Downloadsachmienphi.com

230 Lời Giải Về Bệnh Tật Trẻ Em

230 Lời Giải Về Bệnh Tật Trẻ Em - Nhiều Tác Giả
230 Lời Giải Về Bệnh Tật Trẻ Em –

230 Lời Giải Về Bệnh Tật Trẻ Em

Tác Giả:

Thể Loại: Gia Đình

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

230 Lời Giải Về Bệnh Tật Trẻ Em – Nhiều Tác Giả

230 lời giải về bệnh tật trẻ em là tài liệu nghiên cứu tham khảo không thể thiếu của các bậc phụ huynh, đặc biệt là các những ai làm bố lần đầu học hỏi và thêm nhiều kiến thức để có thể được tốt và khoa học nhất. 230 lời giải về bệnh tật do Viện thông tin thư viện y học Trung Ương phát hành.

Bé bị bệnh – Bạn cần phải làm gì? Việc đầu tiên là quan sát bé kĩ để nói cho bác sĩ biết những triệu chứng của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà dễ nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con.

MỤC LỤC

PHẦN MỘT.

CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ BỆNH.

NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỨC KHOẺ.

KHI NÀO CẦN ĐƯA CON TỚI BÁC SĨ

NHỮNG CÂU HỎI VỀ VIỆC SĂN SÓC KHI BÉ BỊ BỆNH.

MỘT VÀI VẤN ĐỀ CHUYÊN MÔN.

LÀM GÌ KHI BÉ SỐT?

MỘT SỐ ĐỘNG TÁC CHUYÊN MÔN.

DÙNG THUỐC CHO TRẺ.

TỦ THUỐC GIA ĐÌNH.

CUỐN SỔ SỨC KHOẺ CỦA BÉ.

KHI BÉ NẰM BỆNH VIỆN.

PHẦN HAI

NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN TỚI TỪNG PHẦN THÂN THỂ.

I. ĐẦU.

1. THÓP.

2. VẨY TRÊN ĐẦU.

3. BỆNH VIÊM MÀNG NÃO.

4. BÉ RỤNG TÓC HOẶC KHÔNG CÓ TÓC.

5. CHẤY.

6. MẮT.

7. GIẢM THỊ LỰC.

8. CHẮP LẸO MẮT.

9. CHỨNG LÁC MẮT.

10. ĐAU MẮT ĐỎ.

11. XỎ LỖ TAI

12. VIÊM XƯƠNG CHŨM Ở TAI

13. VIÊM TAI TRONG.

14. VÀNH TAI DỊ DẠNG.

15. VẬT LẠ TRONG TAI

16. ĐIẾC.

17. VẬT LẠ TRONG MŨI

18. SỔ MŨI, VIÊM MŨI, VIÊM MŨI – HỌNG.

19. TẬT SỨT MÔI

20. RĂNG.

…..

210. HEMOPHILUS LÀ GÌ?

211. KIỂM TRA CỦA BÉ VỪA LỌT LÒNG.

212. PHỤC HỒI SAU KHI KHỎI BỆNH.

213. PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ EM VẬN ĐỘNG ĐỂ TẬP THỞ.

215. THUỐC AN THẦN.

216. LIỆU PHÁP VI LƯỢNG ĐỒNG CÂN.

217. NƯỚC TIỂU.

218. CẤY PHÂN – XÉT NGHIÊM PHÂN.

219. PHẪU THUẬT CHO BÉ.

220. VACCIN (VẮC-XIN)

PHẦN MỘT

CHĂM SÓC KHI BÉ BỊ BỆNH

Bé bị bệnh – Bạn cần phải làm gì?

Việc đầu tiên là quan sát Bé kỹ để nói cho bác sĩ biết những triệu chứng của bệnh. Vì ở bên con, nên các bà dễ nhận được ngay sự thay đổi bất thường qua nét mặt, tính tình, sự hoạt động của con. Thí dụ bạn nhận thấy da của Bé bị mẩn đỏ chiều qua. Cần phải nói để bác sĩ biết, vì sáng nay, khi bác sĩ có mặt thì da của Bé có thể lại bình thường rồi.

Sau khi bác sĩ về, bạn cần phải tiếp tục theo dõi sự chuyển biến của bệnh và thực hiện những lời chỉ dẫn của bác sĩ để chữa bệnh cho Bé. Sự có mặt của người bên con, góp phần không nhỏ tới việc trị bệnh cho Bé vì ngoài phần cho con uống thuốc theo đơn của bác sĩ, còn có tiếng nói, nụ cười và bàn tay của người mẹ, làm cho Bé cảm thấy yên tâm.

1. NHỮNG DẤU HIỆU CỦA SỨC KHOẺ

A. Khi bé khoẻ mạnh – Trọng lượng cân của Bé bình thường.

Nét mặt tươi tỉnh, mắt sáng. Khi bế Bé, bạn cảm thấy má Bé căng, mát.

Bé tỏ ra vui vẻ, ham chơi, chú ý tới mọi người và mọi vật chung quanh.

Bé ăn có vẻ ngon miệng, ngủ yên giấc. Phân bình thường.

B. Khi bé bệnh

Bé sút cân.

Nét mặt tái, mắt quầng không có ánh mắt.

Bé ngậm ngón tay khi ngủ, giấc ngủ không lâu. Bé không chú ý gì tới chung quanh.

Bé luôn cựa quậy, giật mình, dễ quấy khóc.

Bé khó ngủ.

Bé không chịu ăn hoặc ăn ít. Không chịu uống hoặc đòi uống bất thường (vì cơn sốt làm cơ thể mất nước).

2. KHI NÀO CẦN ĐƯA CON TỚI BÁC SĨ

Nhiều bà ngại đưa con tới bác sĩ, mà chỉ tới gặp bác sĩ để kể bệnh của con thôi. Vì những triệu chứng bệnh của trẻ có thể thay đổi từng giờ, nên việc kể bệnh như vậy chưa đủ. Từ ho tới sưng phổi, từ đi tướt tới tình trạng cơ thể bị thiếu nước nhiều khi chỉ có một bước.

Trẻ càng nhỏ, càng cần phải đưa ngay tới bác sĩ, mỗi khi cháu sốt, ho, nôn ói, đi phân lỏng nhiều lần hay nhiều ngày. Kể cả những triệu chứng như bỗng nhiên quấy khóc mà không rõ nguyên nhân, hay không chịu uống nước.

Đối với các cháu đã lớn thì có thể nhìn vào tình trạng tổng quát của sức khỏe, xem có điều gì đặc biệt không. Sốt cao chưa chắc đã là dấu hiệu trầm trọng. Trái lại, hiện tượng đau từng cơn ở vùng bụng, lại là điều cần phải chú ý mà chỉ có bác sĩ mới tìmđược nguyên nhân và hướng dẫn chữa trị. Tóm lại, nếu bạn định đưa cháu tới bác sĩ, hãy chuẩn bị trước để trả lời một số câu hỏi có liên quan tới cháu về thân nhiệt, trạng thái phân và các nhận xét khác của bạn về cháu bé. Cũng nên nói với bác sĩ rằng cháu có tiếp xúc với ai cũng có những triệu chứng như cháu không để bác sĩ suy nghĩ về một số bệnh lây lan. Trong lúc chờ đợi, chưa có bác sĩ, hãy để cháu nghỉ ngơi, bình tĩnh. Tránh những nơi ồn ào, nhiều tiếng động. Không nên cho cháu dùng bất kỳ một thứ thuốc gì nếu không được bác sĩ hướng dẫn từ trước.

Nếu cháu sốt, hãy cho cháu uống nước.

3. NHỮNG CÂU HỎI VỀ VIỆC SĂN SÓC KHI BÉ BỊ BỆNH

– Bé đang sốt có nên đưa cháu tới bác sĩ không?

Dù cháu bé sốt cao, cũng vẫn có thể đưa đi được. Chỉ ở phòng khám bệnh, bác sĩ mới có nhiều phương tiện để khám bệnh cho cháu.

– Có cần choàng chăn (mền) cho cháu không?

Nếu cháu đang sốt, không nên đắp thêm chăn vì như thế sẽ làm thân nhiệt tăng thêm. Giữ nhiệt độ phòng từ 20oC – 22oC không để gió lùa, ở điều kiện như vậy, cháu chỉ cần mặc một bộ quần áo ngủ, rộng, thoáng là đủ.

– Cần săn sóc thế nào cho bé dễ chịu?

Căn phòng cần thoáng và đủ ấm. Nếu lâu không mở cửa sổ, hãy chuyển cháu bé sang phòng khác một lát, trong khi làm vệ sinh: quét nhà, thay vải trải giường… Sau đó, đóng cửa lại nếu cần, để tránh gió, rồi lại chuyển cháu về.

Hàng ngày, vẫn lau mặt, cổ, rửa tay, chân cho cháu như bình thường.

Bạn có thể tắm cho cháu nhưng chú ý pha nước ở nhiệt độ 37oC và phòng tắm phải kín, không có gió.

Trong suốt thời gian bị ốm, cháu bé nào cũng muốn có bố hoặc mẹ, ông, bà… ở bên cạnh. Việc này làm cho Bé thấy yên tâm và an ủi Bé rất nhiều, mỗi khi Bé bị khó chịu. Nếu người lớn không có điều kiện ở gần Bé, có thể cho Bé đồ chơi, sách có hình vẽ màu để Bé giải trí.

Không nên để Bé nhận thấy nét mặt lo lắng, u sầu của người lớn về bệnh tình của Bé.

– Cần làm gì khi bé ra nhiều mồ hôi?

Nếu Bé sốt và người đổ mồ hôi, thế là tốt. Vì đó là phản ứng của cơ thể để làm thân nhiệt hạ xuống. Nên lau khô mồ hôi và thay quần áo cho Bé. – Có cần bắt cháu nằm tại giường không?

Nếu Bé thấy người mệt, Bé sẽ tự động nằm nghỉ. Nhưng nếu Bé không muốn nằm, thì không nên bắt buộc. Cứ để Bé ngồi dậy hoặc đi lại trong phòng. Đi tất (vớ) cho cháu.

Đối với các cháu bị bệnh cần phải chữa trị lâu hoặc đang trong thời gian phục hồi sức khỏe, cứ để cháu chơi bình thường. Chỉ nên tránh những trò chơi làm cháu bị kích động và không cho chơi với trẻ khác để tránh sự lây nhiễm.

– Chế độ ăn của trẻ bị bệnh như thế nào?

Với trẻ sơ sinh, nếu cháu không bị đi tướt, có thể cho ăn như bình thường; không nên ép cháu ăn và chú ý cho cháu uống nước thêm.

Nếu bé bị đi tướt, thì ngưng cho bú sữa và cho ăn theo chế độ riêng (coi phần các bệnh trẻ em).

Với trẻ đã lớn, có thể cho ăn súp, nước rau, chuối nghiền, bánh bít cốt (bánh mì nướng 2 lần), bánh bích quy.

Nếu cháu có dấu hiệu khỏi bệnh, dần dần trở lại chế độ ăn bình thường.

Chú ý: Không nên ép buộc các cháu ăn

– Nếu Bé bị sốt, hãy cho cháu uống nhiều nước ban ngày cũng như ban đêm, vì sốt làm cơ thể các cháu thiếu nước. Để cháu dễ uống, ngoài nước trắng có thể cho Bé uống nước cam, nước chanh, nước súp, nước rau, nước đường v.v…

Thường các cháu thích uống nước mát hơn là nước nóng. Hãy cho các cháu uống nước mát – nhất là các cháu hay bị nôn ói.

Nếu các cháu không chịu ăn thì các loại nước đường, súp, mật ong, nước cơm… cũng có thể cung cấp cho các cháu một ít calo.

Giờ giấc săn sóc nên như thế nào?

Nên tự quy định giờ giấc, thí dụ vào buổi sáng và 5 giờ chiều bạn sẽ đo nhiệt độ cho cháu, lau rửa mặt, ngoáy lỗ mũi, cho uống thuốc hay bôi thuốc. Việc săn sóc có giờ giấc như vậy đỡ làm cháu bị mệt hơn là phải điều trị lan man cả ngày.

Sau khi săn sóc cháu, bạn nên ghi thân nhiệt đo được lúc sáng, lúc chiều vào giấy cùng với các hiện tượng (nếu có) như: nôn ói, đi tướt, ho… để chuẩn bị nói lại cho bác sĩ biết, khi bác sĩ tới thăm, hoặc nói qua điện thoại.

Nếu bác sĩ cho biết bệnh của bé thuộc loại lây lan.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo