những trận giao chiến lớn. ” Một sự khác nhau nữa so với Hoa Kỳ là nước mà Tổng thống có quyền đưa một con sốkhông hạn chế binh lính Mỹ vào những cuộc chiến tranh không tuyên bố ở hải ngoại: ở Pháp, một điều bổ sung vào luật tài chính năm 1950 cấm chính phủ đem binh lính thuộc biên chế trong nước sử dụng ở ngoài lãnh thổ chính quốc – nước Pháp và Algérie – và những vùng chiếm đóng tại Đức và áo, do đó đã giới hạn khá nhiều quân số có thể đưa vào chiến trường Đông Dương. Các chính phủ của nền Cộng hoà thứ tư bị co kéo gíữa những cam kết và nhũng ưu tiên không thể dung hợp được với nhau – tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dư”jng tức là bảo vệ Châu âu chống lại chủ nghĩa cộng sản, và chống lại chính cái chủ nghĩa cộng sản ấy tại một vùng Châu Á xa xôi – cho nên họ phải bủn xỉn cắt xén trong cả hai việc. Bị lấy mất phần lớn những sĩ quan và hạ sĩ quan thường trực của nó, các đơn vị quân đội Pháp đóng ở Châu âu chắc là sẽ chẳng phát huy tác dụng gì đáng kể trong trường hợp xảy ra chiến tranh, còn những đơn vị thường trực gửi sang Đông Dương thì chỉ là những đơn vị khung cần được bổ sung một cách vội vàng bằng binh lính tuyển mộ tại chỗ. Tháng Năm năm 1953, khi nhận 1 nhiệm vụ chỉ huy, tướng Navarre đã yêu cầu gửi 1 tới cho ông 12 tiểu đoàn bộ binh, một đội pháo binh 1 có thể thả dù được, một tiểu đoàn công binh, cùng 1 với 750 quan và 2550 hạ sĩ quan để tăng cường 1 bộ khung cho một số đơn vị. Rốt cuộc ông chỉ nhận 1 được 8 tiểu đoàn, 330 sĩ quan, 200 hạ sĩ quan và 1 được báo trước rằng những quân tiếp viện đó chỉ đơn thuần là một sự “tạm ứng trước”, nghĩa là ho được trích ra từ kế hoạch dự kiến cho năm 1954.