Downloadsachmienphi.com

Nhà Tiên Tri Cuối Cùng

Nhà Tiên Tri Cuối Cùng - James Rollins
Nhà Tiên Tri Cuối Cùng –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Nhà Tiên Tri Cuối Cùng –

Từ những ghi chép lịch sử

“Hồng ân lớn lao nhất dành tặng cho nhân loại khởi nguồn từ cơn giận dữ, ấy chính là một món quà thiêng liêng.”

Socrates, trong cuốn Nhà Tiên tri của Delphi

(nhà triết học Hy Lạp cổ đại (người dịch – ND).

Người Hy Lạp cổ đại với đền thờ các vị thần đã giữ trong mình niềm tin vĩnh cửu về quyền lực của lời tiên tri. Họ sùng kính những ai có khả năng đọc thấu điềm báo qua từng khúc ruột của loài dê, người thấy trước tương lai từ trong màn khói của ngọn lửa cúng thần, người dự đoán các sự kiện dựa vào điềm báo từ những khúc xương được tung hứng. Nhưng một nhân vật được đặt ở vị trí tôn kính nhất: đó là Nhà Tiên tri huyền bí của Delphi. (vùng đất ở phía Tây Bắc của thủ đô Athens, Hy Lạp (ND)

Trải qua gần hai ngàn năm, có biết bao những phụ nữ được canh gác nghiêm ngặt đã sống trong đền thờ Apollo (đền thờ Hy Lạp cổ đại ở Bassae, xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ thứ V trước Công nguyên (ND).) trên sườn núi Parnassus. Cứ mỗi thế hệ, một người phụ nữ độc thân sẽ bước lên ngôi vị tiên tri và lấy tên Pythia. Trong khi bị thôi miên bằng hơi nước, nàng sẽ trả lời những câu hỏi về tương lai – từ nội dung trần tục cho đến chủ đề uyên thâm.

Những người ngưỡng mộ nàng còn bao gồm cả những nhân vật chủ chốt của lịch sử Hy Lạp và La Mã cổ đại: Plato, Sophocles, Aristotle, Plutarch, Ovid. Ngay cả những tín đồ Cơ đốc sơ khai cũng tôn thờ nàng. Michelangelo đã vẽ chân dung nàng nổi bật trên mái vòm nhà nguyện Sistine, báo trước sự xuất hiện của Chúa Giêsu.

Nhưng phải chăng nàng chỉ là một người giả dối, đánh lừa quần chúng bằng những câu trả lời khó hiểu ? Dù sự thật là gì đi chăng nữa, thực tế vẫn còn nằm ngoài tranh luận. Nhận được sự tôn kính từ các vị vua và ngay cả những thống lĩnh anh hùng của thế giới cổ đại, lời tiên tri của Pythia đã biến đổi tiến trình lịch sử nhân loại.

Và trong lúc biết bao câu chuyện về nàng vẫn còn gói ghém trong huyền bí và thần thoại, một sự thật được phơi bày. Năm 2001, các nhà khảo cổ hoc và đia chất hoc khám phá ra một sự liên kết kỳ lạ của những mảng kiến tạo nằm sâu dưới dãy núi Parnassus, cùng với khí hydrocacbon mang theo etylen thoát ra, có khả năng gây trạng thái phấn chấn như bị thôi miên xen lẫn ảo giác, rất giống với nguồn hơi nước được mô tả trong những ghi chép lịch sử.

Dù khoa học có phát hiện được một trong những bí mật của Pythia, sự thật sau cùng vẫn còn là ẩn số.

Phải chăng Nhà Tiên tri thực sự thấy trước tương lai? Hay đó chỉ là cơn giận dữ của thánh thần?

Người nào hiểu bản thân họ và nhân thế, sẽ hiểu được và thánh thần.

– Khắc mục tại đền thờ Delphi

Năm 398 sau công nguyên Núi Parnassus Hy Lạp

Họ đến để giết nàng.

Người phụ nữ đứng ở hàng hiên của ngôi đền. Nàng run rẩy trong bộ phục trang mỏng manh, một chiếc áo váy đơn giản với đai bằng vải lanh tráng thắt ngang eo, nhưng không đến nỗi lạnh như cái rét trước buổi rạng đồng khiến xương nàng tê cứng.

Dưới kia, một đám rước đuốc đổ về dọc sườn núi Parnassus như một dòng sông lửa. Nó cứ trôi trên con đường lát đá mang tên Linh thiêng, vượt qua cả những chỗ ngoặt gập ghềnh hướng đến đền thờ thần Apollo. Tiếng va đập của lưỡi kiếm vào khiên chắn đồng hành với bước đi của họ, một đạo quân đầy đủ của quân đoàn La Mã, năm trăm con người mạnh mẽ. Con đường uốn lượn qua những di tích đổ nát cùng những kho báu trải dài đã qua bàn tay cướp phá. Bất cứ thứ gì có thể thiêu rụi phút chốc trở thành nạn nhân của những ngọn đuốc.

Khi ánh lửa nhảy múa trên đống đổ nát, nó đóng vai một ảo tưởng lung linh cho thời kỳ vinh quang hơn, một sự phục chế nhiệt thành cho huy hoàng thuở trước: những kho báu ngập tràn vàng bạc, trang sức, vô số các bức chạm khác từ những nghệ nhân điêu luyện nhất, những đám đồng trật tự lắng nghe lời sấm truyền của Nhà Tiên tri.

Đã không còn nữa.

Cả thế kỷ qua, Delphi bị hạ bệ bởi cuộc xâm lăng của người Gaul (tộc người đóng ở vùng lãnh thổ Thượng Germania – một tỉnh hành chính của Đế chế La Mã cổ đại (ND)), bởi trận cướp bóc của người Thracia (tộc người sống ở vùng Trung, Đông và Đông Nam châu Âu (ND).), nhưng trên hết là sự quên lãng. Giờ vài người đã đến đây đón nhận những lời lẽ từ Nhà Tiên tri: một người chăn dê chất vấn về lòng trung thành của bà vợ, hay một thủy thủ tìm kiếm những điềm tốt cho hành trình trên vịnh Corinth (một vịnh sâu của Biển Ionia, ngăn cách bán đảo Peloponnese với đất liền phía Tây của Hy Lạp (ND).).

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo