Downloadsachmienphi.com

Những người thắng cuộc

Những người thắng cuộc - Michael Beschloss
Những người thắng cuộc –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Những người thắng cuộc –

Cùng sự lãnh đạo anh dũng trong cuộc chiến chống Đức Quốc Xã thắng lợi, hai Tổng thống Franklin Roosevelt và Harry Truman đã sáng suốt sắp đặt cơ sở cho người Đức thời hậu chiến để tránh cho thế giới lặp lại một Adolf Hitler tàn bạo khác sau này.

Sách được tác giả nghiên cứu và viết ròng rã trong bốn năm, nhưng phải đợi đến bảy năm sau – khi những tài liệu lịch sử mật của Mỹ, Anh và Liên Xô được công bố như băng ghi âm, thư từ, nhật ký… thì Những người thắng cuộc được bổ sung thêm hàng ngàn tài liệu quan trọng nhất – mới được ra mắt bạn đọc.

“Thắng cuộc” ở đây còn mang một ý nghĩa lịch sử và nhân bản vô cùng quan trọng là hơn sáu mươi năm sau ngày VE (Victory in Europe: ngày chiến thắng ở châu Âu), nước Đức vẫn là một quốc gia dân chủ, thái bình và thịnh vượng…

Mục lục:

Lời nói đầu

Chương 1: Âm mưu sát hại Hitler

Chương 2: “Đầu hàng vô điều kiện”

Chương 3: “Năm mươi ngàn người Đức phải bị bắn!”

Chương 4: “Đằng sau cái bì thư”

Chương 5: Sự im lặng khủng khiếp

Chương 6: “Người Mỹ trăm phần trăm”

Chương 7: “Kẻ đàn áp người Do Thái”

Chương 8: “Chúng ta sẽ hết sức bận rộn”

Chương 9: “Việc đưa họ vào các phòng hơi ngạt không hẳn đã xấu”

Chương 10: “Ai đó đã phải nắm vai trò lãnh đạo”

Chương 11: “Kitô giáo và lòng tốt”

Chương 12: “Quá khẩn thiết”

Chương 13: “Anh muốn tôi van xin như Fala?”

Chương 14: “Ồn ào không chịu được”

Chương 15: “Hữu dụng như mười sư đoàn mới của Đức”

Chương 16: “Xin Chúa ban sức mạnh cho Tổng thống”

Chương 17: “Mối ràng buộc duy nhất là lòng căm thù chung của họ”

Chương 18: “Tranh luận về tương lai thế giới”

Chương 19: “Chẳng quyền lực trần thế nào có thể giữ ông ta ở lại đây”

Chương 20: “Chúng ta phải hành xử chuyện đó thế nào?”

Chương 21: “Tôi chưa bao giờ ủng hộ kế hoạch điên rồ ấy”

Chương 22: “Ông và tôi sẽ phải gánh trách nhiệm nặng nề”

Chương 23: “Tôi ghét chuyến đi ấy cỡ nào!”

Chương 24: “Chúng ta đang để trôi đường biên giới xuống Trung tâm nước Đức”

Chương 25: “Tinh thần và tâm hồn của người dân được hồi sinh”

Chương 26: Những người thắng cuộc



Sách này kể câu chuyện về sự quan trọng của nước Mỹ. Trong Thế chiến II, nhiều người Mỹ khăng khăng cho rằng, ngay cả các nước Đồng minh có thắng cuộc chiến, thì một ngày nào đó thế giới lại phải đương đầu với một sự điên cuồng của một nước Đức quân phiệt theo tầm nhìn về một tương lai nào đó của Adolf Hitler. Nhưng, hầu như sáu mươi năm sau Ngày Chiến Thắng Ở châu Âu, nước Đức vẫn dân chủ và thái bình.

Những người thắng cuộc lập luận rằng này đã chịu ơn tài lãnh đạo của Franklin Roosevelt rất nhiều – và cả Harry Truman, trong bốn tháng sau cái chết của Franklin Delano Roosevelt. Cuốn sách này cho thấy rằng trong khi Roosevelt và sau đó là Truman đánh cuộc chiến châu Âu và thương lượng với quân đồng minh, Winston Churchill và Joseph Stalin, họ đã có mục tiêu lớn hơn là chỉ đánh bại Đức quốc xã. Họ quyết định rằng cái hệ thống Đức đã sản sinh ra Hitler và phong trào ghê tởrn của hắn phải bị biến đổi để nước Đức không bao giờ còn đe dọa thế giới một lần nữa.

Khi quyết định dứt khoát ấy được đưa ra, trong suốt Thế chiến II, chẳng phải Roosevelt cũng chẳng phải Truman, đã xử lý một cách hoàn mỹ vấn đề nước Đức. Trong những độc bạch riêng đầy của ông về đặc tính dân tộc Đức, Franklin Roosevelt không đề cập nạn tàn sát người Do Thái. Kiểu ơ hờ tồi tệ trước cuộc đấu tranh giải cứu những người tị nạn khỏi tay Hitler. Ông đã chẳng nỗ lực thật sự để xem xét liệu việc đánh bom các trại tử thần có thể cứu được nhiều sinh linh. Suốt năm cuối của cuộc chiến, sự sa sút do căn bệnh mà ông đã giấu dân chúng, Roosevelt không còn có thể, như ông đã từng có thể, cân nhắc cả trăm nhân vật và vấn đề khác nhau, điều đã khiến ông ngày càng mắc sai lầm. Còn như Truman, ông chuốc lấy việc phải thực hiện những ý định riêng của Franklin Roosevelt đối với nước Đức hậu chiến mà không được Roosevelt nói rõ cho biết những ý định ấy là gì.

Tuy nhiên, trên hết, Những người Thắng cuộc chỉ ra cho thấy rằng, trong khi lãnh đạo anh dũng cuộc chiến chống lại Đức quốc xã, Franklin Roosevelt và Truman cũng giúp đặt cơ sở cho người Đức thời hậu chiến để tránh cho họ và thế giới một Adolf Hitler khác sau này. Cùng với việc đánh bại đế quốc Nhật, đưa nước Nhật tới nền dân chủ và cản trở Liên bang Liên Xô, thì đấy là một trong những thành tựu quốc tế to lớn nhất thuộc thế kỷ XX của Mỹ.

Sách này viện đến những tài liệu liên quan đến Liên Xô, Anh và Đức, nhưng nó tập trung vào phần câu chuyện của nước Mỹ, nhất là vai trò ngầm chủ yếu của người bạn thân cận nhất của Franklin Roosevelt trong Nội các, Bộ trưởng Tài chính Henry Morgenthau, Jr. Sách này cho thấy nỗi khiếp đảm của Morgenthaura sao khi biết về nạn tàn sát người đã buộc ông phải cắt đứt với Tổng thống để làm việc cật lực hơn hòng cứu người Do Thái. Nhưng rồi, “bị ám ảnh” bởi nước Đức, ông đã cố gắng thuyết phục Roosevelt ủng hộ kế hoạch tàn bạo của ông để phá hủy các nhà máy và các hầm mỏ của Đức sau chiến tranh và “mặc xác những người Đức bại trận”. Như cuốn sách cho thấy, quyết định của Franklin Roosevelt thay đổi nước Đức hậu chiến đã khiến ông tán thành kế hoạch của Morgenthau và thúc ép Churchill đang còn do dự cũng làm như vậy. Vào một lúc bị khích động. Tổng thống đã buột miệng nói rằng các đàn ông Đức sẽ bị “thiến” hết.

Tuy nhiên, cuối cùng Roosevelt hiểu rằng, dù giận dữ chính đáng với Đức quốc xã và khiếp sợ sự hồi sinh của nước Đức hậu chiến, kế hoạch của Morgenthau có thể trái với các truyền thống khoan dung cổ xưa của Mỹ, và hiểu rằng, khi đổ thêm dầu vào cơn oán giận nước Đức, có thể tạo những điều kiện làm nảy sinh một Hitler khác. Giờ thì lịch sử cho thấy rằng, do phá hủy rào cản của quyền lực Liên Xô và ngăn cách Đức khỏi Anh và Mỹ, kế hoạch cũng có thể mở ra con đường để Liên bang Liên Xô thống trị châu âu hậu chiến. Như cuốn sách này thuật lại, vào cuối đời của ông, Roosevelt đã đạt được dự án khác, được Truman chấp nhận theo các yếu tố cần thiết của nó, được tính toán để ngăn trở bất kỳ tham vọng đe dọa nào của Liên Xô đối với châu Âu – và cho người Đức thời hậu chiến cơ hội tự khẳng định.

Tôi bắt đầu viết Những người Thắng cuộc năm 1992, ngay sau khi Đông và Tây Đức thống nhất. Tôi đã nghiên cứu và viết trong bốn năm, sau đó để bản thảo gần hoàn tất qua bên để đợi việc công bố một số tài liệu lịch sử mật trước đây của Mỹ, Anh và Liên Xô – và để viết hai tập tác phẩm bộ ba về những băng ghi âm Nhà Trắng của Lyndon Johnson. Được củng cố bằng hàng ngàn tài liệu mới được công bố, tôi hoàn thành bộ sách năm 2001 và 2002.

Thời gian thêm vào sau này đem lại không những thông tin mật mà cả sự hiểu biết muộn màng. Giả như tôi đã viết và xuất bán cuốn sách này ngay sau khi nước Đức được thống nhất, có thể tôi đã cảm thấy ngập ngừng hơn khi viết về sự thử nghiệm dân chủ của nó đã thành công. Nhưng sau hơn một thập niên thực hiện dân chủ ở một đất nước đã một thời thê lương, nó càng dễ hơn để đi đến khẳng định vững vàng về cách thức hai Tổng thống Mỹ giúp vào để khả thể hóa nó.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo