Downloadsachmienphi.com

Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ

Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ - H. Y. Schandler
Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ –

Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ

Tác Giả:

Thể Loại: Tiểu Sử – Hồi Ký

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Sự Nghiệp Của Một Tổng Thống Bị Đổ Vỡ –

Trận tấn công Tết năm 1968 là một trong những biến cố quan trọng của chiến tranh Việt Nam, là một đỉnh cao của hoạt động quân sự và có thể nói là trận đánh duy nhất người ta nhớ đời. Sự kiện ấy đã được nhiều người xem như là một khúc quanh lịch sử đã làm cho Hoa Kỳ phải lao vào một đường lối hoạt động mới tại và đã đưa đến việc chấm dứt sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại nước này. Dù sao chắc chắn nó cũng đã làm cho chính phủ Hoa Kỳ phải tiến hành nhận định lại về mọi mặt và chi tiết về các mục đích lẫn mục tiêu của họ tại Việt Nam.

Những quyết định xuất phát từ việc nhận định lại này đã thay đổi triệt để khung cảnh chính trị nội bộ của Hoa Kỳ, đã đưa đến chỗ đặt ra những giới hạn cho sự tham gia của Hoa Kỳ và đã mở màn cho việc Hoa Kỳ rút quân tại Việt Nam.

Những quyết định đưa ra trong tháng 3-1968 dính líu đến các yếu tố không chỉ thuần túy chiến lược quân sự mà cả đến dư luận của quần chúng và của Quốc hội, đến tính chất và kỹ thuật thu thập tin tức, đến tâm lý của cả nước, đến các cá tính của những nhân vật trong nội bộ bộ máy làm quyết định cả vòng trong lẫn vòng ngoài các giới cao cấp nhất trong chính quyền. Nó còn dính líu đến cả các chương trình xây dựng xã hội to lớn, ổn định đồng đô la và đến số phận của đảng Dân chủ.

Giai đoạn này có lẽ đã tạo được một cơ hội có một không hai để tìm hiểu về các sự phức tạp trong việc ra quyết định tại các cấp cao nhất trong chính phủ khi phải chịu ảnh hưởng của tất cả các nhân tố này.

Những sự phân hóa và bất đồng ý kiến về việc Hoa Kỳ tham gia vào chiến tranh vẫn chưa phai mờ trong trí nhớ và các nguy cơ về “lịch khác” nhất là khi tác giả nhìn vào việc tường thuật đồng thời với giải thích, cũng thường được người ta chứng minh và rất thuyết phục.

Một số người chủ trương rằng mọi nỗ lực nhằm hiểu thấu thâm ý của một sự biến mới xảy ra quá lớn cũng chỉ là lời lẽ báo chí quá đáng mà thôi. Điều này có thể xác đáng vì nhiều lý do. Thường thì các tài liệu có thể rất thiếu sót hoặc sai lạc và một số có thể vẫn còn trong vòng bảo mật chưa được phổ biến.

Những tình cảm, những thành kiến, những thanh danh và những quan niệm của người thủ một vai trò trong vụ ấy đâu có liên hệ tức thì và những kẻ từng góp phần trong các sự biến đều vừa biết quá nhiều về phần trách nhiệm của họ trong các quyết định đã được đưa ra và quá ít về phần của những người khác. Quả là cực kỳ khó mà khách quan cho được về những thành quả của các quan niệm và ảnh hưởng của chính mình.

Đã có nhiều cách trả lời rõ ràng của những lập luận chống lại việc tìm hiểu kỹ lưỡng về những sự biến xảy ra mới đây. Tất cả các tư liệu lịch sử đều có những gò bó cố hữu của chúng. Người viết sử chẳng mấy khi gặp dịp nắm đủ tất cả các tin tức liên quan. Phần lớn những gì anh ta nắm được đều đã bị chiến tranh hoặc ảnh hưởng của thời gian làm sai lạc trầm trọng. Cho nên không nên kết luận rằng cần phải đình hoãn việc viết sử cho đến khi biết đủ tất cả các sự việc, thu thập đủ các tư liệu có liên quan.

Quả thật, một người từng tham dự các sự biến có thể cho biết một vài sự hiểu biết tường tận có ích. Có một điều là anh ta thấy rõ hơn về các khó khăn trong việc điều hành và trong thủ tục đang gò bó các cấp làm quyết định ở cấp cao nhất khi phải đặt tên và thực hiện các chính sách và kế hoạch. Ngoài ra không có một tác phẩm soạn thảo nào có thể thành hình trong khi đầu óc trống rỗng và người nào làm công việc tìm hiểu cũng bước vào công việc với những ức đoán hiểu biết và những thành kiến của chính mình bắt nguồn phần lớn lừ kinh nghiệm bản thân, văn hóa và thời đại của chính người ấy. Trên phương diện này, mọi lịch sử chẳng qua cũng chỉ là phản ảnh của các thời đại lúc viết.

Việc nghiên cứu và phân tích những sự biến xảy ra mới đây một khi được tiến hành có hệ thống với đầy đủ sự hiểu biết và ý thức về các ức đoán tiềm tàng và công khai của những người tham dự sẽ càng thích đáng hơn về chỗ là chúng có thể ảnh hưởng vào chiều hướng của chính sách sắp đến chính vì lẽ chúng phải đương đầu với các vấn đề hiện có của thế giới có thật”.

Như một nhà học giả đã nói: “Tôi muốn chủ trương rằng việc chứng minh sau cùng của công trình nghiên cứu các sự việc hiện đại tại đại học cũng không có gì khác biệt nhiều so với việc chứng minh các công trình nghiên cứu lịch sử. Những công trình nghiên cứu như vậy liên quan đến các vấn đề tri thức – thiết yếu không những cho việc giải quyết các vấn đề thông thường mà còn cho những mối quan tâm trọng đại lâu bền hơn nữa…”

Quả thật chính vì tình trạng liên quan này với các vấn đề tri thức trọng đại và lâu bền hơn nữa nên rốt cuộc mới chứng minh nhu cầu nghiên cứu cái hiện tại mới xuất hiện trong khuôn khổ học viện.

Chính vì các sự biến tại còn quá nóng hổi trong trí nhớ và những bài học rút tỉa được từ việc chúng ta can dự ở đấy có thể liên quan đến chính sách hiện tại và tương lai cho nên lại thấy rất cần đừng nên phó mặc việc nghiên cứu thảm cảnh quan trọng này cho các nhà báo và nhà bình luận. Không nên chờ đợi quá lâu mới tiến hành việc nghiên cứu kỹ lưỡng các chứng cớ sẵn có để rút ra các bài học kinh nghiệm trong việc Hoa Kỳ can dự vào chiến tranh Việt Nam.

Các quyết định trong tháng 3-1968 đã thật sự trở thành một giai đoạn đầy mâu thuẫn trong lịch sử hiện đại. Chúng đã được trình bày trên nhiều khía cạnh lợi khác nhau với đủ kẻ xấu người tốt. Những người tham dự đã có nhiều nỗ lực khác nhau để trình bày và chứng minh vai trò cá nhân của họ. Đến tháng 4-1971 đã có khoảng 10 quyển sách được xuất bản đều tường thuật theo cách này hay cách khác về việc thành hình của các quyết định đã có sau trận Tết Mậu Thân.

Tất cả các sách này cùng có chung một vấn đề, đó là các quyết định đã đánh dấu một sự chuyển hướng của chính sách Hoa Kỳ đối với và là kết thúc một cuộc tranh chấp thủ tục quan trọng trong nội bộ các cấp cao nhất của Chính phủ giữa phe chủ trương cứ tiếp tục chính sách Việt Nam của chúng ta và phe những người tán thành thương lượng chấm dứt chiến tranh.

Tất cả những tường thuật này đều nói rằng việc thay đổi chiến lược. việc chuyển hướng về chính sách như thế này sở dĩ mà có là do chủ trương của Clifford một người bạn lâu đời của Tổng thống mới được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng, đã tranh đấu và gây ảnh hưởng trực tiếp. một cách quả là quá mạnh như đã được biết.

Clifford dưới ảnh hưởng của những người cộng tác dân sự đã đi đến chỗ tin rằng với đường hướng mà đất nước đang theo đuổi trong việc tiến hành chiến tranh tại Việt Nam thì không thể nào đạt được chiến thắng. Ông đã thuyết phục Tổng thống rằng cần phải có một đường lối giải quyết khác, một đường lối sẽ hạn chế bớt nỗ lực của Hoa Kỳ trong chiến tranh và sẽ tích cực tạo điều kiện tìm ra một giải pháp thương lượng ổn thỏa.

Một số các tường thuật này cũng nhấn mạnh về tác động về dư luận quần chúng vào các quyết định của Tổng thống, đặc biệt vì năm ấy là năm có cuộc bầu cử Tổng thống.

Trong tháng 4-1971, một luận án danh dự giữa khóa của John. B. Henry đệ trình tại Trường Đại học Harvard đã toan bác bỏ luận điểm này. Henry qua một loạt phỏng vấn những người tham dự, đã phân chia các cố vấn của Tổng thống thành hai loại: “Diều hâu” và “bồ câu”

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo