Downloadsachmienphi.com

Kamanita Kẻ Hành Hương

Kamanita Kẻ Hành Hương - Gjellerup Karl
Kamanita Kẻ Hành Hương –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Kamanita Kẻ Hành Hương –

Karl Adolph Gjellerup sinh ngày 2/6/1857 tại Roholte, miền Bắc Zealand, Đan Mạch. Cha của ông, mục sư Pastor Carl Adolph Gjellerup, đã mất khi ông lên ba tuổi. Sau cái chết của người cha, Gjellerup được người bác Johannes Fibiger, vốn là một linh mục và đồng thời cũng là một nhà thơ, đưa về Copenhagen nuôi dưỡng. Với mong muốn sau này sẽ được phụng sự dưới ngôi nhà của Chúa, năm 1874, K. Gjellerup đã vào học tại khoa Thần học, trường Đại học Tổng hợp Copenhagen. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng của Herbert Spence – một người theo thuyết tiến hóa của Darwin – và nhà phê bình Georg Brandes, nên ngay khi chưa tốt nghiệp, K. Gjellerup đã bắt đầu cảm thấy bị thu hút bởi chủ nghĩa vô thần. Cũng dưới ảnh hưởng của Brandes, K. Gjellerup ủng hộ sự phát triển tự do của các tác phẩm văn học mang đậm dấu ấn cá nhân và tính nhân văn; đồng thời ông viết những tác phẩm táo bạo với hơi hướng của chủ nghĩa tự nhiên. Mặc dù vậy, thời gian sau, ông lại dần dần xa rời ảnh hưởng của Brandes và sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn

Gjellcrup viết văn từ rất sớm, vừa tốt nghiệp trung học ông đã viết hai vở kịch Spicio Africanus và Arminius nhưng đều không được in. Sự sụp đổ niềm tin vào Chúa chính là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong những sáng tác của K. Gjellerup thời kì đầu, đặc biệt qua các tác phẩm như Người Lý Tưởng (1878, ký bút danh Epigon), Antigonos (1880), v.v… Tuy nhiên, sau này các tác phẩm của K. Gjellerup lại in đậm dấu ấn của tư tưởng Phật Giáo và những tôn giáo Phương Đông khác.

Trong hai năm 1883 và 1884, K. Gjellerup đã du lịch qua nhiều nước như Italia, Hy Lạp, Nga, Thụy Điển, Thụy Sĩ; ấn tượng thu lượm được phản ánh trong các tác phẩm Tháng Cổ Điển (1884). Brynhid (1884). Đến năm 1885, K. Gjellerup chuyển đến sống ở Dresden, Đức. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc những tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn và triết học siêu hình của Gocthe và Friedrich Schiller – vốn cho rằng thế giới bên ngoài được sinh ra do ý thức, rằng thế giới vật chất không thể tồn tại một cách độc lập với ý thức của con người. Những tư tưởng này được thể hiện khá rõ qua hai tác phẩm Minna (1889) và Kamanita, kẻ Hành Hương (1906). Cả Fyodor M.Dostoevsky và Ivan Turghenev cũng là hai nhà văn có ảnh hưởng lớn đến K. Gjellerup, có thể thấy rất rõ điều này trong một số tác phẩm mà K. Gjellerup viết về vấn đề đạo đức. Chiếc Cối Xay (1896), một câu chuyện về tội ác và sự đau khổ, lại thể hiện rõ những dấu ấn của Émile Zola. Cuốn tiểu thuyết viết về cuộc sống của những người nông dân Đan Mạch này là một kiệt tác.

Những sáng tác của K. Gjellerup được viết bằng tiếng Đan Mạch và tiếng Đức, thể hiện sự thán phục của ông đối với tinh thần nhân bản và khía cạnh tâm linh trong văn hóa Đức. Tác phẩm của ông cũng bộc lộ rõ ảnh hưởng của trào lưu suy đồi (Décadcnce), nhưng từ khoảng năm 1906 trở đi ông quan tâm đến đề tài tôn giáo. Mặc dù Phât Giáo là nguồn cảm hứng giúp ông hoàn thành nhiều tác phẩm như vở kịch Ngọn Lửa Hiến Tế (1903) và tiểu thuyết Những Người Hành Hương Vĩnh Cửu (1910), những tác phẩm viết về luân hồi và sự ước vọng tới cõi Niết Bàn, nhưng hai cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là Những Người Bạn Của Chúa Trời (1916) và Cành Vàng (1917) lại đánh dấu sự trở về với Cơ Đốc Giáo.

Gjellerup đã với Eugenia Anna Caroline Heusinger, một người họ hàng của Georg Brandes. Sau khi rời khỏi Đức năm 1887, đến năm 1892 K. Gjellerup lại cùng gia đình chuyển đến định cư tại Dresden. Kể từ đây, ông bắt đầu sáng tác bằng tiếng Đức, ngôn ngữ mà ông gọi là phương tiện thể hiện chân chính của mình là càng ngày càng được độc giả ở Đức yêu mến và trân trọng. Năm 1917, cùng với một nhà văn Đan Mạch khác là Henrik Pontoppidan. K Gjellerup đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel văn học “vì sự nghiệp sáng tác thơ phong phú và những lý tưởng nhân đạo cao cả, vì những đóng góp cho việc củng cố khối thống nhất các dân tộc Scandinavia”. Tuy nhiên, người dân Đan Mạch không hào hứng lắm với việc ông nhận giải Nobel vì cho rằng ông là nhà văn Đức.

Gjellerup mất ngày 11/10/1919. Dù rằng sau khi mất, danh tiếng của ông mờ nhạt dần nhưng K. Gjellerup vẫn được đánh giá là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nền văn học Đan Mạch.

Kamanita, kẻ Hành Hương là một trong những tác phẩm đặc trưng và thể hiện rõ nhất quan niệm Phật giáo của Karl Gjellerup.

Tác phẩm là câu chuyện về Kamanita, một thương gia trẻ ở Ấn Độ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế (cách đây 2500 năm). Do duyên nghiệp mà chàng trai trẻ tài hoa Kamanita và nàng Vasitthi xinh đẹp như nữ thần Lakshmi đã gặp nhau để rồi yêu nhau trong mối tình nồng nàn, say đắm. Nhưng “đời là bể khổ đến rồi lại đi, nhường chỗ cho bất hạnh và khổ đau. Điểm khác biệt là tuy cũng gặp cảnh ngang trái như nhiều cặp tình nhân trên đời, Kamanita và Vasitthi có may mắn ở trong số rất ít người trong cõi nhân gian được sinh ra cùng xứ sở với Đức Phật, được gặp Ngài và được Ngài chỉ dẫn tiếp bước theo dấu chân Ngài trên con đường đi tìm chân lý tối hậu – con đường giải thoát khỏi biển khổ của luân hồi sinh tử. Câu chuyện mang đậm màu sắc của trường phái Phật Giáo Tịnh Độ Tông, mà mục đích của nó là tu học nhằm được tái sinh tại Tây Phương Cực Lạc, Tịnh độ của Phật A Di Đà. Nhưng Tây Phương Cực Lạc chưa phải là mục đích cuối cùng trên con đường tu tập mà chỉ là nơi được xem là cõi cuối cùng mà hành giả phải tái sinh để rồi đạt Niết Bàn, điều mà cặp tình nhân Kamanita và Vasitthi đã đạt được trong câu chuyện này. Xin nói rõ thêm là trước thời Đức Phật Thích Ca, con người chỉ mới biết đến và cầu mong được tái sinh trong cảnh trời Đại Phạm của Phạm Thiên Vương (Brahma). Đạo Bà La Môn tôn Phạm Thiên Vương là vị thần chúa tể và Ngài cũng được gọi là Thượng Đế. Đạo Phật cũng công nhận Ngài là chúa tể thế giới con người, nhưng chỉ rõ cảnh trời Đại Phạm thuộc miền sơ thiền, trong cõi sắc giới, tức là còn cách khá xa với cảnh giới siêu việt, dù rằng tất cả đều thuộc về tam giới (Dục giới, sắc giới và vô sắc giới) và vẫn còn chịu sự chi phối của vòng luân hồi sinh tử. Chỉ có Đức Phật và những người đi theo dấu chân của Ngài mới đạt đến sự tỉnh thức tối hậu, đi vào cõi Niết Bàn, lưu trú trong tinh không tuyệt đối, sự an lạc siêu việt khi thấy mình cùng một thề với tuyệt đối, khi thấy mình giải thoát khỏi mọi hư huyễn, mọi biến tướng, mọi tham ái. “Ngọn lửa đã tắt”, nhưng không có nghĩa là nó hoại diệt, đi vào hư vô. Lửa đèn tắt nhưng đèn vẫn còn. Không còn tồn tại kinh nghiệm trong tam giới, nhưng còn siêu tồn tại, cái cao hơn nhận thức và không thể diễn đạt bằng lời.

Bằng cảm hứng câu chuyện về chàng Kamanita, dường như cuối K. Gjellerup đã tìm thấy con đường đi đến chân lý tối hậu và phải chăng tác phẩm này hàm chứa sự biểu lộ một trong vô số các dạng khác nhau của Tâm thức Đức Phật, sẽ không ngừng biểu lộ chừng nào chúng sinh vẫn còn chịu khổ trong luân hồi sinh tử.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo