Downloadsachmienphi.com

Việt Hoa bang giao sử

Việt Hoa bang giao sử - Huyền Quang, Xuận Khôi, Đạt Chí
Việt Hoa bang giao sử – Huyền Quang, Xuận Khôi,

Việt Hoa bang giao sử

Tác Giả: Huyền Quang, Xuận Khôi,

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Việt Hoa bang giao sử – Huyền Quang, Xuận Khôi,

Kể từ thời thượng cổ cho đến thời đại cận kim, trên trang sử bang giao Việt – Hoa có biết bao danh nhân sĩ phu đất Việt như: Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, đời vua Tông, đi sứ nhà Nguyên; Trịnh Thiết Trường đời vua Lê Nhân Tông, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đời vua Lê Thế Tông, đi sứ nhà Minh,… Đó đều là những gương Tuế cống sứ, những quan văn, học thức quảng bác, ngôn ngữ bặt thiệp, quảng giao khôn khéo, từng phen làm sáng chói trang sử vàng bang giao của nước Việt.

“Ngô Vương Quyền đã khởi thủy đặt móng xây nền cho thời đại tự chủ của nước ta. Lâu đài tự chủ này càng thêm vững bền khi Vạn Thắng Vương Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn Thấp nhị sứ quân. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, trong cuộc bang giao Việt- Hoa, vua về danh nghĩa chỉ được phương Bắc đãi như một biên thần nhỏ bé, song trên thực tế vua nước ta nghiễm nhiên vẫn là vị quân chủ độc lập hoàn toàn. Đối với “Thượng quốc”, các sứ giả, nhân sĩ Việt Nam không phải hổ thẹn là thiếu khí phách, thiếu anh tài. Nhất là vua Quang Trung – vị đại anh hùng nước Việt, đã viết nên trang sử bang giao vô cùng đẹp đẽ. Đem chuông đi đánh xứ người, khiến cho người phải e dè, kính nể, đó chẳng phải là sự lớn nhất, hay sao?”

Nước ta, trải qua bốn nghìn năm lịch sử, đã có hàng chục thế kỷ nằm dưới quyền Bắc thuộc, nền văn hóa Trung Hoa đã có một ảnh hưởng sâu xa vào văn hóa nước nhà. Hai dân tộc Việt Hoa đã có một cuộc bang giao truyền thống trải qua mấy ngàn năm lịch sử.

Kể từ thượng cổ thời đại cho đến thời đại cận kim, cuộc bang giao giữa và Trung Hoa lúc nào cũng tỏ ra rất khăng khít. Một khi những cuộc chiến tranh xẩy ra đã tạm yên rồi, người Việt Nam lại phải cố gắng gây tình hòa hiếu với Trung Hoa cho yên mặt bắc. Với một số cư dân quá ít ỏi so với Trung Hoa, người Việt chẳng dại gì lại gây hấn với ông bạn láng giềng to lớn và mạnh mẽ hơn mình gấp trăm lần.

Người Việt đã thần phục Trung Hoa không phải đó là một dấu hiệu hèn kém, vì lịch sử đã hiển nhiên chứng tỏ người lúc nào cũng có óc tự cường, không bao giờ chịu đi làm nô lệ cho người khác. Chứng cớ là trong thời kỳ Bắc thuộc, rất nhiều người Việt đã nổi lên chống lại người Tàu đặng mở ra những triều đại tự chủ mới. Bà Trưng, bà Triệu, Lý Bốn, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Khúc Thừa Dụ, Ngô Quyền là những nhân vật bằng xương bằng thịt hẳn hoi đã nổi lên chống lại Trung Hoa và sức bành trướng của họ.

Kể từ nhà Ngô trở đi, nước Việt Nam ta mới thực sự hoàn toàn bước vào giai đoạn tự chủ. Nước ta đã thoát hẳn cái ách ngoại xâm và lệ thuộc vào ông bạn to lớn phương Bắc. Tuy vậy, không phải chúng ta đã dứt được hẳn những mối liên quan với Trung Hoa. Như trên chúng tôi đã nói, nền văn hóa Trung Hoa đã có ảnh hưởng sâu xa mật thiết vào văn hóa nước nhà, cho nên các triều đại tự chủ, Việt Nam vẫn phải mở mang cuộc bang giao hòa hiếu với họ.

Bị sáp nhập vào bản đồ Trung Hoa ngót 11 thế kỷ, ta đã noi theo Tàu kể từ tôn giáo, tập quán và học thuật. Sức tiến hóa trong nước hoàn toàn dựa vào sức tiến hóa của ông bạn láng giềng. Đối với Trung Hoa, ta chỉ biết bắt chước họ, chứ ngoài ra không thấy phát biểu được một sáng kiến gì mới, ngoài việc Hàn Thuyên dựng cờ ra chữ Nôm về đời vua Nhân Tông nhà Trần (1279-1284)1.

Về phương diện kinh tế và chính trị, nước Việt Nam ta ở vào tình trạng thua kém, giáp giới phía nam có Chiêm Thành, Ai Lao, văn minh sơ khai, cho nên nước ta chỉ biết nhắm vào Trung Hoa ở phía bắc để làm khuôn mẫu.

Từ khi Triệu Đà lập ra nước Nam Việt, đem văn minh Tàu sang truyền bá ở phương Nam, cho nên từ đó về sau người nước mình đều nhiễm cái văn minh ấy. Học thì toàn dùng Tứ thư, Ngũ kinh và triết lý Khổng, Mạnh. Giấy mực và sách vở cũng mua ở Tàu, hấp thụ nền văn hóa Trung Hoa đến cội rễ, nên các vua ta cũng sợ Trung Hoa tuyệt giao với mình. Ta chỉ sợ nếu sợi dây bang giao đứt, Trung Hoa sẽ không bán sách vở, điền khí và đồ sắt cho ta nữa.

Nước đã nhỏ bé, nên từ thế kỷ này qua thế kỷ khác, vua Việt Nam phải nhận tước phong của Tàu. Mặc dầu những cuộc xung đột diễn ra, nhưng khi tấn kịch tranh thủ hạ màn, thì Việt Nam lại sang Tàu và vua Việt Nam lại nhận tước phong. Mỗi một lần thắng trận xong, vua Việt Nam muốn giữ tình giao hảo cố hữu ấy lại phải phái Tuế cống sứ sang Tàu. Tấn kịch mâu thuẫn ấy cứ luôn luôn diễn ra, kẻ chiến thắng thường phải cầu hòa và thần phục kẻ chiến bại.

Hơn nữa, chúng ta lại luôn luôn phải vượt núi, qua sông, tiến đánh các nước Chiêm Thành, Ai Lao, Chân Lạp. Nước Việt Nam phải đem hết sức mình ra để áp đảo và mưu cuộc bình trị ở phương Nam, nên ta không thể luôn luôn có một lực lượng hùng hậu để cự với những đạo quân dũng mãnh của Trung Hoa được.

Bởi vậy, chúng ta đã thần phục ông bạn Bắc phương chẳng qua là để tâm chú trọng vào cuộc Nam tiến. Khuất phục kẻ mạnh để xúc tiến tự cường bên trong, đó chẳng qua cũng là mánh khóe ngoại giao của các triều vua nước ta vậy.

Ở đây, chúng tôi không chú ý vạch lại những cuộc chiến tranh đầy gian lao và hiểm nghèo của người dân Việt. Chúng tôi chỉ muốn phác họa lại một cách rõ ràng và tế nhị về những mối bang giao Việt – Hoa kể từ khởi thủy đến thời đại cận kim.

Cái công việc đó là của những nhà học giả uyên thâm, quảng bác, sức học năm xe, nhưng ở đây làm cái việc “đánh trống qua cửa nhà sấm”, chúng tôi chẳng qua mang một thành ý là nêu lên một vấn đề và mong mỏi các bậc cao minh nghiên cứu kỹ càng hơn, ngõ hầu tạo nên một bộ sách đầy đủ và hoàn toàn!

Kẻ viết những trang sử bang giao Hoa – Việt này, lúc nào cũng mang một thành ý là phơi bày sự thực đã ghi trong sử sách. Chúng tôi chỉ muốn nói ra một sự thật của những cây bút vô tư, chứ không bao giờ muốn khơi lại đống tro tàn đã tắt ngấm từ những triều đại trước. Xin đừng ai ngộ nhận những quan điểm của chúng tôi mà kết thù vì những chuyện đã qua, không bao giờ trở lại.

Trên dòng lịch sử, cái hay cũng như cái dở, chúng ta cần phải thẳng thắn nói ra, miễn sao bằng một ngòi bút khách quan là hơn hết, Việt – Hoa bang giao sử chỉ là những tấn kịch đã hạ màn, tuy vậy mối kết giao giữa anh em Hoa – Việt vẫn còn bền bỉ đời đời. Nhắc lại đây, chúng tôi e là một chuyện thừa, dù sao cũng vẫn phải minh biện để khỏi có sự ngộ nhận.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo