Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Odyssey – Homer
Biết đến tác phẩm “Trường ca Iliad & Odyssêy” qua chương trình ngữ văn lớp 10, kèm theo cái bìa truyện trông đẹp và sang thì mình đã rinh quyển này về. Ấn tượng ban đầu và chất lượng chuyện tốt, giấy xốp màu ngà, sách dày nhưng cầm rất nhẹ tay.
Nội dung chuyện kể về hành trình của Odyssêy sau khi thắng trận tại thành Troia. Thường thì người thắng trận hay vinh quang trở về quê nhà, nhưng Odyssêy lại gặp khó khăn trắc trở đến nỗi hơn 20 năm sau mới về. Hành trình của chàng vô cùng gian nan: tàu bị bão biến đánh, rồi trớ trêu thay là thần thánh còn gây khó dễ cho vị anh hùng, rồi khi về đến nhà rồi còn bị những vị khách “không mời mà đến” nườm nượp “cắm rễ” tại nhà để trực cướp vợ (mà mục đích cũng chỉ là chiếm tài sản của nhà người ta). Nhưng, dù là con người, nhưng với ý chí sắt đá và mạnh mẽ phi thường, Odyssêy đã vượt qua và trở về quê nhà, sum họp với vợ.
Chuyện thể hiện một tư tưởng cao đẹp của con người từ cổ xưa nhưng vẫn đúng với thời hiện đại: đàn ông là phải có khí phách, ý chí kiên cường; phụ nữ thủy chung son sắt một lòng một dạ yêu chồng; con cái có hiếu biết giúp mẹ chuyện gia đình khi bố đi vắng.
Dịch thuật đọc cũng xuôi xuôi, tuy vậy, vẫn có một ít lỗi chính tả.
Trích dẫn :
Đọc Iliad và Odyssêy của đại thi hào Homer
“Là một cách trau dồi trí tuệ và đức hạnh”
Bắt đầu từ những nhà truyền giáo cho tới kỷ nguyên toàn cầu hóa và tiếp tục trong tương lai, những ảnh hưởng của văn minh phương Tây tới Việt Nam không chỉ dừng lại ở khoa học cơ bản, mà còn mở rộng đến các ngành khoa học xã hội và nghệ thuật. Vì vậy, để thực sự khai thác xu hướng này, chúng ta cần tìm hiểu nền tảng và cội nguồn của văn minh phương Tây: Hy Lạp cổ đại. Không hề quá lời khi cho rằng, việc tìm hiểu Hy Lạp cổ đại là một điều kiện tiên quyết nhằm mang lại sự hiểu biết thấu đáo liên quan đến những luận điểm và học thuyết chủ đạo đang chi phối thế giới mà chúng ta đang sống: Lịch Sử và Thần Thoại, Giới Tính và Xác Thân, Tôn Giáo và Hôn Nhân, Chính Trị và Dân Chủ…
Sau khi đã ra mắt hai tác phẩm được coi là “gối đầu giường” của mọi chính trị gia Cộng Hòa (Plato) và Chính Trị Luận (Aristotle), Alpha Books tiếp tục mang đến hai thiên sử thi kinh điển và là cột trụ của văn minh phương Tây: Iliad và Odyssêy của đại thi hào Homer. Ngay cả những chính trị gia lỗi lạc như Plato, Aristotle hay đến cả bậc quân vương như Alexander Đại Đế cũng xem việc đọc hai tác phẩm này là một cách trau dồi trí tuệ và đức hạnh.
Thế nhưng lời giới thiệu này rất có thể sẽ gợi nỗi băn khoăn nơi số đông độc giả phổ thông là việc đọc những tác phẩm cổ điển như Iliad và Odyssêy có thực sự mang lại bất kì lợi ích thiết thân nào hay không, khi khoảng cách không gian và thời gian giữa tác phẩm và độc giả cách nhau trùng khơi vời vợi.
Câu trả lời ở đây là CÓ.
Iliad và Odyssêy là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ.
Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl Japers cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ, những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn minh phương Tây.
Bên cạnh đó, Iliad và Odyssêy còn là những suy tư và chiêm nghiệm của người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân thuộc vừa xa lạ giữa con người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên ngoài.
Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng cơ thể của Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ.
Cuộc chiến thành Troa có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót lại từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia, mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc chiến không ai khác hơn là Odysseus.
Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có thể thành công? Bối cảnh bấy giờ là buổi hoàng hôn của ký ức cộng đồng khi mỗi thành viên có thể nhìn thấy được dòng ý thức của người khác, và khái niệm lừa lọc, hay chính xác hơn là che giấu dòng ý thức cá nhân, hoàn toàn không tồn tại, cho đến khi Odysseus xuất hiện. Đó chính là mánh khóe đầu tiên trong lịch sử loài người.
Nhưng điều đặc biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này.
Các thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời khác như Ai Cập hay Mesopotamian. Họ không phải là những đấng toàn năng vô biên, lại còn mang đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá vĩ đại: Vũ Trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của vũ trụ.
Cuộc chiến thành Troy được các vị thần bắt đầu, can thiệp và kết thúc, nhưng tới cuộc đại hải trình của Odysseus thì quyền tự quyết định vận mệnh của cá nhân mới là yếu tố chủ đạo.
Trong quá trình đọc, hẳn quý độc giả sẽ tìm thấy cho mình những trải nghiệm hữu ích từ những tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và quá khứ.
Những người Hy Lạp và Trojan kia cũng thấy mặt trời lặn và mọc. Họ cũng băn khoăn và suy nghĩ trước quy luật bất biến của cuộc sống: tuổi già, bệnh tật, tình yêu, khát vọng, nô dịch, hạnh phúc… Và chính những người Hy Lạp và Trojan kia cũng hiểu sự hoang tàn và chết chóc của chiến tranh, của nô dịch và toàn trị.
***