Downloadsachmienphi.com

Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung

Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung - Đỗ Bang
Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung –

Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung

Tác Giả:

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung –

Nguyễn Huệ (1753 – 1792), còn được biết đến là Quang Trung Hoàng đế, vua Quang Trung hay Bắc Bình Vương, là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (ở ngôi từ 1788 tới 1792) sau Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc. Ông là một trong những lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào. Do có nhiều công lao, Nguyễn Huệ cũng được xem là người anh hùng áo vải của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Huệ xuất hiện như một vì sao sáng chói trên bầu trời tối tăm của xã hội vào thế kỷ 18, rồi vụt tắt.

Chưa đầy 40 năm sống trên đời, Nguyễn Huệ đã dành cả sức xuân cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước. Những chiến công mà quân Tây Sơn dành được thật là tuyệt vời…

Cuộc đời chiến đấu và lao động của vua Quang Trung là một thiên anh hùng ca đặc sắc, đương thời đã được thêu dệt như những chyện thần thánh, vốn đã chứa những bí ẩn và ly kỳ…

Vinh dự cho mảnh đất Phú Xuân – Hóa, trung tâm lãnh đạo phong trào Tây Sơn, kinh đô đầu tiên của nước sau khi lập lại thống nhất đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp lừng lẫy của Nguyễn Huệ – Quang Trung.

Cuốn sách Những Khám Phá Về Hoàng Đế Quang Trung là kết quả nghiên cứu lâu năm lao động khoa học miệt mài của tác giả. Khói lửa của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra . . . Dân hai miền Nam Bắc bị dồn đẩy về hai phía của bờ sông Gianh một mất một còn trong những trận quyết chiến kinh hoàng, nhưng Bắc quân không một lần nào vượt qua khỏi luỹ tre Thầy trên đất Đồng Hới.

Vào giữa thế kỷ XVII, quân Nguyễn vượt sông Gianh tiến ra chiếm 7 huyện của đất Nghệ An. Do bất bình giữa hai vị tướng tài gốc xứ Thanh là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật, quân Nguyễn phải triệt thoái khỏi đất Nghệ, mang theo đám tù binh và những nông dân bắt được trong chiến tranh đưa về Nam như một nguồn thu chính đáng thành một thứ chiến lợi phẩm có ích cho sự phát triển sản xuất. Vì Đàng Trong đất mới, cần người…

Trong những dân nghèo của huyện Hưng Nguyên bị quân Nguyễn bắt về Nam có ông tổ bốn đời của Nguyễn Huệ. Điều đó biết được từ sau năm 1786. Nguyễn Huệ ra xứ Nghệ tìm lại cội nguồn gia đình, nhận gia phả họ Hồ ở làng Thái Lão, huyện Hưng Nguyên làm đồng tộc, nhận Thái Lão làm tổ quán. Năm 1789, vua Quang Trung truyền cho dân làng Thái Lão tu tạo tổ miếu để phụng tự. . Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ thì di tích tổ miếu ở Thái Lão cũng bị triệt hạ.

Hiện nay, ở địa phương còn lưu lại nhiều truyền thuyết về tổ Tây Sơn. Trong bài về làng Thái Lão có hai câu đầu:

Xã Thái Lão phát vương

Trai anh hùng tráng kiệt.

Truyền thuyết Gia Long tàn sát dòng dõi Tây Sơn được các bô lão truyền rằng:

Thời kỳ đầu khi Gia Long lên ngôi, có truyền cho dân địa phương rằng: “Hễ ai là bà con tộc thuộc của Tây Sơn ra khai báo sẽ được trọng dụng bổ làm quan”. Các tộc thuộc Tây Sơn ở Hưng Nguyên tưởng thật đã ra khai báo. Không ngờ tất cả đều bị bắt và bị giết. Hiện nay, có 24 gia đình gốc họ Hồ đều có người chết trong ngày đại tang Tây Sơn, kỵ vào ngày 20 tháng 10 âm lịch hàng năm.

Những người còn sống được do lẩn trốn sang các làng khác, có người phải đổi ra họ Nguyễn mới tránh được sự truy nã của vua quan triều Nguyễn. Hiện nay, ở xã Hưng Thái, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An, tương truyền ở đó có khu mộ tổ của anh em Tây Sơn.

Đoàn chiến tù bị bắt từ xứ Nghệ, chúa Nguyễn cho phát tán đi nhiều nơi, một số trong họ có tổ tiên Nguyễn Huệ lại đưa lên khai phá vùng Cao Nguyên từ thế kỷ XVII lấy tên ấp Tây Sơn, hiện nay thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai. Đó là quê hương đầu tiên của tổ tiên Nguyễn Huệ ở đất Đàng Trong. Đến đời Hồ Phi Phúc, ông có vợ là Nguyễn Thị Đồng, ông Phúc lại chuyển về ngụ tại quê vợ ở thôn Phú Lạc. Phú Lạc nằm dưới chân núi Ngang, nơi có hai hố huyệt, chỗ an tán của hai vị sinh thành ra Nguyễn Huệ từng bị Gia Long cho quật phá vào thế kỷ XIX nhưng không thành công.

Các truyền thuyết ở địa phương đều công nhận là mộ song thân các anh em Tây Sơn chôn ở núi Ngang (Hoành Sơn). Vì có mộ ông Hồ Phi Phúc nên Hoành Sơn được tôn xưng là núi Thiếu Tổ. Song vẫn không biết đích xác chôn ở vị trí nào?

Đứng ở phía Đông Hoành Sơn nhìn lên, ở khoảng giữa có một trảng đất trống như một chiếc ghế bành mà thân núi là lưng tựa. Ở trảng đất này có hai nấm mộ song song, bằng đá hình chữ nhật. Gia Long ngỡ rằng đó là phần mộ của ông bà Hồ Phi Phúc nên truyền quan địa phương khai quật. Nhưng khi khai quật lên không thấy hài cốt mà chỉ có bốn chiếc chum đựng dầu phụng đã vơi, trong mỗi chum có một ngọn đèn chong chóng đang cháy.

Ai cũng biết, hai huyệt mộ giả có bốn ngọn đèn dầu phụng khổng lồ đang cháy là do Tây Sơn chôn, nhưng không ai giải thích rõ mục đích của việc làm đó Câu hỏi này từ đầu thế kỷ XIX đã đặt ra cho quan quân triều Nguyễn. Họ đã mất công đi tìm, đào bới, nhưng cuối cùng vẫn không thấy chính huyệt mộ táng nằm ở đâu?

Năm 1990, ở di tích Gò Lăng (Phú Lạc) phát hiện bia mộ có chữ “Ngự chế” lập năm Kỷ Hợi, nhiều người cho đó là khu lăng mộ của nhà Tây Sơn. Năm 1999, ở đây phát hiện một kiến trúc cổ, dấu vết còn lại là ba hàng cột đá, với nhiều mảnh ngói vỡ, chén, bát.

Sau một thời gian trú ngụ ở thôn Phú Lạc, ông Hồ Phi Phúc lại đưa gia đình về lập cư ở thôn Kiên Mỹ, cũng ở gần đó. Kiên và Phú Lạc đều thuộc ấp Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn. Nay là đất của xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Tại đây, ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng đã sinh ra các anh em Tây Sơn. Năm 1753, Nguyễn Huệ chào đời trong một ngôi nhà lá nhỏ, nằm bên bờ sông Côn, con sông này về sau có Bến Trầu, nơi Nguyễn Nhạc dùng để đón khách trong những chuyến đi buôn lịch sử của một thời còn tiềm ẩn hùng khí Tây Sơn.

Hiện nay ở thôn Phú Lạc còn lưu lại một am nhỏ, do nhân dân dựng lên để thờ các vị tiền bối Tây Sơn. Trong công viên Tây Sơn, bên cạnh bảo tàng Quang Trung có hai cây me cổ thụ và giếng nước lâu đời là chứng tích của quê hương có từ thuở sinh ra Nguyễn Huệ.

Cây me, giếng nước, Bến Trầu. . . vẫn tồn tại như lòng chung thuỷ của nhân dân Quy Nhơn – Bình Định bao đời, gắn liền với sự nghiệp vẻ vang của Nguyễn Huệ – Tây Sơn.

Cây me cũ, Bến Trầu xưa,

Không nên tình nghĩa thì cũng đón đưa cho trọn niềm. Đất Quy Nhơn là cái nôi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đã hun đúc lên khí phách anh hùng hiên ngang của Nguyễn Huệ. Để rồi Nguyễn Huệ tung hoành từ Nam ra Bắc. Nối Gia Định – Phú Xuân – Thăng Long thành một nước thống nhất đầu tiên.

Phú Xuân đã tiếp sức cho khởi nghĩa Tây Sơn, góp phần làm nên sự nghiệp vẻ vang của Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo