Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Bánh xe khứ quốc – Phan Trần Chúc
Lịch sử văn hóa của một dân tộc không phải của riêng cá nhân nào, chính vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ và phát triển lích sử văn hóa không phải riêng của một người nào có thể gánh vác được, nó thuộc về những nhận thức chung của toàn xã hội và vai trò của từng nhân tố trong mỗi chặng đường lịch sử.Lịch sử là một khoa học. Lịch sử không phải là việc thống kê suwk kiện một cách khô khan rời rạc. Bởi mỗi sự kiện trong tiến trình đó đều có mối liên kết chặt chẽ với nhau bằng sợi dây vô hình xuyên suốt không gian và thời gian tạo nên lịch sử của một dân tộc.
Dân tộc Việt Nam trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, gần trăm năm dưới ách cai trị của thực dân, đế quốc, nhưng con cháu bà Trưng, bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi…vẫn kiên trì bền chí, tin tưởng ở quá khứ hào hùng, không ngừng tranh đấu hướng tới tương lai rộng mở vì độc lập tự do của đất nước.
Sau khi Đức ông Hoàng Trừ – Thái tử Lê Duy Vỹ bị chúa Trịnh bức hại, Lê Hoàng phi cùng ba con trai cũng bị cầm tù. Mười năm sau, một sự kiện nhỏ bao hàm trong một cuộc tình cờ lớn đẩy nước Việt Nam vào một cuộc loạn ly ròng rã tới một phần tư thế kỷ, đó là một cuộc đảo chính mà người đương thời gọi là “Kiêu binh nổi loạn” đã giải thoát Lê Hoàng phi cùng ba con một bước từ nhà ngục đến lầu vàng. Một trong ba vị hoàng tôn này là Lê Duy Khiêm – người sau này kế vị vua lấy niên hiệu Lê Chiêu Thống, từ đó cái vinh và cái lụy của chiếc ngai vàng hoàng đế bám riết lấy cuộc đời ông cho đến tận cuối đời.
Kinh thành mây phủ
Ngày 20 tháng Chạp năm Tân Mão.1
Thành Thăng Long, sau những ngày hiu quạnh của tiết Đại hàn, như vừa được khoác một tấm áo mới, dưới những ánh nắng mặt trời êm dịu.
Trên làn cỏ non liên tiếp, không khác một dải lụa màu hoa lý viền lấy hồ Hoàn Kiếm, dân đô thành đua nhau ra hưởng vội vàng lấy cái khí ấp áp là vật mà về mùa giá lạnh, hóa công vẫn tỏ ra dè dặt, mỗi khi cần phải ban pháp nó cho muôn loài.
Sau quán Vọng Tiên cũng như trước các phố Hàng Khay và Hàng Bạc, có hàng trăm đứa trẻ, mình trần như nhộng, tụ vào một chỗ chơi nhảy “vô” hoặc “ú tim, ú òa”.
Nước da bánh mật của chúng phản chiếu lại ánh mặt trời, cũng óng ánh như những hòn ngói tráng men trên nóc chùa Ngọc Sơn, một tòa lâu đài mà khách du có cái cảm tưởng như nổi lềnh bềnh trên mặt nước, những lúc mặt hồ gợn sóng. Cạnh chúng, là một bọn dân nghèo công nhiên phơi cái cảnh cùng túng của họ giữa nơi đô hội nhất của thành Thăng Long. Họ trút bỏ tấm áo mã khoa nâu đã biến sắc xuống cỏ mà bắt rận hoặc khâu vá lại những lỗ thủng là di tích của đời lao khổ và thời gian. Dưới hồ, kẻ tắm, người gội, đàn ông và đàn bà thích cánh nhau mà không chút e ngại hoặc sượng sùng, vì không ai có mục đích gì khác là nhờ giọt nước hồ Gươm để trút bỏ những cái dơ bẩn bám vào người mình. Câu “nam nữ thụ thụ bất thân” của ông Mạnh thực ra chỉ đáng nêu nên ở những gia đình đài các và phong lưu, nơi người ta có dư thì giờ để nghĩ đến những chuyện vẩn vơ vì họ không phải bận rộn gì về sinh kế.
Ven hồ, trên những cầu tre có nhiều bậc mà bậc sau cùng là bắc là là ngay trên mặt nước, người ta tranh nhau giặt giũ: nào quần, nào áo, nào chăn, nào màn. Tiếp, họ phơi tất cả ngần ấy thứ lên bãi cỏ hoặc cành cây. Buổi nắng mới vô tình rốc ra bờ hồ tất cả những cái nhơ bẩn mà thành Thăng Long đã phải chứa chất một cách nhẫn nhục trong những ngày mưa rét.
Trong các phố phường, vẻ náo nhiệt lại còn rõ rệt hơn nữa.
Tại các chợ Đồng Xuân và Báo Thiên, kẻ mua, người bán, tuy đã quá Ngọ, vẫn không ngớt. Những đống bùn lớn trên mặt đường dần dần sẽ lại, tiếp khô hẳn, nhờ ánh nắng mặt trời và sự giày đạp của chân người. Công chúng qua lại thỉnh thoảng lại kính cẩn dãn ra hai bên lề đường để nhường lối cho những cỗ kiệu sơn son của các quan Tham, Chưởng… hoặc những chiếc võng màu cánh gián của các vị phu nhân. Vì gần gũi với Triều đường và Phủ liêu, dân đô thành vẫn tự hào với người các Trấn là họ có thể phân biệt được phẩm cấp của các quan văn võ, do theo nước sơn trên kiệu, võng của các vị ấy. Trong lúc mọi người mải miết lăn lưng vào một cuộc náo nhiệt mà thời tiết vừa làm cho đình trệ thì từ phương Đông, chân trời bỗng vẩn lên một đám mây đen. Đám mây đó không khác gì một vết dầu loang, lan rất mau khắp da trời. Người ta đoán là trời sắp đổ mưa nên người lo thu những đồ vật phơi phóng ở sân vào, kẻ rảo bước về nhà hoặc tìm chỗ ẩn tránh. Chỉ trong chớp mắt, sự hoạt động của thành Thăng Long lại bị đình hẳn như chiếc máy đồng hồ, vì hết dây cót mà đứng dừng lại. Người ta đoán lầm.
Đám mây, đáng lẽ phải đổi thành nước mưa mà dội xuống Long thành, nhưng nó vẫn cứ bám sát vào da trời, mỗi phút một dày đặc mãi ra. Lâu dần mặt trời bị phủ kín hẳn, thậm chí hai người không nhận được mặt nhau, tuy chỉ đứng cách nhau có vài bước. Các nhà giàu sợ quân gian thừa cơ lẻn vào trộm cắp, phải vội vã thắp đèn. Bọn sai dịch lo chậm trễ việc công cũng bắt buộc phải đốt đuốc mà đi ngoài đường phố.
Đô thành bỗng chốc đã hiện ra các cảnh tượng đêm ba mươi tết.
Trước một trạng thái phi thường như vậy, công chúng không thể không tự hỏi: tại sao? Phải, tại sao trời đương nắng ráo phút đổi ra tối sầm?
Tại sao giữa trưa ngày hai mươi tháng Chạp mà mịt mù như lúc giao thừa?
Rồi trong lúc mỗi người tự đào óc để tìm lấy một câu trả lời cũng kỳ quái chẳng kém gì cái hiện tượng nói trên thì, từ ngục Đề lĩnh, một cậu lính Thiết đột hốt hoảng chạy ra, báo nhỏ với người bạn của hắn là lính Túc vệ đứng canh ở cửa Đại Hưng:
– Đức ông Hoàng Trừ bị hại rồi!
Hắn lại dặn thêm:
– “Việc quốc gia bí mật” anh nên biết một mình thôi, chớ nói lại với ai mà rụng đầu đấy!
Nhưng hắn vừa đi khỏi thì cậu Túc vệ đã lặp lại với một bọn chừng người cậu Túc vệ khác, từ trong thành ngất ngưởng đi ra.
– Các anh có biết không? Đức ông Hoàng Trừ bị hại rồi! “Việc quốc gia bí mật”, các anh nên biết một mình thôi, chớ nói lại với ai mà rụng đầu đấy!
Rồi, từ mười người này truyền sang một trăm, tiếp một ngàn người khác, việc mà cậu lính Thiết đột gọi là “quốc gia bí mật”, chỉ trong khoảnh khắc, đã do con đường “cửa miệng” của công chúng mà lan ra khắp thành Thăng Long.
Một vài kẻ khác cũng giàu trí tưởng tượng như tấm lòng mê tín, lại phê bình thêm với một giọng nói ngọt ngào:
– Đó là báo ứng của oan hồn đức ông đấy!
Kinh thành mây phủ
Ngày 20 tháng Chạp năm Tân Mão.1
Thành Thăng Long, sau những ngày hiu quạnh của tiết Đại hàn, như vừa được khoác một tấm áo mới, dưới những ánh nắng mặt trời êm dịu.
Trên làn cỏ non liên tiếp, không khác một dải lụa màu hoa lý viền lấy hồ Hoàn Kiếm, dân đô thành đua nhau ra hưởng vội vàng lấy cái khí ấp áp là vật mà về mùa giá lạnh, hóa công vẫn tỏ ra dè dặt, mỗi khi cần phải ban pháp nó cho muôn loài.
Sau quán Vọng Tiên cũng như trước các phố Hàng Khay và Hàng Bạc, có hàng trăm đứa trẻ, mình trần như nhộng, tụ vào một chỗ chơi nhảy “vô” hoặc “ú tim, ú òa”.
Nước da bánh mật của chúng phản chiếu lại ánh mặt trời, cũng óng ánh như những hòn ngói tráng men trên nóc chùa Ngọc Sơn, một tòa lâu đài mà khách du có cái cảm tưởng như nổi lềnh bềnh trên mặt nước, những lúc mặt hồ gợn sóng. Cạnh chúng, là một bọn dân nghèo công nhiên phơi cái cảnh cùng túng của họ giữa nơi đô hội nhất của thành Thăng Long. Họ trút bỏ tấm áo mã khoa nâu đã biến sắc xuống cỏ mà bắt rận hoặc khâu vá lại những lỗ thủng là di tích của đời lao khổ và thời gian. Dưới hồ, kẻ tắm, người gội, đàn ông và đàn bà thích cánh nhau mà không chút e ngại hoặc sượng sùng, vì không ai có mục đích gì khác là nhờ giọt nước hồ Gươm để trút bỏ những cái dơ bẩn bám vào người mình. Câu “nam nữ thụ thụ bất thân” của ông Mạnh thực ra chỉ đáng nêu nên ở những gia đình đài các và phong lưu, nơi người ta có dư thì giờ để nghĩ đến những chuyện vẩn vơ vì họ không phải bận rộn gì về sinh kế.
Ven hồ, trên những cầu tre có nhiều bậc mà bậc sau cùng là bắc là là ngay trên mặt nước, người ta tranh nhau giặt giũ: nào quần, nào áo, nào chăn, nào màn. Tiếp, họ phơi tất cả ngần ấy thứ lên bãi cỏ hoặc cành cây. Buổi nắng mới vô tình rốc ra bờ hồ tất cả những cái nhơ bẩn mà thành Thăng Long đã phải chứa chất một cách nhẫn nhục trong những ngày mưa rét.
Trong các phố phường, vẻ náo nhiệt lại còn rõ rệt hơn nữa.
Tại các chợ Đồng Xuân và Báo Thiên, kẻ mua, người bán, tuy đã quá Ngọ, vẫn không ngớt. Những đống bùn lớn trên mặt đường dần dần sẽ lại, tiếp khô hẳn, nhờ ánh nắng mặt trời và sự giày đạp của chân người. Công chúng qua lại thỉnh thoảng lại kính cẩn dãn ra hai bên lề đường để nhường lối cho những cỗ kiệu sơn son của các quan Tham, Chưởng… hoặc những chiếc võng màu cánh gián của các vị phu nhân. Vì gần gũi với Triều đường và Phủ liêu, dân đô thành vẫn tự hào với người các Trấn là họ có thể phân biệt được phẩm cấp của các quan văn võ, do theo nước sơn trên kiệu, võng của các vị ấy. Trong lúc mọi người mải miết lăn lưng vào một cuộc náo nhiệt mà thời tiết vừa làm cho đình trệ thì từ phương Đông, chân trời bỗng vẩn lên một đám mây đen. Đám mây đó không khác gì một vết dầu loang, lan rất mau khắp da trời. Người ta đoán là trời sắp đổ mưa nên người lo thu những đồ vật phơi phóng ở sân vào, kẻ rảo bước về nhà hoặc tìm chỗ ẩn tránh. Chỉ trong chớp mắt, sự hoạt động của thành Thăng Long lại bị đình hẳn như chiếc máy đồng hồ, vì hết dây cót mà đứng dừng lại. Người ta đoán lầm.
Đám mây, đáng lẽ phải đổi thành nước mưa mà dội xuống Long thành, nhưng nó vẫn cứ bám sát vào da trời, mỗi phút một dày đặc mãi ra. Lâu dần mặt trời bị phủ kín hẳn, thậm chí hai người không nhận được mặt nhau, tuy chỉ đứng cách nhau có vài bước. Các nhà giàu sợ quân gian thừa cơ lẻn vào trộm cắp, phải vội vã thắp đèn. Bọn sai dịch lo chậm trễ việc công cũng bắt buộc phải đốt đuốc mà đi ngoài đường phố.
Đô thành bỗng chốc đã hiện ra các cảnh tượng đêm ba mươi tết.
Trước một trạng thái phi thường như vậy, công chúng không thể không tự hỏi: tại sao? Phải, tại sao trời đương nắng ráo phút đổi ra tối sầm?
Tại sao giữa trưa ngày hai mươi tháng Chạp mà mịt mù như lúc giao thừa?
Rồi trong lúc mỗi người tự đào óc để tìm lấy một câu trả lời cũng kỳ quái chẳng kém gì cái hiện tượng nói trên thì, từ ngục Đề lĩnh, một cậu lính Thiết đột hốt hoảng chạy ra, báo nhỏ với người bạn của hắn là lính Túc vệ đứng canh ở cửa Đại Hưng:
– Đức ông Hoàng Trừ bị hại rồi!
Hắn lại dặn thêm:
– “Việc quốc gia bí mật” anh nên biết một mình thôi, chớ nói lại với ai mà rụng đầu đấy!
Nhưng hắn vừa đi khỏi thì cậu Túc vệ đã lặp lại với một bọn chừng người cậu Túc vệ khác, từ trong thành ngất ngưởng đi ra.
– Các anh có biết không? Đức ông Hoàng Trừ bị hại rồi! “Việc quốc gia bí mật”, các anh nên biết một mình thôi, chớ nói lại với ai mà rụng đầu đấy!
Rồi, từ mười người này truyền sang một trăm, tiếp một ngàn người khác, việc mà cậu lính Thiết đột gọi là “quốc gia bí mật”, chỉ trong khoảnh khắc, đã do con đường “cửa miệng” của công chúng mà lan ra khắp thành Thăng Long.
Một vài kẻ khác cũng giàu trí tưởng tượng như tấm lòng mê tín, lại phê bình thêm với một giọng nói ngọt ngào:
– Đó là báo ứng của oan hồn đức ông đấy!