Downloadsachmienphi.com

21 Ngày Nâng Cao Sức Hút Phát Biểu Trước Đám Đông

21 Ngày Nâng Cao Sức Hút Phát Biểu Trước Đám Đông - Ân Á Mẫn
21 Ngày Nâng Cao Sức Hút Phát Biểu Trước Đám Đông –

21 Ngày Nâng Cao Sức Hút Phát Biểu Trước Đám Đông

Tác Giả:

Thể Loại: Kỹ Năng

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

21 Ngày Nâng Cao Sức Hút Phát Biểu Trước Đám Đông –

CÁC THUẬT NGỮ ĐẶC BIỆT TÁC GIẢ DÙNG TRONG CUỐN SÁCH

Tam định luyện đảm pháp: Định – ổn định, tam định – ba thứ cần ổn định là nụ cười, ánh mắt, dáng đứng. Đảm – can đảm. Tam định luyện đảm pháp ở đây tức là phương pháp luyện can đảm, bồi dưỡng cho cán bộ lãnh đạo nhanh chóng có được trạng thái điềm đạm, bình tĩnh khi phát biểu trên sân khấu.

Song vũ luyện tình pháp: Song vũ ở đây chỉ việc phát biểu một là phải “thủ vũ túc đạo” (khoa chân múa tay), hai là “mi phi sắc vũ” (nét mặt rạng rỡ). Hai câu đều có chữ “vũ”, tác giả khái quát thành “song vũ”. Ý nói là khi phát biểu phải kèm theo cử chỉ của tay và biểu cảm của khuôn mặt. Luyện tình pháp ở đây là chỉ phương pháp để việc phát biểu trở nên cuốn hút người nghe. Song vũ luyện tình pháp tức là việc phát biểu kèm theo ngôn ngữ cử chỉ sẽ khiến bài phát biểu trở nên giàu cảm xúc, hấp dẫn khán giả.

Nhất giản, nhị hoạt, tam khẩu quyết: Trong cuốn sách này, nhất giản – một là đơn giản, dễ nhớ; nhị hoạt – hai là có ví dụ minh họa linh hoạt; tam khẩu quyết – ba là xâu chuỗi, liên kết các nội dung thành một từ hoặc cụm từ đơn giản. Đây là một bộ phương pháp hướng dẫn cách trình bày quan điểm như thế nào cho dễ nhớ, làm sao trình bày luận điểm cho thật hay khiến khán giả nghe một lần là nhớ mãi.

I. CẦN HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG VỀ “PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG”?

1. PHÁT BIỂU TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG KHÔNG THỂ CHỈ DÙNG MIỆNG NÓI

Lời nói có thể chia làm hai loại: Một là nói chuyện, hai là phát biểu.

Nói chuyện được giải thích là sự đối đáp giữa hai bên, mặt đối mặt, anh nói tôi nghe.

Còn phát biểu là một người nói nhiều người nghe.

Hai hình thức này đều là lời nói, nhưng phân tích kĩ thì quy luật truyền thông lại khác nhau. Nói chuyện là truyền thông song phương, phát biểu là truyền thông đơn phương. Trọng điểm nghiên cứu của cuốn sách này là việc luyện tập phát biểu trước đám đông như thế nào.

Thế nào là phát biểu trước đám đông? Trước hết mời bạn đọc cùng làm một thử nghiệm sau:

Chúng ta dùng ba cách khác nhau nói câu: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Lần thứ nhất, khuôn mặt không có chút biểu cảm nào, các cơ mặt không nhúc nhích, nói: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Lần thứ hai, mỉm cười, khóe miệng nhếch lên, mắt nheo lại, sau đó nói: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Lần thứ ba, mỉm cười, giơ ngón cái của bàn tay phải lên và nói: “Đội ngũ nhân viên của anh thật là xuất sắc!”

Cùng một câu nói, chúng ta dùng ba phương thức khác nhau, vậy phương thức nào hiệu quả nhất đây?

Đáp án: Phương thức thứ 3 là tốt nhất. Vì sao? Bởi vì nó vừa có âm thanh, vừa có biểu cảm, lại vừa có cử chỉ.

Sau khi làm xong thử nghiệm này, chúng ta đã có thể định nghĩa thế nào là “phát biểu” được rồi.

Phát biểu trước đám đông chính là “biểu đạt đa phương tiện” giữa một người với nhiều người, là hoạt động có sự tham gia của cả miệng, tay và khuôn mặt.

Tại sao phát biểu trước đám đông lại cần có miệng, tay và khuôn mặt cùng tham gia? Vì hiệu quả của bài phát biểu tuân theo quy tắc 2:8, có nghĩa là 20% hiệu quả dựa vào thính giác, 80% hiệu quả dựa vào thị giác. Nếu bạn phát biểu trước đám đông mà không kèm theo những cử chỉ của đôi tay và biểu cảm của khuôn mặt, chỉ dựa vào miệng thì hiệu quả chỉ đạt 20%, bởi vậy nhất định phải áp dụng cả “ba mũi tấn công”.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo