Downloadsachmienphi.com

Trà đạo

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Trà đạo –

Trà khởi đầu là một thứ thuốc, sau nâng lên thành món nước uống giải khát. Vào thế kỷ thứ tám, tại Trung Quốc, trà thâm nhấp vào giới thi nhân như là là một trong những thú tiêu khiển của giới này. Qua thế kỷ mười lăm, nước Nhật nâng cao giá trị trà lên thành một thứ tôn giáo duy mỹ – gọi là Trà đạo. Trà đạo là một thứ đạo đặt nền tảng trên sự tôn thờ cái đẹp xen lẫn giữa muôn vàn điều nhớp nhúa của cuộc sống đời thường. Ăn sâu vào trong trà ý niệm về sự thanh khiết và hòa điệu, sự huyền nhiệm của lòng nhân ái lẫn nhau, tính lãng mạn của trật tự xã hội. Then chốt của Trà đạo là tôn thờ sự Bất toàn, như là một nỗ lực dịu dàng hoàn thành điều có thể nào đó trong điều không thể mà ta biết rõ đang hiện hữu trong cuộc sống.

Triết lý về trà không đơn thuần là chủ nghĩa duy theo cái nghĩa thường được chấp nhận của nó, vì nó còn biểu cảm một cách đan kết quan niệm luân lý và tôn giáo của chúng tôi về con người và tự nhiên. Trà đạo mang khái niệm vệ sinh vì nó đòi hỏi phải hết sức tinh khiết, Trà đạo mang tính kinh tế vì nó biểu lộ sự tiện ích nằm trong sự giản dị chứ không rườm rà và tốn kém, Trà đạo là đường nét kỹ hà của tâm linh vì nó hàm nghĩa quan niệm về sự cân xứng của chúng tôi đối với vũ trụ. Trà đạo đại biểu cho tinh thần đích thực của nền dân chủ Phương Đông bằng cách biến bất cứ ai hâm mộ nó đều thành những nhà quý tộc trong khẩu vị.

Một thời gian dài biệt lập khỏi phần còn lại của thế giới, cái thế đó dẫn đến tình trạng hướng nội quán chiếu, lại hết sức lợi để phát triển Trà đạo. Ở chúng tôi nhà cửa và trang phục, tập quán và ẩm thực, gốm sứ, sơn mài, hội họa – và cả đến văn chương – mọi thứ đều chịu ảnh hưởng của Trà đạo. Không một học sĩ nào của nền văn hóa Nhật không biết đến Trà đạo. Trà đạo đã nhuần thấm vào sự thanh nhã của những khuê phòng đài các, đi vào tận những ngôi nhà tranh vách đất của người bình dân. Người nông dân xứ chúng tôi được học cách cắm hoa, anh thợ cày hèn kém nhất cũng biết quý kính những hòn đá và các dòng nước. Trong ngôn ngữ thường tục chúng tôi hay dùng từ “bất cập Trà đạo’ để chỉ người thiếu sự quan tâm vừa trang nghiêm vừa hài hước đối với vỡ kịch của đời mình. Lại nữa, chúng tôi quen nói “thái quá Trà đạo” để làm bật lên tính cách của một người duy buông lung, chẳng đếm xỉa gì đến bi kịch trần tục, mặc cho xuân tình của cảm xúc trào dâng và nổi loạn.

Có lẽ kẻ ngoại đạo thực sự ngỡ ngàng khi thấy Trà đạo “rườm rà mà trống rỗng”. Kẻ đó phải thốt lên: Quả là trong chén trà chứa đầy giông tố! Nhưng khi chúng tôi xét nhìn rốt ráo chén trà nhỏ bé trong thú vui của nhân loại như thế nào, sớm tuôn tràn nước mắt như thế nào, trong cơn khát vô cùng tận chúng tôi đã uống cạn nó như thế nào, lúc ấy chúng tôi sẽ không còn trách mình vì sao bỏ lắm công phu cho một chén trà đến như thế. Loài người đã làm lắm điều tồi tệ. Chúng ta đã hiến sinh quá đáng cho tửu thần Bacchus, và thậm chí còn tô điểm cho đẹp hình tượng vấy máu của thần chiến tranh Mars. Vậy tại sao chúng ta không tự hiến dâng mình cho Nữ hoàng Trà, và say sưa trong dòng suối ấm áp tuôn xuống từ bàn thờ của Nàng? Với chất lỏng màu hỗ phách đựng trong chiếc chén sứ trắng ngà, người mới được khai đạo cũng có thể với tới sự trầm mặc ngọt ngào của Đức Khổng Tử, vị cay cay của Ngài Lão Tử và hương thơm lâng lâng tỏa ra từ Đấng Thích-ca Mâu-ni.

Ai không thể cảm nhận được những điều bé nhỏ trong sự việc lớn của chính mình, thì có khả năng bỏ sót những điều to lớn trong sự việc nhỏ của kẻ khác. Với tính tự mãn mượt mà của mình, một người phương Tây bậc trung sẽ thấy trong nghi thức dùng trà chỉ là một trường hợp khác so với ngàn lẻ một sự kỳ quặc cấu thành nét kỳ quái và ngây ngô như trẻ con của phương Đông. Người ấy có thói quen đánh giá nước Nhật còn dã man, trong khi nước Nhật mê mãi trong các nghệ thuật cao thượng vì hòa bình: chính người ấy gọi nước Nhật là văn minh kể từ khi nước Nhật lao vào cuộc đồ sát trên khắp các mặt trận ở Mãn Châu. Sau đó không biết bao nhiêu lời bình phẩm mà kể về tinh thần võ sĩ đạo, thứ nghệ thuật chết khiến người chiến binh của chúng tôi hoan hĩ đi vào việc tự hy sinh, nhưng lại hiếm khi chú tâm đến Trà đạo, thứ đại diện rất nhiều cho nghệ thuật sống của chúng tôi. Nếu như kêu đòi được văn minh dựa vào vinh quang khủng khiếp của chiến tranh, thôi thì chúng tôi xin cứ dã man thì hơn. Chúng tôi đành phải chờ đến lúc các nghệ thuật và lý tưởng của chúng tôi được đền bù bằng sự tôn trọng vậy.

Bao giờ phương Tây sẽ hiểu, hay cố thử hiểu, phương Đông đây? Người Châu Á chúng tôi vốn sợ loại mạng nhện kỳ bí của các sự kiện và điều huyễn tưởng, tức những thứ mà chúng tôi bị thêu dệt nên. Chúng tôi bị khắc họa như đang sống với hương sen, nếu không thì bị khắc họa đang sống chung với loài chuột nhắt và gián. Hoặc là thứ chủ nghĩa cuồng tín nhưng vô tài, hoặc thứ dâm đảng hạ tiện, chúng tôi bị nhìn như thế. Bản chất duy linh của người Ấn Độ cũng từng bị chế nhạo là ngu ngốc, đức khiêm nhượng của người Trung Hoa là đần độn, lòng ái quốc của người Nhật là kết quả của thuyết định mệnh. Chúng tôi còn bị nói tổ chức thần kinh của chúng tôi bị chai sạn mất rồi nên kém nhạy cảm với sự đau đớn!

Tại sao các ngài lại không vui thú với cái giá chúng tôi phải trả? Cả châu Á sẽ quay qua chúc tụng. Còn hơn thế nữa nếu các ngài hiểu ra mọi điều chúng tôi hình dung và viết về các ngài. Toàn bộ sự huyền ảo nằm ở nơi đó, tất cả lòng cảm phục một cách vô thức, mọc oán giận thầm kín với cái mới và cái mơ hồ. Các ngài được trao cho phẩm hạnh quá cao quý khiến phải ganh tị, và các ngài cũng pham tội ác khác thường đến nỗi không sao lên án được. Văn nhân của chúng tôi thời trước – những người tự cho mình là hiền triết – truyền lại cho chúng tôi nghe rằng trong lớp y phục đang mặc các ngài che gấu bên trong chiếc đuôi lông lá, và các ngài thường bắt trẻ sơ sinh đem nấu ăn! Không, tệ hơn nữa là chúng tôi thường nghĩ các ngài là hạng người phi thực tế nhất trên đời vì các ngài chuyên thuyêt những điều không thể làm được.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo