Downloadsachmienphi.com

Phân Tâm Học Nhập Môn

Phân Tâm Học Nhập Môn - Sigmund Freud
Phân Tâm Học Nhập Môn –

Phân Tâm Học Nhập Môn

Tác Giả:

Thể Loại: Y Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Phân Tâm Học Nhập Môn –

Sigmund Freud – Tâm lý gia của cõi vô thức

Trong tất cả các ngành khoa học, người ta thường thừa nhận là một môn khoa học bí hiểm và tối tăm nhất, và khó có thể chứng minh bằng khoa học hơn bất cứ bộ môn nào khác. Bản chất của những sự vật ở đây luôn luôn có sự hư hư thực thực và sự bất ngờ, vì nhà tâm lý học phải nghiên cứu về một hiện tượng tự nhiên bí mật nhất, đó là cuộc sống tâm lý của con người. Một lý thuyết hóa học hay vật lý có thể được chứng minh hay bác bỏ những phương pháp kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, nhưng đối với giá trị của một lý thuyết tâm lý học, rất có thể không sao chứng minh được một cách minh bạch, cho nên nhiều cuộc tranh luận bão táp đã nổi lên xung quanh và khoa phân tâm học suốt sáu chục năm ròng.

Dầu sao, có thể chứng minh được hay không thì học thuyết của cũng đã có một ảnh hưởng vô song đối với hiện đại. Ngay Einstein cũng không kích thích trí tưởng tượng hay thâm nhập vào đời sống của người đương thời bằng Sigmund Freud. Nhờ tìm tòi nghiên cứu những thứ chưa bao giờ ai hiểu biết về trí não con người mà Sigmund Freud đã đưa ra được những ý tưởng và những từ ngữ mà ngày nay đã chan hòa vào cuộc sống thường nhật của chúng ta. Thực vậy, tất cả mọi lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học và những môn học về xã hội hay cá nhân khác đều chịu ảnh hưởng của học thuyết Sigmund Freud.

Tuy nhiên, học thuyết này lại quá khô khan và ít sáng sủa. Một nhà phê bình khá hài hước đã nhận xét rằng:

“Đối với người đời thì do sự phổ biến học thuyết này, Freud đã nổi bật lên như một kẻ phá bĩnh vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Ông đã biến đổi sự giễu cợt và những niềm vui nhẹ nhàng của con người thành những hiện tượng dồn nén, bí hiểm và sầu thảm, đã tìm thấy sự hằn thù trong nguồn gốc yếu thương, ác ý ngay trong lòng sự âu yếm, loạn luân trong tình yêu thương giữa cha và con cái, tội lỗi trong thái độ đại lượng và trạng thái của sự căm uất bị “dồn nén” của mọi người cha như là một thứ được lưu truyền của nhân loại”.

Tuy nhiên nhờ Freud mà ngày nay người ta đã có những ý nghĩ rất khác nhau về chính mình. Họ chấp nhận các khái niệm của Freud như: ảnh hưởng của tiềm thức đối với ý thức, nguồn gốc tính dục của bệnh thần kinh, sự hiện hữu và tầm quan trọng của tính dục trẻ thơ, tác dụng mặc cảm Ơ-đip” vào các giấc mộng, tình trạng “dồn nén”… Những khuyết điểm của con người như lỡ lời, nhớ mặt quên tên và quên lời hứa đều mang một ý nghĩa mới xét theo quan điểm của Freud. Hiện nay khó mà xác định được hết những định kiến mà Freud phải chống lại để truyền bá học thuyết của ông. Những định kiến này còn cố chấp hơn cả những định kiến mà Copernicus và Darwin đã vấp phải.

Khi Freud chào đời ở Freiberg thuộc miền Moravia, tác phẩm Nguồn gốc các chủng loài chưa xuất hiện. Năm đó là năm 1985. Cũng như Karl Marx, tổ tiên Freud có nhiều người là pháp sư đạo Do Thái. Ông được đưa tới thành Vienna thủ đô nước Áo vào năm lên bốn tuổi và đã sống gần suốt cả tuổi trưởng thành tại đây. Theo Ernest Jones, người viết tiểu sử chính của Freud thì ông đã được thừa hưởng của cha ông là một nhà buôn len, “tính hoài nghi sâu sắc về những tai biến bất thường của cuộc đời, thói quen dùng giai thoại Do Thái để châm biếm các quan điểm đạo đức, không tín ngưỡng những vấn đề tôn giáo”. Bà Freud sống tới năm 59 tuổi, bản tính năng động và nhanh nhẹn. Sigmund Freud là đứa con cưng đầu lòng của bà. Sau này Freud đã viết “một người đã từng là con yêu đặc biệt của một bà mẹ thì suốt đời người ấy có cái cảm giác là một kẻ đi chinh phục, và chính cái lòng tin chiến thắng ấy luôn đem lại thành công thực sự”.

Vào những năm đầu của cuộc đời, Freud rất tin vào thuyết của Darwin vì ông thấy rằng “Những thuyết ấy làm cho người ta có thể hy vọng vào những bước tiến phi thường trong việc tìm hiểu thế giới”. Dự định sẽ trở thành thầy thuốc, ông đã theo học trường Đại học Y khoa thành Vienna. Và ông đã đỗ bác sĩ năm 1881. Là một thầy thuốc trẻ tuổi của bệnh viện đa khoa, chữa trị đủ mọi loại bệnh, ông tiếp tục nghiên cứu môn thần kinh bệnh học và giải phẫu thần kinh. Ít năm sau, số mệnh xoay chiều và bất thần làm tên tuổi của ông nổi tiếng khắp thế giới. Một bạn đồng nghiệp của ông đã đi Paris và ông bèn đi theo sang thành phố này. Tại đây, ông cùng làm việc với Jean Charcot, lúc ấy đã là một nhà bệnh lý học và thần kinh học người Pháp nổi tiếng. Ở đây, lần đầu tiên ông được tiếp xúc với công trình của Charcot về bệnh loạn thần kinh và cách dùng phương pháp thôi miên để điều trị bệnh này. Freud đã thoả mãn khi thấy Charcot chứng minh được “bệnh loạn thần kinh thật mà và loạn thần kinh giả do dùng thôi miên tạo ra.

Nhưng khi trở lại thành Vienna, Freud không làm thế nào để thuyết phục được các bác sĩ đồng nghiệp: họ không tin là phương pháp chữa bệnh loạn thần kinh bằng thôi miên lại có cơ sở khoa học. Và người ta còn trừng phạt những ý nghĩ quá tạo bạo của ông bằng cách đuổi ông ra khỏi phòng thí nghiệm giải phẫu thần kinh. Từ đấy Freud tách khỏi môi trường đại học và không còn tiếp tục tham gia những buổi họp của giới trí thức ở Vienne nữa. Trong lúc hành nghề bác sĩ tư, ông tiếp tục dùng phương pháp thôi miên để thí nghiệm trong nhiều năm nữa, nhưng dần dần ông đã bỏ phương pháp điều trị này chỉ vì ít người hợp với lối chữa bằng thôi miên và cũng vì đôi khi thôi miên có những hiệu quả không hay với nhân cách người bệnh. Thay vào đó, Freud bắt đầu phát triển một phương pháp mới, ông đặt tên là “tự do liên tưởng”, về sau kỹ thuật này đã trở thành một tiêu chuẩn thực hành của khoa học phân tâm học.

Freud hẳn là người sáng lập ra môn thần kinh bệnh học, điều đó không còn nghi ngờ gì nữa. Trước ông, các nhà thần kinh bệnh học chỉ quan tâm đến những triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) và chứng tâm thần suy giảm (lẩm cẩm), cần phải giam lại trong bệnh viện. Ngay từ khi chữa chứng dồn nén và chứng thần kinh tương khắc, Freud đã đi tới kết luận là không phải chỉ riêng con bệnh mà cả những người lành mạnh bình thường cũng mang trong mình những xung khắc tâm thần tương tự. Đi xa hơn nữa, bệnh tâm thần không phải là bệnh theo nghĩa thông thường được chấp nhận mà là trạng thái tâm lý của trí não. Vấn đề quan trọng là làm thế nào để điều trị những chứng rối loạn tâm thần đang lan tràn rộng rãi ấy. Căn cứ vào những quan sát, thí nghiệm và kinh nghiệm thực hành khi điều trị cho nhiều người bệnh ở Vienna, Freud đã xây dựng cơ sở cho khoa phân tâm học vào khoảng cuối thế kỷ 19.

Freud là một trong những nhà khoa học đã sáng tác nhiều hơn hết trong thời đại chúng ta. Sự phong phú về những đề tài mới mẻ cùng những phần đóng góp về tâm lý do ngòi bút của ông đem lại không thể thu gọn trong bất cứ một cuốn sách hay tờ báo nào. Theo ông, thì chắc chắn cuốn sách quan trọng ra đời sớm nhất của ông mà cũng được ông yêu thích nhất là cuốn Đoán Mộng xuất bản năm 1900. Sách này gồm hầu hết những quan sát cơ bản và những suy luận của ông. Trong cuốn Nghiên cứu về chứng loạn thần kinh xuất bản sớm hơn (tức là vào năm 1895), ông đã bộc lộ niềm tin rằng “yếu tố chính trong sự rối loạn về tính dục là sự suy yếu gây ra cả bệnh tâm thần (neuros) lẫn bệnh tâm thần suy nhược (psychoneuroses)”. Đó là nền tảng của thuyết phân tâm. Vài năm sau đó, Freud hoàn chỉnh được lý thuyết của ông về sức đối kháng, hiện tượng chuyển biến tính dục tuổi thơ, mối tương quan giữa những ký ức bất mãn và ảo tưởng, giữa cơ chế tự vệ (defense mechanism) và sự dồn nén.

Một bản tóm lược những luận đề chính sẽ cho ta thấy được phần nào tính phức tạp của thuyết phân tâm. Trước hết, thần kinh bệnh học và phân tâm học không phải là hai từ đồng nghĩa. Phân tâm học có thể được coi như một ngành của thần kinh bệnh học và chỉ áp dụng cho những trường hợp khó khăn nhất là rối loạn nhân cách. Cho nên, phân tâm học có thể được định nghĩa như một phương pháp dùng để trị những bệnh rối loạn tâm lý và thần kinh. Theo một bản tường trình mới đây thì ở chỉ có 300 trên 4.000 các bác sĩ thần kinh được tín nhiệm là những nhà phân tâm học mà thôi.

Họa hoằn lắm Freud mới chú ý tới việc điều trị cá nhân. Những trường hợp cá nhân không bình thường chỉ được coi là những triệu chứng xáo trộn về kinh tế, xã hội và văn hoá của thế giới ngày nay. Mục đích của ông là trị bệnh tận gốc.

Nhiều nhà phê bình đã đồng ý là thành tựu mà Freud đã đạt được dựa chủ yếu trên công trình phát giác và khảo sát về lĩnh vực vô thức của con người……

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo