Downloadsachmienphi.com

Thần Khúc

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Thần Khúc –

Nhưng điều dễ hiểu là ở chỗ, thiên trường ca trung cổ về tội ác và sự cứu rỗi của Dante sẽ là nguồn sáng khai trí cho những con người đang trong cuộc hành trình hướng thiện. Gần đây, Jeffrey Archer, một tù nhân người Anh, đã viết 3 tập Nhật ký ngồi tù với lối kết cấu 3 phần hệt nhưThần khúc của Dante: Địa Ngục, Luyện ngục (còn được dịch là Tĩnh ngục) và Thiên đường.

Thiên tài của Dante hầu như không được đánh giá xứng đáng tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh. Lỗi này một phần do các dịch giả ở thời đại Victoria. Các giáo sĩ, công chức và những nhân vật đáng trọng khác ở thời này đã dịch những áng thơ trong suốt như pha lê của Dante thành thứ văn chương sáo ngữ mộ đạo hoặc những giáo lý đạo đức khô khan. Ngay cả Longfellow, tác giả của bản dịch được coi là ưu việt nhất, xuất bản trong khoảng 1865-1867, khi chuyển ngữ trường ca này của nhà thơ cũng phải cắt bỏ rất nhiều đoạn hoặc dò dẫm theo kiểu “word by word” (dịch từng chữ).

Trong Thần khúc, Dante đã khắc hoạ một cách chính xác những cảnh trừng phạt đầy sống động và ghê rợn: những tên buôn thần bán thánh bị đốt chân trong lửa; những kẻ cầm quyền ngang ngược bị nhúng trong đầm phân; kẻ hung ác bị luộc chín trong dòng sông sôi máu nóng, người tâm địa xấu xa bị nhấn chìm trong băng… Hơn 700 năm qua, Dante không có đối thủ trong những trang viết đề cập đến nỗi kinh hoàng nơi chín tầng địa ngục ở một thế giới khác.

VÌ SAO TÔI DÁM MẠO HIỂM DỊCH THẦN KHÚC CỦA ĐANTÊ?

Xin cho phép tôi – để bắt đầu – gợi lại một vài kỷ niệm nhà trường. Tôi nghe nói đến Đantê, đến Thần khúc lần đầu tiên là vào những năm đầu thập niên 50, trong thời gian học ở Trường Dự bị Đại học và Sư phạm cao cấp Liên khu IV. Giáo sư Đặng Thai Mai, Giáo sư về Bộ môn Văn học phương Tây của chúng tôi, đã dằn giọng khi đọc những câu khắc trên cửa vào Địa ngục của Đantê, tất nhiên là ông đọc bằng tiếng Pháp, trong bản dịch tiếng Việt tôi đã dịch các câu đó như sau:

“Qua khỏi đây là xứ thảm sầu,

Qua khỏi đây là đau thương vĩnh viễn,

Qua khỏi đây là thế giới của bọn người vô vọng!

… Hỡi chúng sinh khi bước vào đây, hãy vứt lại mọi niềm hy vọng! (ĐN – III)

Giáo sư cho biết: Một nhà văn Pháp làm phóng sự về các nhà tù của chế độ Hít-le đã viết: Mấy câu thơ trên đây của Đantê có thể đem khắc lên cửa ra vào của bất kỳ nhà tù phát xít nào, dù đó là loại nhà tù “cổ điển”, giết dần, giết mòn người tù bằng roi vọt và lao động khổ sai như Buchenwald, hoặc loại nhà tù “hiện đại” có phòng giết người hàng loạt bằng hơi ngạt như Auschwitz.

Giáo sư cũng cho biết: Bộ từ điển Từ Hải của xếp Đantê vào một trong sô “tứ đại thi thánh” của Văn học phương Tây, cùng với Homère, Shakespeare và Goethe. Trong tiểu luận Chủ nghĩa nhân văn dưới thời Văn hóa phục hưng xuất bản ở Thanh Hóa năm 1949 trong kháng chiến chống Pháp, giáo sư đã nhận định về Đantê như sau: “Đantê (1256 – 1321) là một nhà thi sĩ quý tộc đại biểu cho thời kỳ quá độ. Tập Thần khúc là tác phấm đại biểu cho luân lý Trung cổ, nhưng tác phẩm của Đantê đã bao hàm nhiều yếu tố mới”(1). Đó là những kỷ niệm nhà trường đầu tiên của tôi về Đantê và Thần khúc.

Đầu niên khoá 1978 tôi được đến Trường Đại học Italia dành cho người nước ngoài ở Perugia (Università Italiana per stranieri di Perugia) để học tiếng Ý, sau đó đến Khoa Văn học và Triết học của Trường Đại học Roma “La Sapiema” (Università degli studi di Roma “La Sapienza”) để nghiên cứu về Văn học Ý. Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp cận với Thần khúc của Đantê từ nguyên tác tiếng Ý, bước đầu chỉ là một vài đoạn trích giảng trong các giờ học Đại cương về Lịch sử Văn học Italia, sau đó là từng khúc tiêu biểu. Đến thời điểm này, tôi đã trải qua trên 20 năm nghiên cứu và giảng dạy về Văn học cổ điển Việt Nam, vì vậy một cách tự nhiên tôi cũng bị Văn học cổ Italia hấp dẫn, trước hết là Thần khúc của Đantê.

Trong thời gian ở Roma nhà trọ của tôi gần Khu phế tích La Mã, chiều chiều tôi hay dạo bộ đến đây để tìm một chút không gian thoáng đãng và tĩnh lặng giữa một thành phố lớn. Ngồi đối diện đền thờ Hoàng đế Antonio Pio (86- 161) và Hoàng hậu Faustina, di tích độc nhất của Khu phế tích còn giữ được hình dáng tương đối nguyên vẹn, tôi bất giác nhớ đến hai câu thơ của nữ sĩ Thanh Quan:

Lối xưa xe ngựa, hồn thu thảo,

Nền cũ lâu đài, bóng tịch dương.

và trong đầu óc bỗng lảng vảng ý nghĩ về sự phế hưng của lịch sử: biết bao lâu đài, thành quách của các triều đại hiển hách một thời, cuối cùng vẫn phải mòn mỏi, hoang phế dần theo năm tháng, trong lức đó một số kiệt tác văn chương thì cứ trường tồn, được tái bản đi tái bản lại, được tiếp tục thưởng thức, nghiên cứu, phiên dịch và ngày càng truyền rộng ra ngoài biên giới quốc gia mà chúng được sinh ra.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo