Downloadsachmienphi.com

Siêu hình học

Siêu hình học - T.Alvira, L.Clavell, T.Melendo
Siêu hình học – T.Alvira, L.Clavell,

Siêu hình học

Tác Giả: T.Alvira, L.Clavell,

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Siêu hình học – T.Alvira, L.Clavell,

Trong hai thập niên gần đây, một số lượng lớn những tác phẩm triết học đã ấn hành đều là những chuyên khảo và những khảo luận, mà tốt nhất nên coi như sách sử ký và phân loại. Kèm theo hiện tượng này là chuyện suy giảm việc ấn hành và sử dụng những tác phẩm triết học có tầm mức tổng quát hơn, ví dụ những sách giáo khoa. Điều này có thể là do những thay đổi thị hiếu của độc giả đương đại – giờ đây dường như họ cần được thoát khỏi lối tiếp cận hệ thống quá mức và học thuật quá cao của nhiều sách giáo khoa triết học.

Mặt khác, khuynh hướng muốn chuyên hóa và muốn thủ đắc lối hiểu mang đậm tính lịch sử cũng như suy tư về các vấn đề triết học đã khiến chúng ta lơ là với một công tác quan trọng, đó là cung ứng cho những ai muốn đi vào lãnh vực triết học một kiến thức cơ bản có thể được dùng như nền tảng cho một sự hấp thụ phúc lợi nhiều nghiên cứu chuyên sâu.

Quyển sách này là một bản giáo khoa về triết học cơ bản, đó là Siêu hình học – khoa học về hữu thể, như vẫn luôn được hiểu kể từ thời Permenides, Plato, Aristotle, và Thánh Thomas Aquinas cho đến ngày nay. Siêu hình học đặc biệt có giá trị trong thời chúng ta như triết học khai mở đến sự siêu việt của hữu thể sau nhiều thế kỷ bị hạn chế do chủ quan. Những nghiên cứu đương đại về hiện tượng luận, hiện sinh, và triết học phân tích, thêm một lần nữa đã làm dấy lên những vấn đề liên quan đến hữu thể.

Mục tiêu của chúng tôi là trình bày cho độc giả những nguyên tắc siêu hình một cách sáng tỏ và thứ tự. Do đó, độc giả có thể giải quyết những vấn đề triết học nóng bỏng mà con người thời đại chúng ta phải đối mặt…

Con người luôn ngạc nhiên về nguồn gốc vũ trụ. Con người làm việc liên tục, đi tìm một sự giải thích về vũ trụ – một thứ giải thích gọi được là tối hậu và phổ quát, hoặc bao trùm tất cả. Qua dòng lịch sử, đã khai sinh nhiều trường phái. Một số trường phái coi nền tảng cơ bản của thực tại chính là một yếu tố đặc thù gắn liền với thực tại đó, ví dụ vật chất, tinh thần, tư tưởng hay chuyển động, và như vậy cũng có nghĩa rằng mọi sự trong đều nảy sinh từ yếu tố đó. Số khác lại thừa nhận sự hiện hữu của một Nguyên Lý siêu việt, vốn làm nên vũ trụ mà không phải là thành phần của vũ trụ. Một số nhà tư tưởng lại đề cập đến sự hiện diện của một nguồn gốc vũ trụ, đang khi những người khác lại cho rằng vũ trụ đến từ hai hoặc nhiều nguồn. Những vấn đề trên không thuần túy là suy lý; trái lại, chúng ảnh hưởng rất nhiều lên đời sống con người. Vì đương nhiên có sự khác biệt giữa một bên là người tin rằng mọi sự – kể cả chính anh ta – phát sinh từ vật chất ù lì và quay về với vật chất – và bên kia là người tin rằng mình được Thiên Chúa tạo dựng, Ngài đưa anh ta từ hư vô sang hiện hữu.

Khởi đầu, việc nghiên cứu những vấn đề trên tạo nên một bộ tri thức gọi là triết lý, minh triết, hoặc khoa học. Sau này, để tránh lẫn lộn với nhiều khoa học đặc thù khác, khoa học nói trên được gọi là Siêu hình học.

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

DẪN NHẬP

I. BẢN CHẤT SIÊU HÌNH HỌC

1. Khái niệm Siêu hình học

2. Siêu hình học như Khoa học về Hữu thể xét như Hữu thể

3. Siêu hình học và Tri thức Nhân loại

4. Siêu hình học Liên quan thế nào đến Đức tin và Thần học

II. HỮU THỂ – KHỞI ĐIỂM CỦA SIÊU HÌNH HỌC

1. Khái niệm Hữu thể

2. Yếu tính – Cách thức Hiện hữu của Sự vật

3. Việc Hiện hữu (Esse)

4. Việc Hiện hữu xét như Hiện thế Mãnh liệt nhất

5. Ý nghĩa của Esse như động từ nối trong một câu

6.Các đặc tính của khái niệm hữu thể

III. NGUYÊN LÝ BẤT-MÂU THUẪN

1. Nguyên lý Đầu tiên về Hữu thể

2. Những Đường lối Diễn tả Nguyên lý Bất- Mâu thuẫn

3. Tri thức Qui nạp về Nguyên lý Đầu tiên

4. Sự Hiển nhiên của Nguyên lý này và lối Bảo vệ nó nhờ luận chứng “Đối Nhân”

5. Vai trò của Nguyên lý Đầu tiên trong Siêu hình học

6. Những Nguyên lý Sơ yếu khác đặt cơ sở trên Nguyên lý Bất-Mâu thuẫn

PHẦN I:CẤU TRÚC SIÊU HÌNH CỦA HỮU THỂ

I. BẢN THỂ VÀ PHỤ THỂ

1. Bản chất Bản thể và các Phụ thể

2. Việc Hiện hữu thuộc về Bản thể

3. Phức hợp Bản thể và Phụ thể

4. Tri thức của ta về Bản thể và Phụ thể

II. CÁC PHẠM TRÙ

1. Khái niệm về các Phạm trù

2. Phân loại chín giống tối cao

3. Phẩm chất

III. CẤU TRÚC HIỆN THẾ – TIỀM NĂNG CỦA HỮU THỂ

1. Khái niệm về Hiện thế và Tiềm năng

2. Những loại Hiện thế và Tiềm năng

3. Tính Ưu tiên của Hiện thế

4. Tương quan giữa Hiện thế và Tiềm năng xét như những nguyên lý cấu tạo của Hữu thể

5. Viễn tượng Siêu hình học về Hiện thế và Tiềm năng

6. Phạm vi siêu hình của hiện thế và tiềm năng

IV. YẾU TÍNH CỦA MỘT HỮU THỂ

1. Yếu tính: cách thức hiện hữu của một bản thể

2. Yếu tính của những hữu thể vật chất

3. Yếu tính của những bản thể thiêng liêng

V. NGUYÊN LÝ CÁ VẬT HÓA

1. Yếu tính của những hữu thể chỉ tồn tại nơi mỗi cá thể

2. Việc tăng bội yếu tính nơi những cá vật

3. Việc đơn lẻ hóa yếu tính

4. Việc cá vật hóa các phụ thể và các bản thể thiêng liêng

VI. ESSE: HIỆN THẾ TỐI HẬU CỦA MỘT BẢN THỂ

1. Việc Hiện hữu là nền tảng tối hậu của mọi thực tại

2. “ESSE” và Yếu tính phân biệt nhau thực sự

3. Phức hợp “Yếu tính – Hiện hữu” là cấu trúc cơ bản của những vật thụ tạo

4. ESSE, xét như Hiện thế, là trọng tâm của Siêu hình học Thomas

VII. CHỦ THỂ HIỆN HỮU ĐỘC LẬP

1. Khái niệm về Chủ thể Hiện hữu Độc lập

2. Phân biệt giữa Bản chất và Suppositum

3. Việc Hiện hữu thuộc về Suppositum

4. Ngôi vị

PHẦN II. CÁC SIÊU NGHIỆM

I. NHỮNG KHÍA CẠNH SIÊU NGHIỆM CỦA HỮU THỂ

1. Khái niệm Siêu nghiệm và các Phạm trù

2. Những khía cạnh Siêu nghiệm của Hữu thể

3. Hữu thể: nền tảng của những đặc điểm Siêu nghiệm

4. Hữu thể và những đặc điểm của nó đều mang tính loại suy

II. TÍNH ĐƠN NHẤT CỦA HỮU THỂ

1. Tính Đơn nhất Siêu nghiệm

2. Những thể loại và những cấp độ của tính Đơn nhất

3. Tính Đa bội

4. Những khái niệm nảy sinh từ tính Đơn nhất, và những khái niệm đối lập với tính Đơn nhất

5. Aliquid (“another” or “something”)

III. CHÂN LÝ

1. Hữu thể và Chân lý

2. Chân lý là đặc điểm siêu nghiệm của Hữu thể

3. Chân lý nơi trí năng con người

IV. THIỆN HẢO

1. Bản chất của Thiện hảo

2. Thiện hảo và Hoàn bị

3. Thiện hảo và Giá trị

V. CÁI ĐẸP

1. Bản chất Cái Đẹp

2. Vẻ đẹp và Hoàn bị

3. Những cấp độ của Vẻ Đẹp

4. Con người Tri giác Vẻ Đẹp

PHẦN III. CĂN NGUYÊN TÍNH

I. NHẬN THỨC VỀ TÍNH NHÂN QUẢ ĐÍCH THỰC

1. Kinh nghiệm về tính Nhân quả

2. Nguyên lý Nhân quả

II. BẢN CHẤT CỦA CĂN NGUYÊN TÍNH VÀ CÁC LOẠI CĂN NGUYÊN

1. Bản chất của Căn nguyên tính

2. Căn nguyên, Nguyên lý, Điều kiện và Cơ hội

3. Những loại Căn nguyên tính

III. CĂN NGUYÊN CHẤT LIỆU VÀ CĂN NGUYÊN HÌNH THẾ

1. Bản chất Căn nguyên Chất liệu

2. Căn nguyên Hình thế

3. Tương quan giữa Căn nguyên Chất liệu và Căn nguyên Hình thế

IV. NHỮNG CĂN NGUYÊN TÁC THÀNH

1. Bản chất Căn nguyên Tác thành

2. Những loại Căn nguyên Tác thành

V.HOẠT ĐỘNG XÉT NHƯ HIỆN THẾ CỦA CĂN NGUYÊN TÍNH TÁC THÀNH

1. Bản chất của Hoạt động

2. Nền tảng của Hoạt động

3. Những năng lực tác động xét như những nguyên lý gần cho hoạt động

VI. CĂN NGUYÊN CỨU CÁNH

1. Bản chất Căn nguyên Cứu cánh

2. Những loại Căn nguyên Cứu cánh

3. Nguyên lý về Cứu cánh tính

4. Mục đích là Căn nguyên cho những căn nguyên khác

VII.Căn nguyên tính nơi Thiên Chúa&Căn nguyên tính nơi Thụ tạo

1. Những giới hạn nơi Căn nguyên tính Thụ tạo

2. Những đặc trưng của Căn nguyên tính nơi Căn nguyên Đệ nhất

3. Tương quan giữa Căn nguyên Đệ nhất và những Căn nguyên Đệ nhị

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo