Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Kính Vạn Hoa – Nguyễn Nhật Ánh
“Đọc Kính vạn hoa, tôi cảm thấy Nguyễn Nhật Ánh đã dày công phản ánh những sinh hoạt muôn mặt của lứa tuổi học trò. Từ cách học với các thủ thuật “phổ thơ” để ghi nhớ thuộc lòng các công thức Toán, Lý, Hóa, Anh văn… đến lối làm thơ, kể vè, dựng hoạt cảnh để học tập các môn Văn, Sử. Từ trò chơi bóng đá, thi giải câu đố… ở sân trường đến những chuyến đi nghỉ hè khám phá các vùng xa. Từ việc tìm hiểu (và yêu mến) những người thân trong gia đình, thầy cô giáo, đến việc làm quen với những bà con lao động đủ các nghề nghiệp: bán hàng rong, hốt rác, diễn thế thân (cascadeur), đạo diễn điện ảnh, nghệ sĩ ngôi sao, cầu thủ siêu hạng… Một độc giả – Võ Hồng Quân, lớp 10C3, PTTH chuyên Hà Nam – đã đưa Kính vạn hoa vào Kho vàng kiến thức, tôi muốn gọi Kính vạn hoa là một bộ Tiểu bách khoa cho thiếu nhi”. (Nhà văn Văn Hồng, Nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng – Báo Tiền Phong chủ nhật, 22-9-2002)
Mục lục:
Nhà ảo thuật
Những con gấu bông
Thám tử nghiệp dư
Ông thầy nóng tính
Xin lỗi mày, tai to
Người bạn lạ lùng
Bí mật kẻ trộm
Bắt đền hoa sứ
Con mả Con ma.
Tháng tư bao giờ cũng bắt đầu bằng những ngày oi bức khó chịu. Hằng năm, vào mùa này mọi cư dân trong thành phố thường trằn trọc khó ngủ. Dù nhà mở toang cửa sổ, suốt đêm cũng chỉ đón được dăm ba làn gió nhẹ thoảng qua và cứ đến gần sáng là mọi người thiếp đi trong giấc ngủ mê mệt.
Quý ròm dĩ nhiên không thể là một ngoại lệ, nhất là tối hôm qua nó thức khuya lơ khuya lắc ráng đọc cho xong cuốn “Toán học ứng dụng trong đời sống” mà nó vừa mua được chiều hôm trước.
Như thường lệ, đúng sáu giờ rưỡi sáng, chuông báo thức đổ hồi. Nhưng Quý ròm không buồn nhỏm dậy. Nó cựa quậy và lăn một vòng trên giường trong khi mắt vẫn nhắm tịt.
Ðang mơ mơ màng màng, Quý ròm cảm thấy
có ai đó đang nắm lấy chân nó. Rồi tiếng bà gọi khẽ:
– Nào, dậy đi cháu!
Quý ròm không trả lời, thậm chí không cả nhúc nhích. Tất nhiên nó không dại gì hé môi để bà biết là nó đã thức.
– Dậy đi! Cháu cứ nằm ườn ra như thế này không khéo trễ học mất!
Lần này không chỉ lay, bà còn cù vào cả lòng bàn chân nó.
Quý ròm lim dim mắt, cố chịu đựng. Nhưng cuối cùng nhột quá, nó đành phải thét lên:
– Bà ơi, để yên cho cháu ngủ! Hôm nay cháu được nghỉ học!
– Hôm nay là thứ tư kia mà!
– Nhưng trường cháu đóng cửa một tuần. Vì thế chúng cháu được nghỉ.
Bà tỏ vẻ ngạc nhiên:
– Sao trường cháu cho nghỉ lâu thế? Ðã đến hè đâu?
Quý ròm quên mất ý định ngủ nán ban đầu. Nó ngồi bật dậy, vung tay hăm hở giải thích:
– Cái nhà máy quỷ quái kế bên trường cháu mấy hôm nay cứ nhả khói thải sang. Tụi học trò ho rũ rượi. Thế là nhà trường phải đóng cửa, chờ cho nhà máy dời đi!
– Thế bao giờ họ mới dời đi? – Bà hỏi, giọng quan tâm.
– Cháu cũng chẳng biết! – Quý ròm nhún vai hệt người lớn – Hiện nay ban giám hiệu nhà trường đang kiện lên thành phố, chắc ít hôm nữa là họ phải dời đi thôi.
Nói xong, thấy bà trầm ngâm nghĩ ngợi, Quý ròm sè sẹ ngả lưng xuống giường. Nhưng bà đã kịp nhìn thấy. Bà đập lên chân nó nói:
– Dậy đi cháu! Dù có không đi học thì cũng phải dậy sớm! Cháu không chịu tập thể dục, người cứ còm nhom thế kia!
Biết không thể nằm lì mãi được, Quý ròm đành leo ra khỏi giường. Nó vừa đi ra cửa vừa làu bàu:
– Chính phải cứ dậy sớm như thế này cháu mới còm nhom đấy! Cứ để cho cháu ngủ sướng mắt, chẳng mấy chốc cháu sẽ to đùng như thằng Tiểu Long cho bà xem!
– Này, này, cháu đừng có nói lếu láo như thế chứ! – Bà gọi vói theo, vẻ phật ý – Thằng Tiểu Long to khỏe thế kia, chắc chắn nó phải là đứa siêng năng dậy sớm và ham tập thể dục hơn cháu nhiều!
Tới đây thì Quý ròm làm thinh. Thoạt đầu nó định bảo với bà là thằng Tiểu Long cũng ham cái trò nướng trên giường không thua gì nó,
sáng nào cũng đợi hai ông anh mỗi người nắm một bên tai xách lên mới chịu lồm cồm bò dậy nhưng cuối cùng cảm thấy bịa chuyện nói xấu bạn để bào chữa cho mình là một hành động chẳng hay ho gì, nó bèn tặc lưỡi lặng lẽ bỏ đi.
Lúc Quý ròm lò dò ra tới phòng ngoài, bốn bề đã vắng tanh. Mọi người đã rời khỏi nhà từ lâu.
Ba đi dạy. Mẹ đến cửa hàng. Anh Vũ và nhỏ Diệp đi học. Nhỏ Diệp học ở trường Họa Mi, chỗ ba dạy. Lúc này, trong căn nhà trống trải này chỉ còn bà với nó.
Sự tĩnh lặng khác thường đem lại cho Quý ròm một cảm giác thích thú khó tả. Nó cảm thấy mọi vật chung quanh đột nhiên trở nên lạ lẫm và mới mẻ như thể trước nay chúng vẫn mang một bộ mặt giả và bây giờ thì chúng mới chịu phô bộ mặt thật ra.
Quý ròm đi lui đi tới, nghiêng ngó một hồi rồi sực nhớ ra một việc quan trọng, liền vội vã chui tọt và phòng học riêng của mình.
Sáng nay, Quý ròm cần phải bắt tay vào thí nghiệm một trò chơi mới: trò phun nước kỳ bí. Nước khi ở bầu bên này thì có màu đỏ, khi phun qua bầu bên kia lại biến thành màu xanh. Trò này mà đem ra biểu diễn, tụi bạn sẽ lác mắt! Quý ròm nhủ bụng và lui cui lôi hai chai bầu trên giá xuống.
Các chất hỗn hợp amôni clorua và natri huđrôxyt dùng cho cuộc thí nghiệm, Quý ròm đã kiếm được từ lâu. Riêng hai chai bầu thì cho đến sáng hôm qua nó mới mượn được trong phòng thí nghiệm của nhà trường. Là một học sinh cực kỳ xuất sắc về các môn khoa học tự nhiên, là niềm tự hào của nhà trường trong các kỳ thi toán, lý, hóa toàn thành, Quý ròm thường được các thầy cô cho hưởng những biệt lệ, chẳng hạn được mượn đem về nhà một số dụng cụ nhất định trong phòng thí nghiệm để tiến hành những “nghiên cứu khoa học” có tính chất cá nhân. Tất nhiên, vì những cuộc thí
nghiệm bên ngoài khuôn viên nhà trường là những cuộc thí nghiệm không thể kiểm soát được, Quý ròm thường xuyên nhận được những lời khuyến cáo. Thật ra các thầy cô chỉ lưu ý nó không nên sử dụng những hoá chất nguy hiểm, đặc biệt là lân tinh, còn thì chẳng ai cấm cản hay ngăn trở gì những trò tọc mạch của nó.
Nếu có kẻ ngăn cản thì đó là người khác. Cái người khác đó lúc này đang thò đầu vào phòng đảo mắt nhìn lướt qua đống chai lọ nó đang bày lỉnh kỉnh trên nền nhà, tặc tặc lưỡi:
– Cháu lại bày trò gì nữa đấy?
Nghe tiếng bà, Quý ròm chột dạ ngẩng lên:
– Dạ, cháu đang làm thí nghiệm khoa học bà ạ! Quý ròm cố tình nhấn mạnh bốn chữ “thí nghiệm khoa học” để mong bà thấy được tầm quan trọng của công việc nó đang làm mà đừng can thiệp.
Nhưng bà chẳng rơi vào bẫy của nó. Bà nghiêm mặt:
– Những chuyện này sao cháu không đem vào trường mà làm? Ở trường cháu hẳn có chỗ để cháu làm những chuyện này chứ?
– Tất nhiên là có! – Quý ròm khụt khịt mũi – Nhưng đây không phải là bài học…
– Ra là thế! – Bà gật gù – Thì ra vẫn là những trò nghịch phá!
Bà làm Quý ròm tự ái quá chừng. Nó gân cổ:
– Ðây không phải là trò nghịch phá bà ạ! Cháu chỉ làm thí nghiệm khoa học thôi!
Bà hừ giọng:
– Cháu còn chống chế nữa hả? Thế cháu không nhớ có lần cháu suýt làm nổ sập nhà với những trò táy máy này của cháy hay sao?
Nghe bà nhắc chuyện cũ, Quý ròm chỉ biết nhăn nhó thở dài. Lần ó, nó định nghiên cứu chế tạo một loại súng đại bác cực mạnh với bột natri cacbônat và dấm chua. Mải say sưa với công việc, Quý ròm lơ đãng để nòng “đại bác” chĩa ngay vào tấm kính mỏng ngăn giữa phòng học với phòng ăn. Khi tiếng nổ phát ra, chiếc nút bị áp suất khí đẩy văng ra khỏi ống thủy tinh, bắn thẳng vào tấm kính đang được gắn một cách lỏng lẻo trên vách kia khiến nó rớt xuống nền nhà vỡ loảng xoảng.
Lúc đó là buổi chiều, ngoài nó ra chỉ có bà và nhỏ Diệp ở nhà. Ðang rửa rau đằng sau bếp, nghe trong nhà có tiếng nổ và tiếng kính vỡ, bà hốt hoảng ném đại rổ rau xuống đất, ba chân bốn cẳng chạy vụt vào, mặt mày xanh lè xanh lét.
Bà bắt gặp nhỏ Diệp đang ngồi co rúm trên bàn ăn, hai tay ôm chặt lấy đầu, bà càng hốt hoảng.
– Cái gì vậy? Cái gì vậy? – Bà ôm lấy nhỏ Diệp, hớt hải kêu.
Và khi thấy Quý ròm lấm lét thò đầu ra khỏi phòng, bà chạy lại níu lấy tay nó:
– Cái gì nổ điếc tai vậy cháu?
– Chẳng có gì đâu ạ! – Quý ròm cố làm ra vẻ thản nhiên – Chẳng qua là… chẳng qua là…
Thấy Quý ròm cứ ấp a ấp úng, bà sốt ruột:
– Chẳng qua là sao? Làm gì mà cháu ăn nói lôi thôi như cá trôi sổ ruột thế?
Quý ròm gãi đầu:
– Chẳng qua là cháu đang thử một… loại súng mới ấy mà!
– Lạy chúa! – Bà ngao ngán lắc đầu – Tổ mẹ mày, súng với chả súng! Mày mà không banh xác cả lũ!
Hôm đó, Quý ròm phải năn nỉ bà và nhỏ Diệp đến ráo cả nước bọt, cả hai mới chịu ém nhẹm chuyện đó cho. Cũng may, khi ba bà cháu vừa dọn xong chỗ kính vỡ thì ba mẹ cũng vừa về tới. Và tất nhiên khi mọi người phát hiện ra sự biến mất của tấm kính, chính bà là người nai lưng ra gánh chịu mọi chuyện giùm cho Quý ròm. Bà bảo trong khi lau kính, bà bất cẩn để nó rơi xuống đất. Thế là ba mẹ chẳng buồn chất vấn hay truy cứu nữa!
Bây giờ nghe bà nhắc lại chuyện đó, Quý ròm vẫn còn hoảng vía. Nếu nó cứ bướng bỉnh không chịu nghe lời bà, bà nổi sùng đem chuyện đó kể lại với ba mẹ thì nó cứ gọi là nát đít.
Nghĩ lợi nghĩ hại một hồi, Quý ròm lặng lẽ cất các chai lọ vào lại trên giá. Những gói hóa chất thì nó nhét vào hộp các tông. Xong xuôi đâu đó, nó co giò phóng ra khỏi nhà.
– Này, này, cháu đi đâu đó? – Tiếng bà gọi giật.
– Cháu lại nhà thằng Tiểu Long!
Quý ròm đáp mà không quay đầu lại. Hai cẳng chân khẳng khiu của nó phi như ngựa. Nó nghe tiếng bà lo lắng vọng theo:
– Ði chầm chậm thôi, cháu ơi! Không khéo vấp ngã u đầu bây giờ!
Mặc bà dặn, Quý ròm vẫn không giảm tốc độ. Nó vừa chạy vừa cười thầm “Bà thật lẩm cẩm! Mình chứ đâu phải nhỏ Diệp!”.
Quý ròm nghĩ chưa dứt câu, chân bỗng trượt phải một vỏ chuối ai ném giữa đường, ngã một cái “oách”, đau lịm cả người.
Nó lồm cồm ngồi dậy và vội vàng ngoảnh cổ nhìn ra phía sau. Hú vía, chỗ này nhờ có bụi cây che khuất nên bà không nhìn thấy mình! Quý ròm mừng rỡ nhủ bụng và sau khi phủi bụi đất bám trên người, nó nghiến răng cà nhắc đi tiếp.
Tháng tư bao giờ cũng bắt đầu bằng những ngày oi bức khó chịu. Hằng năm, vào mùa này mọi cư dân trong thành phố thường trằn trọc khó ngủ. Dù nhà mở toang cửa sổ, suốt đêm cũng chỉ đón được dăm ba làn gió nhẹ thoảng qua và cứ đến gần sáng là mọi người thiếp đi trong giấc ngủ mê mệt.
Quý ròm dĩ nhiên không thể là một ngoại lệ, nhất là tối hôm qua nó thức khuya lơ khuya lắc ráng đọc cho xong cuốn “Toán học ứng dụng trong đời sống” mà nó vừa mua được chiều hôm trước.
Như thường lệ, đúng sáu giờ rưỡi sáng, chuông báo thức đổ hồi. Nhưng Quý ròm không buồn nhỏm dậy. Nó cựa quậy và lăn một vòng trên giường trong khi mắt vẫn nhắm tịt.
Ðang mơ mơ màng màng, Quý ròm cảm thấy
có ai đó đang nắm lấy chân nó. Rồi tiếng bà gọi khẽ:
– Nào, dậy đi cháu!
Quý ròm không trả lời, thậm chí không cả nhúc nhích. Tất nhiên nó không dại gì hé môi để bà biết là nó đã thức.
– Dậy đi! Cháu cứ nằm ườn ra như thế này không khéo trễ học mất!
Lần này không chỉ lay, bà còn cù vào cả lòng bàn chân nó.
Quý ròm lim dim mắt, cố chịu đựng. Nhưng cuối cùng nhột quá, nó đành phải thét lên:
– Bà ơi, để yên cho cháu ngủ! Hôm nay cháu được nghỉ học!
– Hôm nay là thứ tư kia mà!
– Nhưng trường cháu đóng cửa một tuần. Vì thế chúng cháu được nghỉ.
Bà tỏ vẻ ngạc nhiên:
– Sao trường cháu cho nghỉ lâu thế? Ðã đến hè đâu?
Quý ròm quên mất ý định ngủ nán ban đầu. Nó ngồi bật dậy, vung tay hăm hở giải thích:
– Cái nhà máy quỷ quái kế bên trường cháu mấy hôm nay cứ nhả khói thải sang. Tụi học trò ho rũ rượi. Thế là nhà trường phải đóng cửa, chờ cho nhà máy dời đi!
– Thế bao giờ họ mới dời đi? – Bà hỏi, giọng quan tâm.
– Cháu cũng chẳng biết! – Quý ròm nhún vai hệt người lớn – Hiện nay ban giám hiệu nhà trường đang kiện lên thành phố, chắc ít hôm nữa là họ phải dời đi thôi.
Nói xong, thấy bà trầm ngâm nghĩ ngợi, Quý ròm sè sẹ ngả lưng xuống giường. Nhưng bà đã kịp nhìn thấy. Bà đập lên chân nó nói:
– Dậy đi cháu! Dù có không đi học thì cũng phải dậy sớm! Cháu không chịu tập thể dục, người cứ còm nhom thế kia!
Biết không thể nằm lì mãi được, Quý ròm đành leo ra khỏi giường. Nó vừa đi ra cửa vừa làu bàu:
– Chính phải cứ dậy sớm như thế này cháu mới còm nhom đấy! Cứ để cho cháu ngủ sướng mắt, chẳng mấy chốc cháu sẽ to đùng như thằng Tiểu Long cho bà xem!
– Này, này, cháu đừng có nói lếu láo như thế chứ! – Bà gọi vói theo, vẻ phật ý – Thằng Tiểu Long to khỏe thế kia, chắc chắn nó phải là đứa siêng năng dậy sớm và ham tập thể dục hơn cháu nhiều!
Tới đây thì Quý ròm làm thinh. Thoạt đầu nó định bảo với bà là thằng Tiểu Long cũng ham cái trò nướng trên giường không thua gì nó,
sáng nào cũng đợi hai ông anh mỗi người nắm một bên tai xách lên mới chịu lồm cồm bò dậy nhưng cuối cùng cảm thấy bịa chuyện nói xấu bạn để bào chữa cho mình là một hành động chẳng hay ho gì, nó bèn tặc lưỡi lặng lẽ bỏ đi.
Lúc Quý ròm lò dò ra tới phòng ngoài, bốn bề đã vắng tanh. Mọi người đã rời khỏi nhà từ lâu.
Ba đi dạy. Mẹ đến cửa hàng. Anh Vũ và nhỏ Diệp đi học. Nhỏ Diệp học ở trường Họa Mi, chỗ ba dạy. Lúc này, trong căn nhà trống trải này chỉ còn bà với nó.
Sự tĩnh lặng khác thường đem lại cho Quý ròm một cảm giác thích thú khó tả. Nó cảm thấy mọi vật chung quanh đột nhiên trở nên lạ lẫm và mới mẻ như thể trước nay chúng vẫn mang một bộ mặt giả và bây giờ thì chúng mới chịu phô bộ mặt thật ra.
Quý ròm đi lui đi tới, nghiêng ngó một hồi rồi sực nhớ ra một việc quan trọng, liền vội vã chui tọt và phòng học riêng của mình.
Sáng nay, Quý ròm cần phải bắt tay vào thí nghiệm một trò chơi mới: trò phun nước kỳ bí. Nước khi ở bầu bên này thì có màu đỏ, khi phun qua bầu bên kia lại biến thành màu xanh. Trò này mà đem ra biểu diễn, tụi bạn sẽ lác mắt! Quý ròm nhủ bụng và lui cui lôi hai chai bầu trên giá xuống.
Các chất hỗn hợp amôni clorua và natri huđrôxyt dùng cho cuộc thí nghiệm, Quý ròm đã kiếm được từ lâu. Riêng hai chai bầu thì cho đến sáng hôm qua nó mới mượn được trong phòng thí nghiệm của nhà trường. Là một học sinh cực kỳ xuất sắc về các môn khoa học tự nhiên, là niềm tự hào của nhà trường trong các kỳ thi toán, lý, hóa toàn thành, Quý ròm thường được các thầy cô cho hưởng những biệt lệ, chẳng hạn được mượn đem về nhà một số dụng cụ nhất định trong phòng thí nghiệm để tiến hành những “nghiên cứu khoa học” có tính chất cá nhân. Tất nhiên, vì những cuộc thí
nghiệm bên ngoài khuôn viên nhà trường là những cuộc thí nghiệm không thể kiểm soát được, Quý ròm thường xuyên nhận được những lời khuyến cáo. Thật ra các thầy cô chỉ lưu ý nó không nên sử dụng những hoá chất nguy hiểm, đặc biệt là lân tinh, còn thì chẳng ai cấm cản hay ngăn trở gì những trò tọc mạch của nó.
Nếu có kẻ ngăn cản thì đó là người khác. Cái người khác đó lúc này đang thò đầu vào phòng đảo mắt nhìn lướt qua đống chai lọ nó đang bày lỉnh kỉnh trên nền nhà, tặc tặc lưỡi:
– Cháu lại bày trò gì nữa đấy?
Nghe tiếng bà, Quý ròm chột dạ ngẩng lên:
– Dạ, cháu đang làm thí nghiệm khoa học bà ạ! Quý ròm cố tình nhấn mạnh bốn chữ “thí nghiệm khoa học” để mong bà thấy được tầm quan trọng của công việc nó đang làm mà đừng can thiệp.
Nhưng bà chẳng rơi vào bẫy của nó. Bà nghiêm mặt:
– Những chuyện này sao cháu không đem vào trường mà làm? Ở trường cháu hẳn có chỗ để cháu làm những chuyện này chứ?
– Tất nhiên là có! – Quý ròm khụt khịt mũi – Nhưng đây không phải là bài học…
– Ra là thế! – Bà gật gù – Thì ra vẫn là những trò nghịch phá!
Bà làm Quý ròm tự ái quá chừng. Nó gân cổ:
– Ðây không phải là trò nghịch phá bà ạ! Cháu chỉ làm thí nghiệm khoa học thôi!
Bà hừ giọng:
– Cháu còn chống chế nữa hả? Thế cháu không nhớ có lần cháu suýt làm nổ sập nhà với những trò táy máy này của cháy hay sao?
Nghe bà nhắc chuyện cũ, Quý ròm chỉ biết nhăn nhó thở dài. Lần ó, nó định nghiên cứu chế tạo một loại súng đại bác cực mạnh với bột natri cacbônat và dấm chua. Mải say sưa với công việc, Quý ròm lơ đãng để nòng “đại bác” chĩa ngay vào tấm kính mỏng ngăn giữa phòng học với phòng ăn. Khi tiếng nổ phát ra, chiếc nút bị áp suất khí đẩy văng ra khỏi ống thủy tinh, bắn thẳng vào tấm kính đang được gắn một cách lỏng lẻo trên vách kia khiến nó rớt xuống nền nhà vỡ loảng xoảng.
Lúc đó là buổi chiều, ngoài nó ra chỉ có bà và nhỏ Diệp ở nhà. Ðang rửa rau đằng sau bếp, nghe trong nhà có tiếng nổ và tiếng kính vỡ, bà hốt hoảng ném đại rổ rau xuống đất, ba chân bốn cẳng chạy vụt vào, mặt mày xanh lè xanh lét.
Bà bắt gặp nhỏ Diệp đang ngồi co rúm trên bàn ăn, hai tay ôm chặt lấy đầu, bà càng hốt hoảng.
– Cái gì vậy? Cái gì vậy? – Bà ôm lấy nhỏ Diệp, hớt hải kêu.
Và khi thấy Quý ròm lấm lét thò đầu ra khỏi phòng, bà chạy lại níu lấy tay nó:
– Cái gì nổ điếc tai vậy cháu?
– Chẳng có gì đâu ạ! – Quý ròm cố làm ra vẻ thản nhiên – Chẳng qua là… chẳng qua là…
Thấy Quý ròm cứ ấp a ấp úng, bà sốt ruột:
– Chẳng qua là sao? Làm gì mà cháu ăn nói lôi thôi như cá trôi sổ ruột thế?
Quý ròm gãi đầu:
– Chẳng qua là cháu đang thử một… loại súng mới ấy mà!
– Lạy chúa! – Bà ngao ngán lắc đầu – Tổ mẹ mày, súng với chả súng! Mày mà không banh xác cả lũ!
Hôm đó, Quý ròm phải năn nỉ bà và nhỏ Diệp đến ráo cả nước bọt, cả hai mới chịu ém nhẹm chuyện đó cho. Cũng may, khi ba bà cháu vừa dọn xong chỗ kính vỡ thì ba mẹ cũng vừa về tới. Và tất nhiên khi mọi người phát hiện ra sự biến mất của tấm kính, chính bà là người nai lưng ra gánh chịu mọi chuyện giùm cho Quý ròm. Bà bảo trong khi lau kính, bà bất cẩn để nó rơi xuống đất. Thế là ba mẹ chẳng buồn chất vấn hay truy cứu nữa!
Bây giờ nghe bà nhắc lại chuyện đó, Quý ròm vẫn còn hoảng vía. Nếu nó cứ bướng bỉnh không chịu nghe lời bà, bà nổi sùng đem chuyện đó kể lại với ba mẹ thì nó cứ gọi là nát đít.
Nghĩ lợi nghĩ hại một hồi, Quý ròm lặng lẽ cất các chai lọ vào lại trên giá. Những gói hóa chất thì nó nhét vào hộp các tông. Xong xuôi đâu đó, nó co giò phóng ra khỏi nhà.
– Này, này, cháu đi đâu đó? – Tiếng bà gọi giật.
– Cháu lại nhà thằng Tiểu Long!
Quý ròm đáp mà không quay đầu lại. Hai cẳng chân khẳng khiu của nó phi như ngựa. Nó nghe tiếng bà lo lắng vọng theo:
– Ði chầm chậm thôi, cháu ơi! Không khéo vấp ngã u đầu bây giờ!
Mặc bà dặn, Quý ròm vẫn không giảm tốc độ. Nó vừa chạy vừa cười thầm “Bà thật lẩm cẩm! Mình chứ đâu phải nhỏ Diệp!”.
Quý ròm nghĩ chưa dứt câu, chân bỗng trượt phải một vỏ chuối ai ném giữa đường, ngã một cái “oách”, đau lịm cả người.
Nó lồm cồm ngồi dậy và vội vàng ngoảnh cổ nhìn ra phía sau. Hú vía, chỗ này nhờ có bụi cây che khuất nên bà không nhìn thấy mình! Quý ròm mừng rỡ nhủ bụng và sau khi phủi bụi đất bám trên người, nó nghiến răng cà nhắc đi tiếp.