Downloadsachmienphi.com

Những Gương Mặt – Chân Dung Văn Học

Những Gương Mặt - Chân Dung Văn Học - Tô Hoài
Những Gương Mặt – Chân Dung Văn Học –

Những Gương Mặt – Chân Dung Văn Học

Tác Giả:

Thể Loại: Tiểu Sử – Hồi Ký

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những Gương Mặt – Chân Dung Văn Học –

Những điều ấy khác nhau như mưa với nắng, hoàn cảnh người cầm bút hôm nay với người cầm bút chúng tôi ở lứa tuổi thanh niên. Chúng tôi, những cánh bèo vật vờ. Có thể phơi phới ra biển khơi mênh mông. Có thể dạt lên khô héo trên bờ cát.

Ngày nay, lớp lớp các bạn lớn lên, phát triển giữa cuộc sống không phải chỉ bằng vào mong ước, mà ở ngay trong tổ chức, trong đội ngũ.

Ví dụ đơn giản, một nét lớn, nét chung về cuộc đời một cây bút ở lớp người cầm bút trẻ. Bạn ấy tốt nghiệp nhà trường phổ thông, trường trung cấp hay trường đại học. Rồi vào thực tế đời sống: đi bộ đội. Vừa qua chiến đấu chiến trường B, chiến trường C, bây giờ trên biên giới hải đảo, hoặc đi làm nhiệm vụ quốc tế bên Lào, bên Căm-pu-chia. Hoặc bạn ấy làm công nhân ở nhà máy, ở xưởng, ở cơ quan, ở công tác nào mà xã hội đòi hỏi và bạn có chuyên môn. Trong khi ấy, bạn thích viết văn, làm thơ, tự rèn luyện rồi viết thử, rồi ham mê dần và viết ngày một khá hơn. Đã lác đác có bài in trên báo, đã có tác phẩm xuất bản. Rồi thì vẫn cảm thấy chưa đủ tri thức cho người viết, bạn đi học lớp báo chí, lớp chính trị, lớp viết văn, những việc cần để bổ túc cho nghề mà bạn say mê.

Nét chung ấy đang thấy ở những người cầm bút có triển vọng hôm nay. Chế độ tạo ra điều kiện, không phải chỉ cho một ai, mà cho cả một lớp người, một thế hệ. Thật khác chúng tôi ở tuổi ấy trước kia. Không biết có phải người có tuổi thường hay vui buồn nặng về kỷ niệm hay không, nhưng nhìn lại đời văn của một lớp người không bao giờ tôi quên được những hiu hắt, những chua xót, những nỗi niềm, những mong chờ dường như vu vơ.

Tôi có biết ít nhiều về nhà văn Nam Cao, từ quãng 1940 cho tới 1951: ngay trước ngày anh hy sinh năm 33 tuổi trên đồng bằng sông Hồng, thì khi ở Nghĩa Đô làng tôi, khi ở Đại Hoàng quê anh, khi hay trên Việt Bắc, chúng tôi thường ở cùng nhau.

Chúng tôi cũng mang khá đủ tính nết và tâm tư thường thấy trong lớp người túng bấn mà có chút chữ nghĩa ở xã hội ấy. Dân nghèo ở chợ không coi chúng tôi là những người khố rách áo ôm như họ. Mà cũng không muốn bị khinh rẻ thế, chúng tôi cũng không có tính nết của những người khốn cùng ấy. Những nghĩ ngợi trong đầu óc chúng tôi khó đọng lại một cái gì là khẳng định. Tầng lớp trên nhìn chúng tôi là những kẻ mà họ xỉa tiền ra, có thể gọi dạ bảo vâng được. Mặc dầu, có khi âm thầm vắt tay lên trán mà nghĩ nước đời đến nông nỗi ấy chúng xấu hổ, tủi nhục. Đối với xã hội cứ vừa nhìn ra cái bất công lại vừa loạng quạng mơ hồ. Lẫn lộn thấy và không thấy. Rồi thì tâm trạng vẩn vơ, quẩn quanh và cúi mặt. Rồi thì vừa bực bội, vừa buồn thương. Ở những người nào đó có được đôi chút niềm tin và mong ước, có thể anh ta đã biết bực bội và chán chường không phải chỉ đối với thời thế, mà cả với chính mình.

lớn lên trong một gia đình khá giả bị sa sút. Nhà anh gốc quê, nhưng ra làm ăn ngoài tỉnh khấm khá nên dọn cả ra tỉnh. Bố anh buôn và có cửa hàng đồ gỗ tiện ở thành phố Nam Định. Nhưng rồi ông rượu chè, cờ bạc. Tiền kiếm được không lại với ăn tiêu, cơ nghiệp cứ xuống dần. Rồi qua một vài chuyến buôn bán thua lỗ, bị mối lái lừa đảo, đâm khánh kiệt.

Bố anh phải bán cả cửa hiệu, trở về làng, nghèo khó hơn trước và tất nhiên trong nhà lục đục hơn trước. Cứ trông cuộc đời mấy anh em nhà cũng có thể vẽ ra quang cảnh nhà anh và xã hội đổi thay thế nào. Nam Cao, anh lớn nhất, được học đến tốt nghiệp tiểu học lên bậc thành chung, mười một năm. Các em trai anh thì không biết cửa trường học ở đâu. Người thì gồng thuê gánh mướn, sống đời cố nông. Người đến tuổi, đi sở mộ vào Nam kỳ làm phu cao su. Riêng có người em trai út, năm 1945 mới là thiếu nhi, đến 1954, khi hòa bình lập lại, được đi học thành kỹ sư.

kể với tôi khi anh đã lớn, biết rõ việc nhà, anh rất ghét bố anh. Tất nhiên ghét theo cách lặng lẽ của Nam Cao. Bây giờ ông cụ mất đã lâu.

Nhưng tôi tưởng ngay cả lúc sinh thời, cũng không bao giờ cụ biết được có lúc người con cả của cụ lại nghĩ về mình như thế. Ghét bố, bởi chỉ vì bố mà gia đình phải tay không về làng. Vì bố mà các em anh không đứa nào biết mặt chữ. Vì bố mà… bao nhiêu tội lỗi ở cái nhà này đều vì ông ấy cả. Có lúc anh đương cười to, chợt nhận thấy hình như mình có cái dáng vừa cười vừa giơ tay, bố anh cũng hay cười và giơ tay thế. cố chữa cho không cười và giơ tay giống vậy. Nam Cao cực ghét người đánh bạc và không biết cờ bạc là gì. Nam Cao kiểm lại những cử chỉ, cách sinh sống, cái gì có thể giống bố, nhất định làm khác. Nhưng ngẫm nghĩ, rồi lại thương. Ông ấy phá, ông ấy làm ra, rồi ông ấy phá, công của ông ấy chứ nhà này ai đẻ được đồng tiền nào mà căm ghét gì ông ấy. Thế là lại thương, thương bố, thương mẹ, thương bà nội, cụ ngoại sống lâu quá, thương vợ, thương thân, thương những người đã cùng túng lại cứ cằn nhằn cấu xé làm khổ nhau trong cái bể khổ đầy vơi khắp thế gian này.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo