Downloadsachmienphi.com

Hương Rừng Cà Mau

Hương Rừng Cà Mau - Sơn Nam
Hương Rừng Cà Mau –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Hương Rừng Cà Mau –

Trước năm 1975 khi lần đầu tiên đọc mua cuốn sách này chỉ vì tôi thích những câu thơ:


Thân không là lính thú

Sao chưa về cố hương

hay

Năm tháng đã trôi qua

Ray rứt mãi đời ta

Nắng mưa miền cố thổ

Phong sương mấy độ qua đường phố,

Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê…

Hồi đó không biết tôi cứ thầm nghĩ giá ông làm thơ thì chắc là hay lắm. Và rất lâu sau đó tôi mới đọc và thích những câu chuyện của Sơn Nam, trong đó Hương rừng Cà Mau là cuốn tôi rất thích. Theo thiển ý của tôi thì chỉ với một truyện ngắn “Tình nghĩa giáo khoa thư” đã đủ đưa Sơn Nam trở thành một nhà văn lớn ở Việt Nam. Bên cạnh lối viết rất trong sáng và bình dị, ngồn ngộn trong đó là những mô tả về lối sống của người Nam bộ rất là hấp dẫn.

Dòng hoài niệm trôi về nơi những địa danh mà nghe như tưởng của thế giói xa xăm nào. Những Hòn Cổ Tron, những sông Gành Hào, những rừng U minh,.. tuy có trong thực tế nhưng lại hiện ra trong một huyền thoại nào tưởng chỉ có trong cổ tích. Chuyện hát bội giữa rừng U Minh: “Câu chuyện hát bội hồi xưa tới đây cũng khá dài rồi. Nhưng chưa hết, vì còn mấy ông cọp nọ. Có lẽ mấy ông mê hát bội hơn loài người. Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã lung lay ngả nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường tới lui ngồi cú rũ dưa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhất là đêm có trăng, mấy ông le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau này mấy tiếng “coi hát cọp” là do sự tích của mấy ông hồi xưa không chừng!”. Chuyện bắt sấu U Minh: “Tới ao sấu, ông Năm Hên đi vòng quanh dòm địa thế rồi ngồi xuống uống một chung rượu. Kế đó ông với tôi lấy xuổng đào một đường nhỏ, ngày một cạn, từ bờ ao lên rừng chừng mười thước, xong xuôi ông biểu tôi bứt cho ổng một nắm dây cóc kèn. Phần ổng thì lo đốn một đống cây mốp tươi, chặt ra khúc chừng ba tấc.

Lửa châm vô sậy đế, cóc kèn xung quanh, bắt cháy xuống đám sậy đế trong ao. Chập sau, bị khói bay cay mắt, ngộp thở, phần thì nước sôi nóng, sấu bò lên rừng theo con đường đào sẵn hồi nãy. Tức thời ông năm Hên chạy lại. Sấu hả miệng hung hăng đòi táp ổng. Ông đút vô miệng sấu một khúc mốp. Sấu táp lại dính chặt hai hàm răng như mình ngậm một cục mạch nha quá lớn muốn hả miệng cho rộng để nhả ra cũng không được. Sấu bị khúc mốp khóa miệng, còn cái đuôi đập qua đập lại. Ông Năm xách cây mác nhằm sau lưng sấu mà xắn nhè nhẹ để cắt gân đuôi. Đuôi sấu bị liệt. Thế là mình yên trí lấy dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau của nó chừa hai chân trước để nó bơi tiếp với mình..”

Những nhân vật của “Hương rừng Cà Mau” cũng nhiều nét khác thường độc đáo. Họ là những dị nhân sống trong một thời buổi giao thời, đơn giản bình dị nhưng nhiều khi cũng có trí phán đoán sâu sắc. Nghe ông già Năm xay lúa luận chuyện thời tiết đất trời trong chuyện “Ông già xay lúa” hay nghe ông mù Vân Tiên bàn về chuyện cá ăn câu trong “Người mù giăng câu”, chúng ta mới thấy được cái học trong đời sống không phải chỉ ở học đường mà còn là kinh nghiệm từ hàng ngày thu lượm được. Và, trong từng ngôn ngữ, từng cử chỉ, vẫn bàng bạc một lòng yêu nước, yêu tự nhiên như những Trương công Định, những anh hùng chống Pháp bình dân nhưng vì nghĩa lớn mà mang tầm vông, giáo mác chống lại súng đạn tối tân.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo