Downloadsachmienphi.com

Người Cha Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

Người Cha Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt - Đông Tử
Người Cha Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt –

Người Cha Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt

Tác Giả:

Thể Loại: Gia Đình

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Người Cha Tốt Hơn Là Người Thầy Tốt –

Nếu như nói trong việc giáo dục gia đình, người cha là một cây đại thụ, thì người là một thảm cỏ xanh. Cây đại thụ và thảm cỏ xanh giống như không khí và nước, hợp sức tạo nên cho trẻ không gian trưởng thành tốt đẹp. Như vậy, trẻ sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện. Nhưng những người cha hiện nay đều không nhận thức được điều này, mà dồn tất cả việc cho người mẹ.

Trong cuộc sống, có bao nhiêu người cha dù lao động vất vả nhưng vẫn vui vẻ cất tiếng hát cùng con cái mình? Có bao nhiêu người cha hiểu được rằng đối với một đứa trẻ, có thứ gì quan trọng hơn niềm vui? Niềm vui có thể mang lại cho trẻ sự lạc quan, sự tự tin, niềm hi vọng… Một người cha có thể đem đến cho con tất cả những điều này thì đó là một người cha tốt.

Khi bạn dành thời gian của mình chơi cùng con, lắng nghe con, làm bạn với con, bạn sẽ trở thành người cha tuyệt vời nhất của con bạn.

Trích dẫn :

“NGƯỜI THẦY VỠ LÒNG” ĐẠT TIÊU CHUẨN CỦA CON

“Giáo dục vỡ lòng” thể hiện tấm lòng của cha với con cái có tầm quan trọng to lớn trong cuộc đời con

“Dạy con biết đi, dạy con biết nói” là trách nhiệm chung của tất cả các bậc làm cha với con cái. Dường như với mỗi người, cha mẹ chính là người thầy vỡ lòng dạy con biết đi, biết nói, biết sống và biết làm người.

Lần đầu tiên con bị ngã, là cha nói với con khi ngã con phải tự mình đứng dậy; lần đầu tiên con khóc, là cha mẹ nói với con khóc chính là tình cảm chân thành từ nội tâm của mình, chỉ có điều con phải học cách khống chế tình cảm ấy; lần đầu tiên con cười, là cha mẹ cho con biết cuộc sống có rất nhiều ý nghĩa; lần đầu tiên con gục ngã, là cha mẹ cho con học cách kiên cường đối mặt với khó khăn.

Gia đình là trường học, là nơi diễn ra tiết học đầu tiên của mỗi người sau khi lọt lòng mẹ; cha là những người thầy đầu tiên của con. Đây là hai điều “đầu tiên” mà không có bất cứ thứ gì có thể thay thế được. Cổ ngữ có câu: “Khổng Tử gia nhi bất tri mạ, Tăng Tử gia nhi bất tri nộ, sở dĩ nhiên giả, sinh nhi thiện giáo dã”(∗). Cho nên sự giáo dục của cha với con là giáo dục sớm, mang tính khai sáng.

Theo năm tháng, trẻ lớn lên, dần dần được tiếp xúc với những sự vật, con người ngoài xã hội, tiếp xúc với những điều chân thiện mĩ và cả những điều xấu xa. Người lớn chúng ta không thể nào ngăn cản được điều đó, bởi hàng ngày tivi, internet đều cũng không ngừng phản ánh hiện thực xã hội ở các góc độ khác nhau. Sự ảnh hưởng này vừa có mặt tốt lại vừa có mặt xấu. Đặc biệt là đối với trẻ mầm non bởi trẻ ở độ tuổi này không có khả năng phân biệt phải trái đúng sai, nhưng trẻ lại có năng lực cảm thụ nhạy bén hơn người lớn.

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như các bậc phụ huynh có thể dựa vào đặc điểm trên của trẻ, tận dụng những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày để giúp trẻ nhận biết, phân biệt những việc phải trái đúng sai, để trẻ tỏ tường được thế nào là chân thiện mĩ, thế nào là tà ác xấu xa, thì mới có thể giúp trẻ bồi dưỡng tính cách đứng về lẽ phải, từ đó ngăn chặn việc tâm hồn trẻ bị xói mòn bởi những thứ phản giáo dục.

Từ 3 đến 6 tuổi thường được gọi là giai đoạn trước tuổi đến trường, cũng chính là giai đoạn giáo dục sớm mà mọi người thường nói. Đây là thời kì quan trọng trong sự phát triển tâm sinh lí của trẻ. Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Giai đoạn mầm non là giai đoạn khởi đầu hun đúc nhân cách một con người, rất nhiều năng lực cơ bản của con người hình thành trong giai đoạn này như năng lực biểu đạt ngôn ngữ, các động tác cơ bản, một số thói quen trong cuộc sống và tính cách cũng dần được hình thành trong giai đoạn này. Nhà tâm lí học người Mỹ Benjamin Bloom(∗) cho rằng, sự phát triển năng lực trí tuệ của một con người nếu như đến 17 tuổi được tính là 100%, thì giai đoạn trẻ được 4 tuổi sẽ đạt 50%, giai đoạn từ 4 đến 8 tuổi tăng thêm 30%, giai đoạn từ 8 đến 17 tuổi chỉ tăng thêm 20%. Có thể thấy giai đoạn trước 5 tuổi là thời kì trẻ phát triển trí tuệ nhanh nhất, cũng là thời kì tốt nhất để tiến hành giáo dục bồi dưỡng trí tuệ của trẻ. Việc các bậc phụ huynh tiến hành phương pháp giáo dục gia đình trong giai đoạn này là điểm mấu chốt trong sự phát triển trí tuệ sớm của trẻ.

Từ cổ chí kim, rất nhiều hiền tài đã nhận sự giáo dục bài bản của gia đình trong thời kì ấu thơ, đây là một yếu tố quan trọng giúp họ thành công sau này. Ví dụ như sự thành công của Goethe(∗) chính là nhờ có sự giáo dục sớm của gia đình. Khi Goethe 2, 3 tuổi, cha của ông đã đưa ông đi dã ngoại, quan sát tự nhiên, bồi dưỡng khả năng quan sát của ông. Khi Goethe 3, 4 tuổi, cha ông dạy ông hát, đọc ca dao, kể cho ông nghe những câu chuyện thiếu nhi, đồng thời để ông kể chuyện trước mặt mọi người, nhằm bồi dưỡng khả năng biểu đạt của ông. Những hình thức giáo dục có ý thức như vậy, khiến Goethe từ nhỏ đã ham học hỏi và tìm tòi. Lúc 8 tuổi, Goethe đã có thể đọc được các loại sách viết bằng tiếng Đức, Nga, Anh, Ý, La tinh và Hi Lạp; 14 tuổi, ông có thể viết kịch; 25 tuổi chỉ trong vòng một tháng ông đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết dưới dạng thư nổi tiếng Nỗi đau của chàng Werther(∗).

Nếu trong thời kì ấu thơ, không nhận được sự giáo dục tốt từ gia đình, thì sự phát triển trí tuệ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Ví dụ như trường hợp của Kamala – “em bé sói” ở Ấn Độ, được sói nuôi từ nhỏ. Khi được phát hiện thì cô bé đã 8 tuổi, cô bé có những thói quen sinh hoạt giống với sói như đi bằng bốn chân, ăn thịt sống, ban ngày sống chui lủi, ban đêm mới hoạt động. Phải mất 2 năm tập luyện, cô bé mới có thể đứng dậy, thêm 6 năm nữa để biết đi, trong vòng 4 năm, cô bé chỉ học được bốn từ đơn giản. Khi được 17 tuổi, khả năng phát triển về trí lực của cô bé chỉ bằng trình độ của một đứa trẻ 3 tuổi bình thường.

Theo như tờ Phụ nữ Trung Quốc, một người công nhân họ Mã ở thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô, Trung Quốc do thần kinh không bình thường, luôn sợ con bị hãm hại, nên đã nhốt ba đứa con gái của mình ở trong nhà từ nhỏ, không cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài, mười mấy năm sau những đứa trẻ này có năng lực trí tuệ thấp, phản ứng chậm chạp; gần như bị ngu đần.

Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng không thể coi thường tác dụng của việc giáo dục vỡ lòng trong giai đoạn đầu đối với trẻ.

Nhưng việc giáo dục vỡ lòng không phải cứ thực hiện càng sớm càng tốt, mà đây là một quá trình khoa học. Quá sớm hoặc quá muộn đều bất lợi đối với việc phát triển trí tuệ và ý thức của trẻ. Cũng giống như câu chuyện ngụ ngôn “Thúc lúa lớn nhanh”(∗), nếu như các bậc phụ huynh tiến hành giáo dục quá sớm lúc mà sự phát triển về tâm lí và trí tuệ của trẻ vẫn chưa tới tầm, thì trẻ sẽ không thể tiếp thu được, dẫn tới việc giáo dục không có hiệu quả, còn khiến trẻ có cảm giác chán nản, sợ hãi đối với việc học, để lại hậu quả khó lường về sau. Không ít phụ huynh muốn con mình có một sự khởi đầu sớm, hi vọng trong giai đoạn mẫu giáo con có thể biết đọc biết viết và biết làm toán nên đã cho trẻ học chữ, học toán trước. Điều này thực ra đã tạo áp lực cho trẻ quá sớm, thậm chí khiến trẻ chán ghét việc học.

Giáo dục vỡ lòng, đặc biệt là sự dạy dỗ của cha đối với con có thể tiến hành ở khắp nơi.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo