Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Mưu trí xử thế theo Quỉ Cốc Tử – Hoàng Lâm, Thu Lâm
Quỷ Cốc Tử vốn là nhân vật mang đầy màu sắc huyền bí trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Tác phẩm của ông có giá trị lớn về các mặt đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, từ thời cổ đại đến nay vẫn có giá trị về nhiều mặt, kể cả kinh doanh, buôn bán. Sách của ông được coi là Kỳ thủ hiếm có.
Sách của Quỷ Cốc Tử gồm có 3 tập, đến nay chỉ còn lại 15 thiên, chủ yếu nói về các mưu lược đấu tranh chính trị, ngoại giao của các mưu sĩ theo thuyết tung hoành thời xưa.”
Cuốn này, theo cảm nhận của riêng tôi thì trình bày các ví dụ thật sống động, các tác giả đã kỳ công nghiên cứu và tìm tòi các bài học trong lịch sử để làm rõ nét các nhận định cô động của Quỷ Cốc Tử. Nếu mỗi chúng ta có thể học được từ các bài học này thì tôi hi vọng trong đối nhân xử thế sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
1. DĨ TĨNH CHẾ ĐỘNG (DÙNG CÁI TĨNH KHỐNG CHẾ CÁI ĐỘNG)
Người ta nói là động, ta im lặng là tĩnh. Nghe người nói, biết được nội tâm họ. (Nhân ngôn giả, động dã. Kỷ mặc giả, tĩnh dã, nhân kỳ ngôn, thích kỳ từ).
Quỷ Cốc Tử – Điều 2- Thuật phản ứng.
Giải thích
Người khác nói là ở vào trạng thái động. Ta giữ im lặng không nói là ở vào trạng thái tĩnh. Nghe nội dung người khác nói sẽ dò biết được chủ trương và kiến giải của họ.
Bình luận
Xét nguyên lý động tĩnh, người đang nói thao thao bất tuyệt là động. Ta cứ im lặng mà nghe là tĩnh. Người khác động còn mình thì tĩnh, người khác nói còn mình thì nghe, đó chính là dĩ tĩnh chế động, dùng cái tĩnh khống chế cái động. Theo Quỷ Cốc Tử, dĩ tĩnh chế động có thể dựa vào lời nói của đối phương để dò biết chủ trương và kiến giải của họ. Nếu phát hiện lời nói của họ có chỗ mâu thuẫn bất nhất thì ta có thể hỏi ngay để nắm được thực tình, hiểu rõ được đối phương.
Dĩ tĩnh chế động là một loại vũ khí lợi hại trong xử thế. Trong đàm phán, nếu đối phương đưa ra yêu cầu không hợp lý, hoặc khi bạn cảm thấy ngán ngẩm với lời nói của họ, lúc đó có thể áp dụng mưu lược dĩ tĩnh, chế động.
Nhà chính trị nước Anh Raise trong một lần đang diễn thuyết bỗng đột nhiên ngừng lại lấy đồng hồ ra, đứng lặng im nhìn thính giả không nói gì đúng 72 giây đồng hồ. Khi công chúng còn đang ngơ ngác chưa hiểu ra sao thì ông nói: “Thưa các vị, 72 giây đồng hồ vừa rồi mà các vị cảm thấy bứt rứt chính là thời gian mà một người thợ bình thường dùng để xây một viên gạch”.
Cách dùng sự tĩnh lặng để thể hiện nội dung nói chuyện của Raise thực là cao tay. Đó là một phương pháp lôi cuốn sự chú ý của thính giả. Ý nghĩa thể hiện trong sự trầm lặng khi chuyện trò rất phong phú đa dạng. Nó có thể là sự tán thành không lời mà cũng có thể là sự phản đối vô thanh; có thể là sự mặc nhận vui vẻ mà cũng có thể là sự bảo lưu ý mình; có thể là sự chống chọi uy nghiêm mà cũng có thể là nỗi lo canh cánh; có thể là sự tỏ ý hùa theo ý kiến mọi người, bản thân không có chủ kiến, mà cũng có thể là một dấu hiệu quyết tâm phải đấu kỳ cho đến khi đạt được mục đích mới thôi.
Vì vậy trong đối nhân xử thế, mưu lược dĩ tĩnh chế động đã được vận dụng rộng rãi.
Ứng dụng mưu lược
BÁC NÔNG DÂN GIẢ VỜ CÂM
Hôm đó một bác nông dân dắt con ngựa đi có việc, buổi trưa tới một quán ăn nhỏ ven đường, buộc dây cương ngựa vào một gốc cây, đang định vào quán thì có một vị thân sĩ cưỡi ngựa đi tới rồi cũng buộc ngựa ở cùng gốc cây đó.
Bác nông dân thấy thế vội nói: “Xin ông đừng buộc ngựa ở gốc cây đó, ngựa của tô chưa thuần đâu, nó có thể đá chết ngựa của ông đấy”. Vị thân sĩ không nghe, cứ buộc ngựa ở gốc cây đó rồi vào quán ăn trưa. Một lát sau họ nghe thấy tiếng ngựa hí hét khủng khiếp. Cả hai vội chạy ra xem thì thấy con ngựa của vị thân sĩ đã bị đá chết. Ông thân sĩ bèn lôi bác nông dân đi kiện, đòi đền ngựa. Quan huyện hỏi bác nông dân nhiều việc mà bác ta cứ như người câm không nói.
Quan huyện nói với vị thân sĩ: “Anh ta là người câm, làm sao xử kiện được”. Vị thân sĩ ngạc nhiên nói: “Vừa rồi anh ta còn nói chuyện được cơ mà”. Quan lại hỏi: “Nó nói gì?”. Vị thân sĩ kể lại lời bác nông dân nói khi buộc ngựa. Quan nghe xong kêu lên: “Ái già, như vậy là ông vô lý rồi. Nó đã cảnh cáo trước mà ông không nghe, nên nó không phải đền ngựa cho ông”.
Lúc đó bác nông dân mới mở miệng nói cho quan huyện rõ bác phải làm như người câm để ông thân sĩ nói ra sự thực, như vậy sẽ dễ phán xét ai đúng ai sai.
Bác nông dân đã vận dụng mưu lược dĩ tĩnh chế động làm cho ông thân sĩ nọ phải nói rõ sự thực, bác không trả lời các câu hỏi để quan tưởng là bác câm khiến ông thân sĩ phải kể lại đầu đuôi câu chuyện buộc ngựa ra sao, do đó đã đạt được mục đích của mình.
IM LẶNG LÀ VÀNG
Các chính khách đều mong muốn có tài hùng biện, ăn nói thanh nhã, cao thượng và hài hước, dí dỏm. Tất nhiên cũng không nên quên câu cách ngôn “im lặng là vàng”. Sự tĩnh lặng có ý nghĩa quan trọng đối với người lãnh đạo.
Trước hết nó giúp cho sự đoàn kết trong nội bộ Ban lãnh đạo. Thời Chiến quốc, Tể tướng nước Triệu Lạn Tương Như đã vận dụng phương pháp giữ im lặng để xử lý tốt mối quan hệ với Đại tướng Liêm Pha. Liêm Pha rất bực bội về chuyện Tương Như chỉ nhờ vào tài ăn nói mà được địa vị cao hơn mình, ông thường hay ăn nói xúc phạm Tương Như. Tương Như đã dùng phương pháp né tránh để đối phó lại với sự đả kích vô nguyên tắc của Liêm Pha, không đụng độ trực diện, không tranh, đua cao thấp. Sau này Liêm Pha đã cảm động vì sự độ lượng nhường nhịn, trầm lặng và tinh thần cao thượng quan tâm đến đại cục của Tương Như, do đó ông đã tự trói mình xin chuộc tội với Tương Như. Từ đó hai người kết nghĩa sinh tử có nhau, ổn định được tình thế nước Triệu.
ất nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa sự im lặng. Đối với các vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng, quyết không thể im lặng hàm hồ mà cần tỏ ra quang minh lỗi lạc, cờ xí rõ ràng, như vậy mới phù hợp với lợi ích căn bản riêng và chung.
Sau nữa, giữ im lặng đúng mức có thể làm cho các nhân sĩ và chuyên gia dễ bày tỏ các ý kiến khác nhau, đưa ra các phương án khác nhau. Người lãnh đạo do có một địa vị nhất định nên khi đã nói ra một điều gì, nêu lên một ý kiến gì thì quần chúng thường dễ tán thành không nói trái ngược lại hoặc không nêu ra ý kiến còn chưa chín lắm. Như vậy quyết sách dễ mắc sai lầm. Để tránh nguy cơ “nhất ngôn đường” (một người nói là xong) và tệ nạn độc đoán, khoa học về quyết sách của nước ngoài có đề ra “thuyết gây sóng gió cho bộ não”, rất đáng cho chúng ta tham khảo. Theo thuyết này, người lãnh đạo giữ im lặng đúng mức, ra sức khuyến khích người khác mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ của mình, phát biểu ý kiến thoải mái không bị gò bó, tự do nêu các phương án giải quyết vấn đề, còn người lãnh đạo cứ để họ nói mà không bình luận, nhận xét gì hết. Sau cuộc họp, người lãnh đạo sẽ suy nghĩ, cân nhắc tỉ mỉ, tổng hợp và chọn lọc rồi đưa ra quyết sách chính xác.
Và sau nữa, giữ im lặng có thể giảm bớt những sự phiền toái không cần thiết. Người lãnh đạo thường là trung tâm chú ý của mọi người, mỗi lời nói ra đều rất nhạy cảm, chỉ một chút sai sót nhỏ là lan truyền rộng ngay. Đúng như sách “Lai Căn Đàm” đã nói: “10 điều nói ra, 9 điều đúng, không có gì lạ. Chỉ một điều không đúng đã đầy tội lỗi”. Vì vậy một người lãnh đạo có kinh nghiệm thà giữ im lặng còn hơn phát ngôn vội vàng, nhất là trong trường hợp ngoài lề tuyệt đối không nên bình luận việc riêng của người khác. Ngay đối với các lời đồn đại nói xấu mình, người lãnh đạo lão luyện cũng sẽ khéo dùng phương pháp giữ im lặng để bình tĩnh xử lý. Họ biết rằng vội vàng giải thích hoặc phản bác lại chỉ làm cho các lời đồn đại nói xấu đó càng lan truyền nhanh và dễ làm cho người khác cảm thấy phân vân, kém vững tin. Thà rằng “mặc dù nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, lặng lẽ tránh ồn ào, bình thản như không, dùng hành động và sự thực để chứng minh rõ đầu đuôi mọi việc. Nhưng cũng không nên để cho sự im lặng trở thành một biểu hiện của sự yếu đuối, đối với sự đả kích ác ý cần làm rõ đầu đuôi rồi kiên quyết phản kích lại.
TẠI SAO NỮ HOÀNG THỤY ĐIỂN GIỮ IM LẶNG
Khi quay bộ phim “Nữ hoàng Thụy Điển”, nghệ sĩ Mamori gặp phải một vấn đề hóc búa, cảnh trong cần diễn tả Nữ hoàng vì tình yêu mà từ bỏ ngôi vua, khi bước lên tàu ra đi thì người tình chết. Vậy lúc đó Nữ hoàng cần nói gì?
Mamori nghĩ dù có để diễn viên đóng vai Nữ hoàng nói gì chẳng nữa cũng chỉ là giả dối và ngu ngốc mà thôi. Biện pháp tốt nhất là nên dùng một hình tượng vô thanh, câm lặng, thế là ông quyết định chỉ đơn thuần dùng hình ảnh và tiết tấu nhạc để giải quyết vấn đề này. Khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, diễn viên đóng vai nữ hoàng chợt đến bên ông và hỏi: “Em phải diễn như thế nào đây?”.
Đúng rồi, cần diễn như thế nào đây? Tất nhiên một khi đã chi dùng hình ảnh và tiết tấu thì sự diễn đạt của diễn viên quan trọng lắm. Cười ư? Khóc ư? Điên dại ư? Diễn đạt thế nào cũng không hay. Trong lúc bế tắc đó, chợt ông nghĩ: đưa ra một trang giấy trắng cho khán giả có khi lại hay. Thế là ông quyết định chọn đáp án đó. Ông nói với cô diễn viên: “Không có diễn gì hết, Không cần nghĩ gì hết, cũng đừng có chớp mắt. Cứ đứng ngây người như vậy, không biểu lộ một tình cảm gì hết”.
Diễn viên đã diễn đúng như vậy. Sau buổi chiếu phim, khán giả rất kinh ngạc, khen diễn viên đóng khéo hết ý.
Trong dẫn chứng này, đạo diễn Mamori đã áp dụng mưu lược dĩ tĩnh chế động, để cho cô diễn viên đóng vai Nữ hoàng Thụy Điển khi bước lên tàu từ biệt quê hương xứ sở đã câm lặng không nói và cũng không biểu lộ tình cảm gì. Đây thực là một sự lựa chọn tuyệt diệu vậy.
LINCOLN LÀM THẦY CÃI THẮNG KIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Tổng thống Lincoln khi còn trẻ rất hiếu học. Ông đã tự học nhận được giấy phép hành nghề luật sư. Tài tranh cãi và mưu trí linh hoạt của ông trong các vụ xét xử tại tòa án đã được quần chúng ngưỡng mộ tán thưởng. Một lần ông đã dùng cách giữ im lặng không nói gì tại tòa mà đánh bại được luật sư bên nguyên, giành được thắng lợi trong vụ kiện.
Trong phiên xét xử tại tòa án, luật sư bên nguyên đã thao thao bất tuyệt, nói đi nói lại dài dòng tới 2 tiếng đồng hồ về một hai luận cứ đơn giản, quan tòa và công chúng đều ngán ngẩm, m rì chê trách, có người đã ngủ gật. Cuối cùng ông luật sư đó cũng đã nói xong, đến lượt Lincoln là luật sư của bên bị lên bục, nhưng ông im lặng không nói gì, hội trường im phăng phắc, cử tọa rất ngạc nhiên.
Một lúc sau Lincoln cởi áo khoác ngoài, đặt lên bàn, sau đó cầm tách uống một hớp nước rồi lại đặt tách xuống và mặc áo khoác vào. Sau đó ông lại cởi áo khoác và uống nước rồi lại mặc áo vào, cứ thế làm đi làm lại dăm sáu lần. Quan tòa và công chúng bật cười ha hả trước màn kịch câm của Lincoln. Lincoln vẫn không nói gì, rời diễn đàn trong tiếng cười hoan hỉ còn đối thủ của ông bị “cười” thua kiện.
Là luật sư, không nói gì mà thắng được kiện là một việc rất khó khăn. Luật sư bên nguyên đã nói năng dài dòng làm công chúng phát ngán, nếu Lincoln lại tiếp tục tranh luận tràng giang đại hải thì hậu quả sẽ ra sao chắc mọi người đều rõ. Vì vậy ông đã dĩ tĩnh chế động, không nói một câu, dùng phương thức kịch câm đánh bại đối thủ, đạt được hiệu quả “vô thanh thắng hữu thanh”.
ROOSEVELT GIẢ CÂM GIẢ ĐIẾC THẮNG TÌNH BÁO NHẬT
Trong Đại chiến thế giới II, một nhà báo Mỹ nhạy tin được biết: một tổ tình báo dưới quyền chỉ huy của con trai Roosevelt đã giải mã được bức điện nói về kế hoạch tiến công đảo Midway của quân Nhật, do đó đã nắm chắc được tin tức xác thực về bố trí tác chiến trên biển của quân Nhật, và Mỹ đã chuẩn bị chiến lược đối phó.
Một tờ báo ở Chicago đã đem bản tin do nhà báo này cung cấp công bố toàn bộ trên báo. Như vậy có thể làm cho Nhật cảnh giác thay đổi lại mật mã và điều chỉnh lại bố trí khó khăn, rơi vào thế hết sức bị động chịu đòn. Có một quan chức cấp cao đã đề nghị Tổng thống Roosevelt ra lệnh điều tra vụ tiết lộ bí mật Quốc gia thời chiến rất nghiêm trọng này. Nhưng tổng thống đã xử lý khác thường, dĩ tĩnh chế động, không cho điều tra cũng không huy động mọi người giải thích ồn ào mà cũng không cho điều chỉnh lại bố trí quân sự, làm ra vẻ như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Kết quả vụ việc đó nhanh chóng êm dịu đi đến nỗi cơ quan tình báo cũng không chú ý gì đến để có biện pháp thích đáng.
Một vụ việc hầu như có thể chôn vùi thắng lợi của quân Mỹ trong chiến dịch Midway nhưng nhờ cách xử lý cao minh của tổng thống Roosevelt nên đã cứu vãn được tình thế.
1. DĨ TĨNH CHẾ ĐỘNG (DÙNG CÁI TĨNH KHỐNG CHẾ CÁI ĐỘNG)
Người ta nói là động, ta im lặng là tĩnh. Nghe người nói, biết được nội tâm họ. (Nhân ngôn giả, động dã. Kỷ mặc giả, tĩnh dã, nhân kỳ ngôn, thích kỳ từ).
Quỷ Cốc Tử – Điều 2- Thuật phản ứng.
Giải thích
Người khác nói là ở vào trạng thái động. Ta giữ im lặng không nói là ở vào trạng thái tĩnh. Nghe nội dung người khác nói sẽ dò biết được chủ trương và kiến giải của họ.
Bình luận
Xét nguyên lý động tĩnh, người đang nói thao thao bất tuyệt là động. Ta cứ im lặng mà nghe là tĩnh. Người khác động còn mình thì tĩnh, người khác nói còn mình thì nghe, đó chính là dĩ tĩnh chế động, dùng cái tĩnh khống chế cái động. Theo Quỷ Cốc Tử, dĩ tĩnh chế động có thể dựa vào lời nói của đối phương để dò biết chủ trương và kiến giải của họ. Nếu phát hiện lời nói của họ có chỗ mâu thuẫn bất nhất thì ta có thể hỏi ngay để nắm được thực tình, hiểu rõ được đối phương.
Dĩ tĩnh chế động là một loại vũ khí lợi hại trong xử thế. Trong đàm phán, nếu đối phương đưa ra yêu cầu không hợp lý, hoặc khi bạn cảm thấy ngán ngẩm với lời nói của họ, lúc đó có thể áp dụng mưu lược dĩ tĩnh, chế động.
Nhà chính trị nước Anh Raise trong một lần đang diễn thuyết bỗng đột nhiên ngừng lại lấy đồng hồ ra, đứng lặng im nhìn thính giả không nói gì đúng 72 giây đồng hồ. Khi công chúng còn đang ngơ ngác chưa hiểu ra sao thì ông nói: “Thưa các vị, 72 giây đồng hồ vừa rồi mà các vị cảm thấy bứt rứt chính là thời gian mà một người thợ bình thường dùng để xây một viên gạch”.
Cách dùng sự tĩnh lặng để thể hiện nội dung nói chuyện của Raise thực là cao tay. Đó là một phương pháp lôi cuốn sự chú ý của thính giả. Ý nghĩa thể hiện trong sự trầm lặng khi chuyện trò rất phong phú đa dạng. Nó có thể là sự tán thành không lời mà cũng có thể là sự phản đối vô thanh; có thể là sự mặc nhận vui vẻ mà cũng có thể là sự bảo lưu ý mình; có thể là sự chống chọi uy nghiêm mà cũng có thể là nỗi lo canh cánh; có thể là sự tỏ ý hùa theo ý kiến mọi người, bản thân không có chủ kiến, mà cũng có thể là một dấu hiệu quyết tâm phải đấu kỳ cho đến khi đạt được mục đích mới thôi.
Vì vậy trong đối nhân xử thế, mưu lược dĩ tĩnh chế động đã được vận dụng rộng rãi.
Ứng dụng mưu lược
BÁC NÔNG DÂN GIẢ VỜ CÂM
Hôm đó một bác nông dân dắt con ngựa đi có việc, buổi trưa tới một quán ăn nhỏ ven đường, buộc dây cương ngựa vào một gốc cây, đang định vào quán thì có một vị thân sĩ cưỡi ngựa đi tới rồi cũng buộc ngựa ở cùng gốc cây đó.
Bác nông dân thấy thế vội nói: “Xin ông đừng buộc ngựa ở gốc cây đó, ngựa của tô chưa thuần đâu, nó có thể đá chết ngựa của ông đấy”. Vị thân sĩ không nghe, cứ buộc ngựa ở gốc cây đó rồi vào quán ăn trưa. Một lát sau họ nghe thấy tiếng ngựa hí hét khủng khiếp. Cả hai vội chạy ra xem thì thấy con ngựa của vị thân sĩ đã bị đá chết. Ông thân sĩ bèn lôi bác nông dân đi kiện, đòi đền ngựa. Quan huyện hỏi bác nông dân nhiều việc mà bác ta cứ như người câm không nói.
Quan huyện nói với vị thân sĩ: “Anh ta là người câm, làm sao xử kiện được”. Vị thân sĩ ngạc nhiên nói: “Vừa rồi anh ta còn nói chuyện được cơ mà”. Quan lại hỏi: “Nó nói gì?”. Vị thân sĩ kể lại lời bác nông dân nói khi buộc ngựa. Quan nghe xong kêu lên: “Ái già, như vậy là ông vô lý rồi. Nó đã cảnh cáo trước mà ông không nghe, nên nó không phải đền ngựa cho ông”.
Lúc đó bác nông dân mới mở miệng nói cho quan huyện rõ bác phải làm như người câm để ông thân sĩ nói ra sự thực, như vậy sẽ dễ phán xét ai đúng ai sai.
Bác nông dân đã vận dụng mưu lược dĩ tĩnh chế động làm cho ông thân sĩ nọ phải nói rõ sự thực, bác không trả lời các câu hỏi để quan tưởng là bác câm khiến ông thân sĩ phải kể lại đầu đuôi câu chuyện buộc ngựa ra sao, do đó đã đạt được mục đích của mình.
IM LẶNG LÀ VÀNG
Các chính khách đều mong muốn có tài hùng biện, ăn nói thanh nhã, cao thượng và hài hước, dí dỏm. Tất nhiên cũng không nên quên câu cách ngôn “im lặng là vàng”. Sự tĩnh lặng có ý nghĩa quan trọng đối với người lãnh đạo.
Trước hết nó giúp cho sự đoàn kết trong nội bộ Ban lãnh đạo. Thời Chiến quốc, Tể tướng nước Triệu Lạn Tương Như đã vận dụng phương pháp giữ im lặng để xử lý tốt mối quan hệ với Đại tướng Liêm Pha. Liêm Pha rất bực bội về chuyện Tương Như chỉ nhờ vào tài ăn nói mà được địa vị cao hơn mình, ông thường hay ăn nói xúc phạm Tương Như. Tương Như đã dùng phương pháp né tránh để đối phó lại với sự đả kích vô nguyên tắc của Liêm Pha, không đụng độ trực diện, không tranh, đua cao thấp. Sau này Liêm Pha đã cảm động vì sự độ lượng nhường nhịn, trầm lặng và tinh thần cao thượng quan tâm đến đại cục của Tương Như, do đó ông đã tự trói mình xin chuộc tội với Tương Như. Từ đó hai người kết nghĩa sinh tử có nhau, ổn định được tình thế nước Triệu.
ất nhiên cũng không nên tuyệt đối hóa sự im lặng. Đối với các vấn đề có tính nguyên tắc quan trọng, quyết không thể im lặng hàm hồ mà cần tỏ ra quang minh lỗi lạc, cờ xí rõ ràng, như vậy mới phù hợp với lợi ích căn bản riêng và chung.
Sau nữa, giữ im lặng đúng mức có thể làm cho các nhân sĩ và chuyên gia dễ bày tỏ các ý kiến khác nhau, đưa ra các phương án khác nhau. Người lãnh đạo do có một địa vị nhất định nên khi đã nói ra một điều gì, nêu lên một ý kiến gì thì quần chúng thường dễ tán thành không nói trái ngược lại hoặc không nêu ra ý kiến còn chưa chín lắm. Như vậy quyết sách dễ mắc sai lầm. Để tránh nguy cơ “nhất ngôn đường” (một người nói là xong) và tệ nạn độc đoán, khoa học về quyết sách của nước ngoài có đề ra “thuyết gây sóng gió cho bộ não”, rất đáng cho chúng ta tham khảo. Theo thuyết này, người lãnh đạo giữ im lặng đúng mức, ra sức khuyến khích người khác mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ của mình, phát biểu ý kiến thoải mái không bị gò bó, tự do nêu các phương án giải quyết vấn đề, còn người lãnh đạo cứ để họ nói mà không bình luận, nhận xét gì hết. Sau cuộc họp, người lãnh đạo sẽ suy nghĩ, cân nhắc tỉ mỉ, tổng hợp và chọn lọc rồi đưa ra quyết sách chính xác.
Và sau nữa, giữ im lặng có thể giảm bớt những sự phiền toái không cần thiết. Người lãnh đạo thường là trung tâm chú ý của mọi người, mỗi lời nói ra đều rất nhạy cảm, chỉ một chút sai sót nhỏ là lan truyền rộng ngay. Đúng như sách “Lai Căn Đàm” đã nói: “10 điều nói ra, 9 điều đúng, không có gì lạ. Chỉ một điều không đúng đã đầy tội lỗi”. Vì vậy một người lãnh đạo có kinh nghiệm thà giữ im lặng còn hơn phát ngôn vội vàng, nhất là trong trường hợp ngoài lề tuyệt đối không nên bình luận việc riêng của người khác. Ngay đối với các lời đồn đại nói xấu mình, người lãnh đạo lão luyện cũng sẽ khéo dùng phương pháp giữ im lặng để bình tĩnh xử lý. Họ biết rằng vội vàng giải thích hoặc phản bác lại chỉ làm cho các lời đồn đại nói xấu đó càng lan truyền nhanh và dễ làm cho người khác cảm thấy phân vân, kém vững tin. Thà rằng “mặc dù nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, lặng lẽ tránh ồn ào, bình thản như không, dùng hành động và sự thực để chứng minh rõ đầu đuôi mọi việc. Nhưng cũng không nên để cho sự im lặng trở thành một biểu hiện của sự yếu đuối, đối với sự đả kích ác ý cần làm rõ đầu đuôi rồi kiên quyết phản kích lại.
TẠI SAO NỮ HOÀNG THỤY ĐIỂN GIỮ IM LẶNG
Khi quay bộ phim “Nữ hoàng Thụy Điển”, nghệ sĩ Mamori gặp phải một vấn đề hóc búa, cảnh trong cần diễn tả Nữ hoàng vì tình yêu mà từ bỏ ngôi vua, khi bước lên tàu ra đi thì người tình chết. Vậy lúc đó Nữ hoàng cần nói gì?
Mamori nghĩ dù có để diễn viên đóng vai Nữ hoàng nói gì chẳng nữa cũng chỉ là giả dối và ngu ngốc mà thôi. Biện pháp tốt nhất là nên dùng một hình tượng vô thanh, câm lặng, thế là ông quyết định chỉ đơn thuần dùng hình ảnh và tiết tấu nhạc để giải quyết vấn đề này. Khi mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi, diễn viên đóng vai nữ hoàng chợt đến bên ông và hỏi: “Em phải diễn như thế nào đây?”.
Đúng rồi, cần diễn như thế nào đây? Tất nhiên một khi đã chi dùng hình ảnh và tiết tấu thì sự diễn đạt của diễn viên quan trọng lắm. Cười ư? Khóc ư? Điên dại ư? Diễn đạt thế nào cũng không hay. Trong lúc bế tắc đó, chợt ông nghĩ: đưa ra một trang giấy trắng cho khán giả có khi lại hay. Thế là ông quyết định chọn đáp án đó. Ông nói với cô diễn viên: “Không có diễn gì hết, Không cần nghĩ gì hết, cũng đừng có chớp mắt. Cứ đứng ngây người như vậy, không biểu lộ một tình cảm gì hết”.
Diễn viên đã diễn đúng như vậy. Sau buổi chiếu phim, khán giả rất kinh ngạc, khen diễn viên đóng khéo hết ý.
Trong dẫn chứng này, đạo diễn Mamori đã áp dụng mưu lược dĩ tĩnh chế động, để cho cô diễn viên đóng vai Nữ hoàng Thụy Điển khi bước lên tàu từ biệt quê hương xứ sở đã câm lặng không nói và cũng không biểu lộ tình cảm gì. Đây thực là một sự lựa chọn tuyệt diệu vậy.
LINCOLN LÀM THẦY CÃI THẮNG KIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Tổng thống Lincoln khi còn trẻ rất hiếu học. Ông đã tự học nhận được giấy phép hành nghề luật sư. Tài tranh cãi và mưu trí linh hoạt của ông trong các vụ xét xử tại tòa án đã được quần chúng ngưỡng mộ tán thưởng. Một lần ông đã dùng cách giữ im lặng không nói gì tại tòa mà đánh bại được luật sư bên nguyên, giành được thắng lợi trong vụ kiện.
Trong phiên xét xử tại tòa án, luật sư bên nguyên đã thao thao bất tuyệt, nói đi nói lại dài dòng tới 2 tiếng đồng hồ về một hai luận cứ đơn giản, quan tòa và công chúng đều ngán ngẩm, m rì chê trách, có người đã ngủ gật. Cuối cùng ông luật sư đó cũng đã nói xong, đến lượt Lincoln là luật sư của bên bị lên bục, nhưng ông im lặng không nói gì, hội trường im phăng phắc, cử tọa rất ngạc nhiên.
Một lúc sau Lincoln cởi áo khoác ngoài, đặt lên bàn, sau đó cầm tách uống một hớp nước rồi lại đặt tách xuống và mặc áo khoác vào. Sau đó ông lại cởi áo khoác và uống nước rồi lại mặc áo vào, cứ thế làm đi làm lại dăm sáu lần. Quan tòa và công chúng bật cười ha hả trước màn kịch câm của Lincoln. Lincoln vẫn không nói gì, rời diễn đàn trong tiếng cười hoan hỉ còn đối thủ của ông bị “cười” thua kiện.
Là luật sư, không nói gì mà thắng được kiện là một việc rất khó khăn. Luật sư bên nguyên đã nói năng dài dòng làm công chúng phát ngán, nếu Lincoln lại tiếp tục tranh luận tràng giang đại hải thì hậu quả sẽ ra sao chắc mọi người đều rõ. Vì vậy ông đã dĩ tĩnh chế động, không nói một câu, dùng phương thức kịch câm đánh bại đối thủ, đạt được hiệu quả “vô thanh thắng hữu thanh”.
ROOSEVELT GIẢ CÂM GIẢ ĐIẾC THẮNG TÌNH BÁO NHẬT
Trong Đại chiến thế giới II, một nhà báo Mỹ nhạy tin được biết: một tổ tình báo dưới quyền chỉ huy của con trai Roosevelt đã giải mã được bức điện nói về kế hoạch tiến công đảo Midway của quân Nhật, do đó đã nắm chắc được tin tức xác thực về bố trí tác chiến trên biển của quân Nhật, và Mỹ đã chuẩn bị chiến lược đối phó.
Một tờ báo ở Chicago đã đem bản tin do nhà báo này cung cấp công bố toàn bộ trên báo. Như vậy có thể làm cho Nhật cảnh giác thay đổi lại mật mã và điều chỉnh lại bố trí khó khăn, rơi vào thế hết sức bị động chịu đòn. Có một quan chức cấp cao đã đề nghị Tổng thống Roosevelt ra lệnh điều tra vụ tiết lộ bí mật Quốc gia thời chiến rất nghiêm trọng này. Nhưng tổng thống đã xử lý khác thường, dĩ tĩnh chế động, không cho điều tra cũng không huy động mọi người giải thích ồn ào mà cũng không cho điều chỉnh lại bố trí quân sự, làm ra vẻ như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Kết quả vụ việc đó nhanh chóng êm dịu đi đến nỗi cơ quan tình báo cũng không chú ý gì đến để có biện pháp thích đáng.
Một vụ việc hầu như có thể chôn vùi thắng lợi của quân Mỹ trong chiến dịch Midway nhưng nhờ cách xử lý cao minh của tổng thống Roosevelt nên đã cứu vãn được tình thế.