Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
7 Quyết Định Làm Nên Thành Công – Andy Andrews
Khi cuốn 7 Quyết định làm nên thành công – Hành trình tìm kiếm (Traveller’s Gift) được phát hành năm 2002, không ai biết xếp cuốn sách vào thể loại nào. Kể cả các hiệu sách cũng không biết nên xếp cuốn sách này vào giá sách nào. Tất nhiên, giới truyền thông cũng vậy.
Sau khi được chương trình Good Morning America của đài ABC giới thiệu, cuốn sách này bắt đầu xuất hiện ở khắp các danh sách bestseller trên toàn nước Mỹ. Khi đó, 7 Quyết định làm nên thành công – Hành trình tìm kiếm được xếp loại trong mục “hư cấu” của New York Times. Cùng thời gian đó, Wall Street Journal lại xếp cuốn sách này vào mục “phi hư cấu”. Nó được coi là sách “phát triển cá nhân” trên trang web bán sách trực tuyến Barner & Noble, là sách “văn học” trên Amazon.com, là sách “tôn giáo” trên Publisher’s Weekly, và là sách “kiến thức tổng hợp” trên USA Today. Cuối cùng, tờ New York Times đã chuyển 7 Quyết định làm nên thành công – Hành trình tìm kiếm vào danh sách các cuốn sách “tư vấn”, sau đó vào danh sách “viễn tưởng”, cuối cùng nó được xếp vào danh mục sách “kinh doanh” và đã đứng trong danh sách này suốt 17 tuần liền.
Lần đầu tiên, Publisher’s Weekly đã mắc phải sai lầm là viết hai bài giới thiệu về cuốn 7 Quyết định làm nên thành công – Hành trình tìm kiếm, và độc giả đã không hài lòng về điều đó. Trong bài giới thiệu thứ nhất, cuốn sách bị coi là nhạt nhẽo, chẳng có gì thú vị cả. Trong bài giới thiệu thứ hai, được đăng tải ở một vị trí nổi bật, tôi lại được gọi là “một tác giả đáng đọc”, tôi đã làm được “một việc mẫu mực” và cuốn sách này “sẽ được đông đảo độc giả đón đọc.”
Thực sự, tôi không hề ngạc nhiên với những nhầm lẫn này. 25 năm nghiên cứu 7 Quyết định không hề khiến tôi nhờ chúng mà dễ nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, điều này lại có tác dụng tích cực là chứng minh giá trị của 7 Quyết định mỗi khi tôi thực thi một quyết định nào đó trong công việc hoặc theo dõi tác động của những quyết định đó lên cuộc sống của những người khác.
Các bạn có thể tưởng tượng được không, mỗi lần tôi thực thi hoặc nhìn người khác thực thi những quyết định này, tôi thấy chúng thực sự có hiệu quả. Tại sao vậy? Bởi vì chúng là nguyên lý… mà nguyên lý thì luôn luôn hoạt động.
Bạn nghĩ sao về việc đọc mà không cần dựa vào 7 quan niệm hay 7 nguyên lý đó? Đó không phải là 7 thói quen. Thậm chí, chúng không phải là của tôi. Tôi không phát minh hay phát hiện ra chúng. Đơn giản là tôi nhận diện được chúng và đã dành hơn hai thập kỷ để chứng minh giá trị của chúng.
Vì vậy, khi bạn đọc cuốn sách này, hãy nhớ rằng, các nguyên lý luôn luôn hoạt động, mọi lúc mọi nơi, chúng vẫn hoạt động dù bạn biết hay không biết đến chúng. Bạn đã bao giờ từng nghe câu “phớt lờ các quy luật là điều không thể tha thứ” chưa? Phớt lờ các nguyên lý không có nghĩa là bạn không bị tác động bởi các nguyên lý ấy. Đơn giản là nó giống như việc một người không biết về lực hấp dẫn thì không có nghĩa là các nguyên lý về lực hấp dẫn không tác động lên anh ta khi anh ta sẩy chân ngã xuống một vách đá.
Bạn đang nắm giữ trong tay thành quả hơn 25 năm nghiên cứu của tôi. Tôi phải nói lại rằng, các quy luật về sự thành công của một cá nhân – như thành công trong mối quan hệ gia đình, các mối quan hệ xã hội, thành công về tài chính – đều tồn tại và hoạt động ở xung quanh chúng ta, cũng như quy luật vạn vật hấp dẫn vậy. Do đó, tại sao chúng ta lại không tìm hiểu về chúng và vận dụng chúng để tạo dựng nên một tương lai như chúng ta mong muốn?
Hãy sẵn sàng tận hưởng những giây phút sảng khoái và thú vị, chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé!
KHÁM PHÁ 7 QUYẾT ĐỊNH
Trong cuốn 7 Quyết định làm nên thành công – Hành trình tìm kiếm, David Ponder cảm thấy mình đang gặp phải một tình huống vô cùng khó khăn: anh bị mất việc, đứa con gái 12 tuổi đang ốm nặng nhưng anh thì không có đủ tiền cho con chữa bệnh. Sau vụ tai nạn ô tô thảm hại, Ponder đã bị cuốn vào một cuộc phiêu lưu khám phá. Anh đã gặp 7 con người xuất chúng trong lịch sử, mỗi người đều trao tặng cho Ponder một quyết định giúp anh thay đổi cuộc đời.
Ít ai trong chúng ta không phải chịu đựng nỗi đau và những bi kịch trong cuộc đời. Tôi biết, bản thân tôi cũng như vậy. Tôi lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu mẫu mực. Cả cha và mẹ đều thương yêu tôi. Tôi cũng yêu cha mẹ mình, cuộc sống của chúng tôi thật tuyệt vời cho đến khi… tôi 19 tuổi. Khi đó, rất nhiều sự kiện liên tiếp xảy ra khiến cuộc sống của tôi bị 16 đảo lộn dữ dội. Mẹ tôi qua đời vì bệnh ung thư, rồi cha tôi cũng mất trong một tai nạn ô tô.
Tôi hoàn toàn suy sụp. Sự bối rối hỗn loạn và nỗi đau buồn đã nhanh chóng chuyển thành cơn giận dữ. Tôi không có một gia đình lớn hay bạn bè để dựa dẫm, nhờ cậy; do đó, tôi phải chống chọi với một hoàn cảnh khủng khiếp và mọi việc càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Xung quanh tôi ngập tràn các câu hỏi đầy cay đắng, không thể giải đáp. Một loạt sự kiện liên tiếp xảy ra khiến tôi thực sự trở thành một kẻ vô gia cư. Tôi không thể vay được đến 50 đô la, không nhà cửa, không xe cộ, không công việc và dường như cánh cửa tương lai đóng chặt trước mắt tôi.
Tôi thường phải ngủ qua đêm dưới gầm cầu ở cái thị trấn mà tôi mới nhận là quê hương, thị trấn Gulf Shores, bang Alabama, hoặc chui ra chui vào để ngủ ở gara của một gia đình nào đó. Tôi cay đắng nhớ lại một câu thành ngữ thời thơ ấu: “Chúa sẽ đặt một người bên trong trái tim của Người, vì Chúa muốn anh ta ở đó.” Tôi vẫn còn nhớ những điều mình đã nghĩ khi đó: “Tạ ơn Người, vì Người đã đặt con ở dưới gầm cầu”.
Cảm thấy tuyệt vọng và vô phương cầu cứu, tôi không thể không đặt ra một câu hỏi, và cho đến gần đây, câu hỏi ấy đã quay trở lại ám ảnh tôi: Phải chăng cuộc đời là một tấm vé xổ số?
Tại sao người này lại sinh ra trong gia đình giàu có, có một công việc yêu thích; trong khi người kia lại phải gắn bó cuộc đời mình với cái gầm cầu? Phải chăng cuộc đời là một hành trình đã được vạch sẵn? Tôi nghĩ: Nếu cuộc đời thực sự là một tấm vé xổ số, thì đây là tấm vé xổ số của mình, có lẽ mình phải vứt bỏ nó đi. Đó là những suy nghĩ đầu tiên của tôi về việc tự tử.
Hỡi các bạn yêu quý, tôi cảm thấy mình vô cùng may mắn nếu được đưa đẩy tới một nơi nào đó… bất cứ nơi nào. Nhưng thay vào đó, tôi lại làm những công việc rất lặt vặt như rửa cá, rửa sàn tàu và như vậy mà tôi có nhiều thời gian rảnh rỗi để thường xuyên ghé vào thư viện. Tấm thẻ thư viện miễn phí chính là tấm vé giúp tôi vươn tới một tầm cao mới, một thế giới với những khả năng không giới hạn, theo dấu chân những người anh hùng trong những khoảnh khắc quan trọng trong cuộc đời họ.
Trong hơn 2 năm đó, tôi đã đọc được khoảng 200 đến 300 cuốn tiểu sử của những người có cuộc sống hạnh phúc, thành công và có sức ảnh hưởng lớn làm thay đổi cả thế giới theo cách riêng của họ. Một vài người trong số đó có thể có cơ hội tích lũy được rất nhiều của cải, nhưng tiền 18 bạc không phải là yếu tố khiến tôi có ấn tượng mạnh về họ. Tôi muốn tìm những con người biết chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống với cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp và ông chủ của họ.
Đôi khi ở trong thư viện, sự tự ti của tôi đã biến thành niềm đam mê. Tôi thường chú tâm tìm kiếm, phát hiện ra cách những con người vĩ đại đã làm. Họ có điều gì đặc biệt? Tại sao họ lại luôn có sự may mắn như vậy? Phải chăng họ đã làm một điều gì đó khác biệt? Điều đó là tự nhiên hay do sự nỗ lực theo một cách thức nào đó? Nó có phụ thuộc vào tôn giáo hay vị trí xã hội của họ không? Tôi tin rằng cuộc đời không phải là một tấm vé xổ số, không phải là trò may rủi. Tôi đã đọc được rằng, Albert Einstein không hề thích quan điểm “may rủi là điều ngẫu nhiên” hay quan niệm “Chúa sắp đặt mọi điều may rủi”, vì vậy làm sao tôi có thể không đồng ý với Eistein được cơ chứ?