Downloadsachmienphi.com

Văn minh và những bất mãn từ nó

Văn minh và những bất mãn từ nó - Sigmund Freud
Văn minh và những bất mãn từ nó –

Văn minh và những bất mãn từ nó

Tác Giả:

Thể Loại: Triết Học

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Văn minh và những bất mãn từ nó –

Văn minh và những bất mãn từ nó – Trong Future of an Illusion (1927) Freud phê phán các tổ chức tôn giáo độc thần Abraham là một lường gạt tập thể, một huyễn tưởng của nhân loại (a mass “delusion” – từ R. Dawkins dùng lại trong tác phẩm gần đây rất nổi tiếng của ông The God delusion). Đến năm 1930, tác phẩm này – Civilization and Its Discontents ra đời sau khi châu Âu vừa chấm dứt một cuộc chiến kinh hoàng, trong đó tất cả sức mạnh của khoa học kỹ thuật đã đem dùng để tàn sát con người – thế chiến thứ I.

Văn minh và những bất mãn từ nó là một tác phẩm tuy ngắn nhưng rất quan trọng và chính yếu của tư tưởng Freud, cũng là tác phẩm nay đã thành cổ điển và phổ thông nhất của ông. Những mâu thuẫn cá nhân nội tại trong não thức, trước đây ông đã tiên phong dùng kỹ thuật phân tâm để hiển lộ những ego và id, ẩn dấu dưới đáy vô thức – tên ông gọi – nay ông phóng chiếu ra xã hội phương Tây, để thấy văn minh con người xây dựng cũng chính là một không gian tranh chấp, một đấu trường giữa cá nhân và tập thể. Văn minh có một giá con người phải trả, đó là phải chịu những bất mãn nó đem theo cùng với những bước “tiến bộ” của nó.

Chủ đề của Freud là văn minh đến nay do con người dựng nên ở phương Tây, không nhất thiết phục vụ con người. Theo ông chính văn minh tự nó là nguồn của những bất mãn, những không của những con người tự gọi mình là văn minh. Con người bị câu thúc đến dồn nén thành điên rồ, ông cảnh cáo – thế nên văn minh cũng có thể trở nên điên rồ, vì cả hai đã phát triển song song. Nhìn con người như luôn luôn tìm thỏa mãn những bản năng tự nhiên dù bản chất là ích kỷ và tham lam ham hố, và văn minh như những động lực xã hội ngăn cấm, kiểm soát hay đè nén chúng, nên trong xã hội phương Tây, luôn thường trực một ám ảnh quen thuộc về phạm cấm, về tội lỗi.

Và ám ảnh này – có thể dùng để giải thích sự có mặt dai dẳng và phi lý của đạo Kitô.

Tôi chọn dịch bản văn này – trong chiều hướng đó.



Chương I


Không thể nào thoát khỏi ấn tượng rằng người ta thông thường dùng những tiêu chuẩn sai lạc để đo lường – rằng họ tìm quyền lực, và của cải cho chính họ, và ngưỡng phục những điều này thấy trong những người khác, và rằng họ lượng giá non thấp những gì có giá trị chân thực trong đời sống. Và tuy thế, trong khi làm bất kỳ một phán đoán tổng quát nào thuộc loại này, chúng ta ở trong nguy cơ quên mất thế giới con người và đời sống tinh thần của nó muôn màu muôn vẻ như thế nào.

Có một số ít người được những người đương thời của họ không kềm được ngưỡng mộ với họ, mặc dù sự lớn lao của những người này nằm trên những cống hiến và những thành tựu hoàn toàn xa lạ với những mục đích và lý tưởng của đám đông quần chúng. Người ta có thể dễ dàng nghiêng sang để giả định rằng sau rốt chỉ có một thiểu số tán thưởng những con người lớn lao này, trong khi phần lớn đa số chẳng quan tâm gì đến họ. Nhưng sự việc có lẽ không đơn giản như thế, nhờ vào những bất đồng giữa những suy nghĩ và những hành động của người ta, và vào sự đa dạng nhiều loại của những thôi thúc ước mong của họ.

Một vị trong số hiếm hoi khác thường này, tự xưng là bạn tôi trong những thư từ của ông với tôi. Tôi đã gửi ông quyển sách mỏng của tôi, trong đó luận giải tôn giáo như một ảo tưởng [1], và ông trả lời rằng ông hoàn toàn đồng ý với phán xét của tôi về tôn giáo, nhưng ông đã lấy làm tiếc rằng tôi đã không hoàn toàn hiểu thấu nguồn gốc đích thực của những tình cảm tôn giáo. Điều này, ông nói, bao gồm trong một xúc cảm khác thường vốn bản thân ông không bao giờ thiếu vắng, vốn ông tìm được nhiều người khác xác nhận, và ông có thể giả định là nó hiện diện trong hàng triệu người.

Đó là một xúc cảm mà ông muốn gọi là một cảm giác về “vĩnh cửu”, một xúc cảm như về một gì đó không cùng tận, không giới hạn – nó đã giống như, là “đại dương” mênh mông. Xúc cảm này, ông nói thêm, là một thực tế hoàn toàn chủ quan, không phải là một tín điều của lòng tin tôn giáo; nó mang theo với nó không bảo đảm nào về bất tử của cá nhân, nhưng nó là nguồn của năng lượng tôn giáo vốn được những Nhà Thờ và những hệ thống tôn giáo khác nhau đã nắm lấy, chúng hướng dẫn nó vào những băng tầng đặc biệt, và không nghi ngờ gì cũng bị chúng làm cạn kiệt. Một người, ông nghĩ rằng, có thể đúng đắn tự gọi mình là có tôn giáo trên nền tảng của chỉ một mình xúc cảm đại dương này mà thôi, ngay cả nếu người ấy bác bỏ mọi tin tưởng và mọi ảo tưởng.

Quan điểm được bày tỏ từ người mà tôi hết sức vinh dự được xem là bạn, và chính ông là người một lần đã ca ngợi sự kỳ diệu của ảo tưởng trong một bài thơ [2], gây cho tôi không ít khó khăn. Tôi không thể khám phá ra được xúc cảm “đại dương” này trong chính tôi. Không phải là điều dễ dàng để đối phó một cách khoa học với những xúc cảm. Người ta có thể cố gắng để mô tả những dấu hiệu sinh lý của chúng. Chỗ nào điều này là không thể được – và tôi sợ rằng xúc cảm đại dương cũng sẽ thách thức lối mô tả về đặc điểm này – không có gì còn lưu lại, chỉ trừ rơi trở về trên nội dung có tính ý tưởng vốn nó là sẵn sàng nhất được liên kết với xúc cảm.

Nếu tôi đã hiểu người bạn tôi cho đúng, với nó ông có ý chỉ về cùng một điều, giống như sự an ủi được một nhà viết kịch và có phần nào lập dị, đem cho người anh hùng của mình là người đang đối mặt với cái chết tự gây ra. “Chúng ta không thể rơi ra ngoài thế giới này” [3]. Đó là nói rằng, nó là một xúc cảm về một sự ràng buộc không thể tháo gỡ, trong tư cách là một với thế giới bên ngoài như một toàn bộ. Tôi có thể nhận xét rằng với tôi điều này có vẻ đúng hơn như một gì đó trong bản chất thuộc về một nhận thức trí thức, vốn nó không phải, nó là sự thật, là không có một giai điệu xúc cảm đi kèm, nhưng chỉ giống như thể sẽ có mặt với bất kỳ hành động khác nào của tư tưởng thuộc cùng phạm vi bằng nhau.

Từ kinh nghiệm của riêng tôi, tôi không thể thuyết phục bản thân tôi, về bản chất nguyên thủy của một xúc cảm loại giống như vậy. Nhưng điều này không cho tôi quyền phủ nhận rằng trong thực tế nó xảy ra trong người khác. Câu hỏi duy nhất là liệu nó được thông dịch một cách chính xác hay không, và không biết nó có nên được xem như là fons et origo [4] của toàn bộ nhu cầu về tôn giáo hay không.

Tôi không có gì để đề nghị hầu có thể có một ảnh hưởng quyết định trên giải pháp của vấn đề này. Ý tưởng về sự tiếp nhận của con người về một điều báo cho biết sự nối kết của họ với thể giới quanh họ qua một xúc cảm trực tiếp, vốn nó từ khởi đầu được hướng về mục đích đó, nghe ra rất lạ và gắn vào quá lệch lạc với dàn khung kết cấu của tâm lý chúng ta – khiến người ta thì có lý do chính đáng trong cố gắng để khám phá một giải thích phân tâm – đó là, một giải thích di truyền – về một xúc cảm loại như vậy. Dòng suy nghĩ nối sau tự nó nảy ra trong trí.

Bình thường, không có gì chúng ta chắc chắn về nó hơn là xúc cảm về tự ngã của chúng ta, về ego [5] riêng mỗi chúng ta [6]. Ego này xuất hiện với chúng ta như một gì đó có tính tự trị và nguyên khối đơn nhất, đánh dấu tách biệt rõ rệt với mọi thứ khác. Một dạng ngoài như thế là một đánh lừa, và rằng về mặt ngược lại, ego thì tiếp tục hướng nội, không có bất kỳ phân định nào rõ nét, vào thành một thực thể trí não [7] vô thức vốn chúng ta chỉ định như là cái id , và nó dùng như là một loại mặt tiền cho id – đây đã là một khám phá được khảo cứu phân tích tâm lý thực hiện đầu tiên, vốn sẽ vẫn còn nhiều hơn nữa để nói với chúng ta về sự quan hệ của ego với id. Nhưng hướng ra phía bên ngoài, ở bất kỳ mức độ nào, ego dường như duy trì những đường dây phân giới rõ ràng và sắc nét.

Chỉ có duy một trạng thái – đã thừa nhận là một trạng thái không bình thường, nhưng không phải một trạng thái có thể dán nhãn hiệu như bệnh lý được – trong trạng thái đó nó không làm điều này. Ở đỉnh cao trong tư cách của yêu đương, ranh giới giữa ego và đối tượng có cơ đe dọa bị tan chảy đi mất. Ngược với tất cả chứng cớ từ những giác quan của mình, một người đang yêu tuyên bố rằng “tôi” và “nàng” là một, và sẵn sàng xử sự như thể đó là một thực tại [8]. Những gì có thể được tạm thời bỏ đi với một chức năng sinh lý (nghĩa là bình thường) tất nhiên, cũng phải chịu để bị quấy nhiễu bởi những tiến trình bệnh lý.

Bệnh lý học đã làm chúng ta quen thuộc với một số lượng lớn của những trạng thái trong đó những đường ranh giới giữa ego và thế giới bên ngoài trở nên bất định, hoặc trong đó chúng thực sự không được vẽ chính xác. Có những trường hợp trong đó những phần của cơ thể riêng một người, ngay cả những phần của đời sống trí não của chính ông ta – những nhận thức, những suy nghĩ và những xúc cảm của ông ta -, xuất hiện xa lạ với ông ta và như thể không thuộc về ego của ông ta; có những trường hợp khác, trong đó ông gắn vào thế giới bên ngoài những sự việc rõ ràng bắt nguồn từ ego riêng của ông ta và đáng lẽ phải được nó thừa nhận. Thế nên, ngay cả những xúc cảm của ego riêng của chúng ta là đối tượng của những nhiễu loạn, và những ranh giới của ego không phải là không thay đổi.

Suy nghĩ cân nhắc thêm nữa, bảo chúng ta biết rằng cảm-giác-ego của người trưởng thành không thể đã vẫn cùng là một kể từ khi khởi đầu. Nó đã phải trải qua một tiến trình phát triển, tất nhiên, không thể chứng minh được, nhưng nó thừa nhận là được xây dựng với một mức độ xác suất có thể tin được [9]. Một trẻ sơ sinh còn ngậm vú hẳn vẫn chưa phân biệt được ego của mình với thế giới bên ngoài như nguồn của những cảm giác tuôn chảy vào nó. Nó dần dần học để làm như vậy, khi đáp ứng với những thúc giục khác nhau [10].

Nó phải bị ấn tượng rất mạnh mẽ bởi sự kiện là một vài nguồn kích thích, vốn sau này nó sẽ nhận ra như những cơ quan cơ thể chính nó, có thể cung cấp cho nó những cảm giác bất cứ lúc nào, trong khi những nguồn khác thỉnh thoảng lại lẩn trốn khỏi nó – trong đám đó, những gì nó mong muốn hơn tất cả, là bầu vú của người mẹ – và chỉ xuất hiện trở lại, như một kết quả của việc nó la khóc đòi giúp đỡ.

Trong cách này, lần đầu tiên có gán đặt một “đối tượng” phản ngược với ego, trong hình thức của một gì đó tồn tại “bên ngoài”, và nó chỉ có thể buộc xuất hiện bằng một hành động đặc biệt [11]. Một khuyến khích xa hơn nữa đi đến một tháo gỡ ego khỏi khối lượng tổng quát của những cảm giác – đó là, đi tới sự nhận thức về một “bên ngoài”, một thế giới bên ngoài – được cung cấp bởi những cảm giác không thể tránh, thường xuyên, và nhiều lớp của đau đớn và khó chịu, bực bội; vốn sự loại bỏ và lẩn tránh chúng được nguyên tắc lạc thú [12] ra lệnh, trong sự thực tập của sự thống trị không hạn định của nó.

Một khuynh hướng nổi lên để tách biệt khỏi ego, tất cả mọi thứ có thể trở thành một nguồn của khó chịu loại giống như thế, để ném nó ra bên ngoài, và tạo ra một ego-lạc-thú thuần khiết, vốn nó đương đầu với một “bên ngoài” lạ lùng và đe dọa. Những ranh giới của ego-thuần-lạc-thú nguyên thủy này không thể thoát khỏi sự sửa đổi qua kinh nghiệm.

Một số trong những điều mà người ta không muốn buông bỏ, vì chúng đem lại lạc thú, tuy nhiên không phải là ego, nhưng là đối tượng; và một vài đau khổ mà người ta tìm cách trục xuất lại quay ra là không thể tách rời được khỏi ego vì tư cách của nguồn gốc bên trong của chúng. Người ta đi đến học một tiến trình, qua một chiều hướng có chủ ý của những hoạt động giác quan của một người, và qua tác động bắp thịt thích hợp, người ta có thể phân biệt giữa những gì là ở bên trong – những gì thuộc về ego – và những gì là ở bên ngoài – những gì bắt nguồn từ thế giới bên ngoài.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo