Downloadsachmienphi.com

Những Bài Học Chiến Tranh

Những Bài Học Chiến Tranh - John Merson
Những Bài Học Chiến Tranh –

Những Bài Học Chiến Tranh

Tác Giả:

Thể Loại: Tiểu Sử – Hồi Ký

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những Bài Học Chiến Tranh –

Phản đối chiến tranh Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1972 của Thượng nghị sĩ George McGovern. Ông gọi Việt Nam là “cuộc nội chiến thứ hai của chúng ta” và cho rằng “chúng ta sẽ còn phải tiếp tục chiến đấu trong suốt quãng đời còn lại.” Và ông đã đúng. Một thế hệ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, cuộc chiến này vẫn tiếp tục ám ảnh và gây chia rẽ trong nội bộ người dân Mỹ.

Cùng lúc đó, với cuốn hồi ký viết về quãng thời gian là lính thủy đánh bộ tham chiến tại Việt Nam từ tháng 4 năm 1966 tới tháng 5 năm 1967, John Merson làm rõ thêm về việc cuộc chiến này đã chia rẽ người như thế nào. “Hầu như tất cả những người Mỹ cùng thế hệ tôi đều bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh Việt Nam: một số tham gia chiến đấu tại Việt Nam; một số đấu tranh yêu cầu chính phủ Mỹ kết thúc cuộc chiến; một số khác cố gắng tránh xa chiến tranh để có thể theo đuổi những mục tiêu quan trọng của riêng mình. Trong nhóm cuối cùng này có Tổng thống Bush, Phó Tổng thống Cheney và nhiều nghị sĩ.”

đã ném 8.000 tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam, giết hại gần 1 triệu người, vào lúc cao điểm Mỹ đã gửi gần 545.000 lính tới Việt Nam và 58.000 trong số này đã thiệt mạng. Tuy nhiên, Mỹ vẫn thất bại trong cuộc chiến này. Cuốn sách viết về cái chết và sự tái sinh, là câu chuyện về một cựu chiến binh đã nỗ lực vượt qua những sai lầm trong chiến tranh bằng việc tìm hiểu và giúp xây dựng lại đất nước mà trước đây ông được huấn luyện để tiêu diệt. Merson tình nguyện tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam, vì ông tin rằng chiến đấu là con đường để trở thành một người đàn ông thực thụ và vì ông muốn trở thành anh hùng. Năm 1965, sau khi học hết năm thứ nhất tại Đại học Amherst, ông bỏ học và ghi danh vào lực lượng lính thủy đánh bộ. Trong khi đó, hầu hết bạn học của ông tại trường Amherst, trong đó có tôi, tiếp tục học để tốt nghiệp và tìm cách tránh xa chiến tranh. Một số tham gia danh sách dự bị và được an toàn ở nhà, một số khác cũng tìm cách tránh xa nghĩa vụ quân sự. Chỉ có một số người tình nguyện tham gia quân đội rồi trở thành sĩ quan và theo đuổi con đường binh nghiệp. Nhiều người tham gia phong trào phản chiến và một số trở thành lãnh đạo của các phong trào đó. Đại học Amherst cũng trao bằng danh dự cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara trong lễ tốt nghiệp của chúng tôi vào năm 1966.

Có thể nói, cuốn hồi ký này như con thuyền lướt trên dòng sông đầy ắp những hồi tưởng, dẫn giải và phân tích những trải nghiệm về Việt Nam. Nhìn từ góc độ nào đó, Những bài học chiến tranh có nét tương đồng với nhiều hồi ký khác. Tác giả của những hồi ký ấy cũng là những người mong muốn trở thành anh hùng và rồi cũng bị vỡ mộng về thực tế phũ phàng của cuộc chiến. Hồi ký A Rumor of War (Lời đồn về chiến tranh) của Philip Caputo và Bom on the Fourth of July (Sinh ngày 4 tháng 7) của Kovic là các hồi ký thuộc thể loại này.

Trong quân đội hiện nay, có hai cuốn sách được nhiều người tìm đọc: đó là We Were Soldiers and Young (Chúng tôi là những người lính trẻ một thời) của Trung tướng Harold G. Moore (đã nghỉ hưu) đồng tác giả với Joseph L. Galloway, cuốn còn lại là Dereliction of Duty (Bỏ rơi nhiệm vụ) của H. R. McMaster. Về cơ bản, những cuốn sách này nói về sự gian khổ và hi sinh, mất mát trong chiến tranh. Nhưng cuốn đầu tiên có đoạn đáng lưu ý, đó là Tướng Harold Johnson[1] – Tham mưu trưởng, luôn cảm thấy bị ám ảnh bởi đã không bày tỏ được ý kiến của mình với Tổng thống Lyndon Johnson vào năm 1965 về thất bại trong cuộc vận động đất nước để giành chiến thắng tại Việt Nam. McMaster lại cho rằng chính quyết định nóng vội của Tổng thống Johnson – chủ yếu dựa trên sự cố vấn của những người không có khả năng về quân sự – đã dẫn đến thất bại tại Việt Nam. Cuốn The Best and the Brightest (Điều tốt đẹp và tươi sáng nhất) của David Halberstam lại bàn tới những tính toán sai lầm về chính trị và chiến lược từ một cách nhìn khác.

Một số cuốn quan trọng khác viết trong thời gian chiến tranh như cuốn The United States in Vietnam (Hoa Kỳ tại Việt Nam) của George Kahin, John Lewis, và cuốn Fire in the Lake (Ngọn lửa trong lòng hồ) của Frances Fitzgerald cũng nêu rõ chính sự thiếu hiểu biết về người Việt đã dẫn tới việc người đánh giá quá cao đồng minh ở miền Nam và đánh giá quá thấp đối thủ ở miền Bắc. Nhưng có lẽ cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã đúc rút một cách cô đọng nhất khi ông cho rằng, hai thập kỷ kể từ khi chiến tranh kết thúc, “Mỹ đã tìm khắp thế giới nhưng chưa tìm được đối thủ nào cứng đầu” hơn miền Bắc Việt Nam… Là một lính thủy đánh bộ có nhiệm vụ tìm và diệt, Merson nhanh chóng rút ra kết luận rằng chính sách của Hoa Kỳ tất sẽ thất bại… Ông viết: “Một ngôi làng bị nghi ngờ là chứa chấp Việt Cộng thường sẽ bị đốt sạch để khi người làng trở về, họ không thể tìm thấy được thứ gì nữa”. “Nếu trước khi chúng tôi đến, những làng này không chứa chấp Việt Cộng thì tôi chắc chắn rằng sau khi chúng tôi đi nó sẽ trở thành những ngôi làng như thế…”

… John Merson hiểu rõ những gì mà Việt Nam đã dạy cho ông. “Nếu phải nói cô đọng về những gì mà tôi đã học được thì đó là: chiến tranh không giải quyết được vấn đề; nó không những không giải quyết được những vấn đề khiến chiến tranh xảy ra mà thậm chí còn làm cho những vấn đề đó ngày càng trầm trọng thêm.”

… Thay vào đó, ông tin rằng “các hoạt động gìn giữ hòa bình và bảo vệ người tị nạn luôn luôn quan trọng hơn việc tiến hành chiến tranh.” Ông tán thành việc Hoa Kỳ dùng quân đội để hỗ trợ các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trên toàn thế giới. Hiện tại có khoảng 103.000 binh lính từ 119 quốc gia đang tham gia hơn 20 hoạt động gìn giữ hòa bình do Liên họp quốc lãnh đạo và con số này đang ngày càng tăng lên. Mặc dù Hoa Kỳ cung cấp hơn 25% chi phí cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, nhưng quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới này lại lưỡng lự trong việc cam kết gửi quân và trang thiết bị cho các hoạt động này. Theo đó, khả năng của Liên hợp quốc và các lực lượng khu vực như Liên minh châu Phi trong việc gìn giữ hòa bình tại vùng Darfur thuộc Sudan, tại Cộng hòa Dân chủ Congo và các khu vực đang xảy ra chiến sự khác yếu hơn nhiều so với sức mạnh đáng lẽ họ phải có.

Trong suốt những năm 1990, lực lượng đã chứng tỏ được khả năng của mình trong sự nghiệp của Liên hợp quốc qua các vấn đề Balkan và Kosovo. Tuy nhiên, điều này mới chỉ dừng lại ở những chiến dịch ném bom Nam Tư cũ – từ đó dẫn đến các hiệp định gìn giữ hòa bình tại khu vực này.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo