Downloadsachmienphi.com

Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài

Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài - Alexandre de Rhodes
Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài –

Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài

Tác Giả:

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài –

Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài (Alexandre de Rhodes) là cuốn sách thứ hai trong Tủ sách Biên khảo – Sử liệu do công ty Sách Dân Trí (DT Books) triển khai, sách do dịch giả Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên chuyển ngữ từ bản Pháp văn in năm 1651.

Giáo sĩ (15/3/1593-5/11/1660), sinh tại Avignon, miền Nam nước Pháp. Năm 1612, ông gia nhập dòng Tên ở Roma, rồi được thụ phong Linh mục năm 1618. Hoạt động truyền giáo ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và Macao từ năm 1624 đến năm 1645. được triệu hồi từ khu truyền giáo Đàng Trong, nơi ông cư trú hai năm, để tới khu truyền giáo Đàng Ngoài. Sau khi truyền giáo ở Đàng Ngoài ba năm (1627-1630), Alexandre de Rhodes đã viết bản Tường trình về Đàng Ngoài hay Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài và cho ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652.

Cuốn sách được chia làm 2 phần với 82 chương:

Phần một hay quyển một gồm 31 chương, với sự phong phú đặc biệt của những đề tài: về danh hiệu, vị trí Đàng Ngoài, về vua Lê, về chúa Trịnh (lúc này là Trịnh Tráng), về lực lượng, về số thuyền chiến, về các nguồn lợi, về hành chính, về khoa thi…

Phần hai hay quyển hai gồm 51 chương, trong đó giáo sĩ kể lại tất cả hoạt động của ông và những người kế tiếp ông để đem Tin Mừng của Đức Kitô đến cho Đàng Ngoài. Là người truyền giáo, ông quan tâm đặc biệt tới các tôn giáo, các tín ngưỡng cũng như những mê tín dị đoan của người bản xứ. Vì thạo tiếng Việt mà giáo sĩ đã rất dễ dàng truyền bá đức tin. Một giáo đoàn đã bắt đầu thành lập. Đã có nhiều người tham gia vào công việc chung, như chép kinh, biên soạn sách giáo lý, soạn lịch Công giáo…

Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài được viết cho độc giả châu Âu thượng bán thế kỷ XVII, cung cấp cho họ những tư liệu quý về tình hình chính trị, quân sự và xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo… và con người Việt Nam, cụ thể là Đàng Ngoài, lúc có sự tiếp xúc với người ngoại quốc, nhất là người Hà Lan và người Bồ, đặc biệt với người Bồ. Riêng về vấn đề tín ngưỡng, có xu hướng phủ định tất cả những gì ngoài Công giáo, coi các tôn giáo khác là dị đoan, mê tín, lầm lỗi, v.v… Tuy nhiên, đó chỉ là quan điểm của một cá nhân, một quan điểm hay xu hướng cũ…

Tái bản cuốn sách này, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả những tư liệu bổ ích, góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa, lịch sử và xã hội trong một thời kỳ đã qua.

Sau khi ở Đàng Trong năm năm (1618 – 1622) C. Borri đã soạn bản TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG TRONG và cho phát hành bằng tiếng Ý và tiếng Pháp năm 1631. Còn A. De Rhodes, sau khi truyền giáo ở Đàng Ngoài ba năm (1627 – 1630) đã biết bản TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐÀNG NGOÀI và cho ấn hành bằng tiếng Ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652.

Người ta còn giữ được một bản viết tay về bản Tường trình này soạn vào năm 1636 khi De Rhodes ở Macao. Nhưng hẳn ông đã bổ túc để viết không phải cho tới năm 1636. Vì thế ông đã nói: giáo đoàn này còn mới mẻ trẻ trung vì mới được “hai mươi ba tuổi” (1627 – 1650)

Cuốn về Đàng Trong của Borri rất quý đối với chúng ta, nhưng cuốn về Đàng Ngoài này quan trọng hơn nhiều. Đàng Trong dẫu sao cũng thuộc về nước Việt Nam. Chúa Nguyễn vẫn nhận vua Lê là lãnh tụ và dòng dõi nhà Lê làm vua toàn cõi. Nhà Nguyễn ở miền Nam lúc đó chưa dám tách biệt khỏi nhà nước Việt Nam, dẫu sao hành chính nhà Nguyễn lúc đó chưa bắt chước hoàn toàn nhà Lê ở Bắc. Trái lại Đàng Ngoài mới là đất đai của tổ tiên, của vua Hùng, nhà Lý, nhà Trần; Đông kinh tức Kẻ Chợ đã có từ lâu đời và nhất là từ năm nhà Lý dời đô về Thăng Long đầu thế kỷ 11.

Vì thế bản tường trình của De Rhodes có một tầm vóc lớn lao. Vì ông tinh thông ngôn ngữ nên ông học nói với người đương thời trực tiếp, ông ghi nhận tinh tường và thành thạo về tình hình chính trị, quân sự và xã hội, kinh tế và văn hoá của nước Việt Nam vào đầu thế kỷ 17, lúc có sự tiếp xúc với người ngoại quốc, nhất là người Hòa Lan và người Bồ, đặc biệt với người Bồ. Là người truyền giáo ông quan tâm đặc biệt tới các tôn giáo, các tín ngưỡng cũng như những mê tín dị đoan của người bản xứ. Ong không quên những phong tục và nhất là tiếng nói của người

Chúng tôi không cần giới thiệu nhiều lời, độc giả chỉ đưa mắt coi qua mục lục nhan đề các chương của cuốn sách ở quyển một, thì cũng biết sự phong phú đặc biệt của những đề tài: về danh hiệu, vị trí Đàng Ngoài, về vua Lê, về chúa Trịnh, lúc này là Trịnh Tráng, về lực lượng, về số thuyền chiến, về các nguồn lợi, về hành chính, về khoa thi … tất cả có 31 chương trong phần một hay quyển 1.

Là giáo sĩ đi truyền đạo, thế nên sau phần thứ nhất nói về tình hình trong nước, ông viết về sự du nhập Kitô giáo vào xứ này. Đó là ngày 19 tháng 03 năm 1672, tàu của thương gia người Bồ đã đưa ông tới Cửa Bạng thuộc Thanh Hoá, sau chỉ có một tuần lễ hành trình trên biển khơi từ Macao. Thế là ông đặt tên cho cửa biển này là của Thánh Giuse. Vì đã tinh thông tiếng nói học được ở Đàng Trong nên ông bắt đầu giảng đạo Thánh Đức Chúa Trời và rửa tội cho một số người ở chung quanh bến đó. Khi được tiếp xúc với chính quyền thì chính lại là chúa Trịnh Tráng đưa vua Lê đi đánh chúa Nguyễn : đó là trận thứ nhất giữa hai chúa Trịnh Nguyễn giữa hai xứ Bắc Nam mà sử ta có nói tới.

Chúng tôi nhường lời cho cuốn sách, quyền 2, với 51 chương, trong đó giáo sĩ kể lại tất cả hoạt động của ông và các người kế tiếp ông để đem Tin Mừng của Đức Kitô đến cho Đàng Ngoài.

Như trên chúng tôi đã nói, vì thạo tiếng Việt mà giáo sĩ đã rất dễ dàng truyền bá đức tin. Một giáo đoàn đã bắt đầu thành lập. Đã có nhiều người tham gia vào công việc chung, như chép kinh, biên soạn sách giáo lý, soạn lịch công giáo. Chính giáo sĩ đã có một thời gian không đi giảng được, thì đã viết thư chung gởi cho bổn đạo. Cùng cộng tác với ngài còn có những người có tên tuổi, có công trạng như giáo sĩ Gaspar d’Amaral, người đã soạn một cuốn TỰ VỊ VIỆT BỒ (ngày nay thất lạc), giáo sĩ Antôn Barbosa đã viết cuốn TỰ VỊ VIỆT BỒ (ngày nay thất lạc), tuy cả hai cuốn đã giúp cho cha A. De Rhodes soạn cuốn TỰ VỊ VIỆT BỒ LA ấn hành tại Rôma năm 1651. Chính De Rhodes cũng đã cho in cuốn PHÉP GIẢNG TÁM NGÀY, hẳn với những bài giảng cho dân xứ bắc trong thời gian ông ngụ tại đây. Cũng phải kể đến giáo sĩ Maioroca, người biên soạn tới hơn hai cuốn sách bằng chữ Nôm hiện còn những bản thảo hay bản viết tay nằm trong thư viện quốc gia Pháp ở Paris.

Rồi cũng đã có sẵn văn sĩ, thi sĩ đầu tiên của giáo đoàn Kitô như bà Catarina rất tinh thông chữ nghĩa, bà đã viết bằng thơ tất cả lịch sử cứu rỗi từ tạo thiên lập địa cho tới Chúa Kitô chịu chết và phục sinh, bà còn thêm một cuốn kể lai lịch cuộc truyền giáo ở xứ này. Thật là đất Đông Kinh ngàn năm Văn Hiến. Chúng tôi có thể tưởng tượng như cuốn THIÊN NAM NGŨ LỤC với hơn tám ngàn câu thơ lục bát cũng vào thời kỳ này.

Về tổ chức giáo đoàn và xây dựng đoàn thể, phải kể tới hội các thầy giảng với một trường đào tạo trong đó đã có chừng một trăm thầy. Về sinh hoạt phụng vụ cũng rất sốt sắng với mùa Vọng và Lễ giáng sinh, mùa Chay và Lễ Phục sinh. Đặc biệt De Rhodes đã cho tổ chức ngắm 15 sự thương khó Chúa Giêsu, dựa theo nghi lễ hát kinh đêm trong ba ngày Tuần thánh.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo