Downloadsachmienphi.com

Bay Đến Hà Nội Và Thoát Về

Bay Đến Hà Nội Và Thoát Về - Wayne Thompson
Bay Đến Hà Nội Và Thoát Về –

Bay Đến Hà Nội Và Thoát Về

Tác Giả:

Thể Loại: Tiểu Sử – Hồi Ký

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bay Đến Hà Nội Và Thoát Về –

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu những sự kiện này, tôi nghĩ sẽ viết về một trong những phần đáng buồn nhất của lịch sử không lực Hoa Kỳ. Tôi có lẽ làm như vậy, nhưng dần dần (leo thang giống như chiến dịch Sấm Rền năm 1965-68 ở Bắc Việt) tôi có cái nhìn tích cực hơn về kinh nghiệm của không quân ở Đông Nam Á. Chắc chắn đau thương và chết chóc chúng ta thường gắn với chiến tranh gây ra nhiều đau khổ. Rõ ràng không quân Mỹ phải hoạt động dưới sức nặng cực kỳ o ép khiến tự thất bại. Rõ ràng tai tiếng về ném bom kém hiệu quả ở Bắc Việt và làm cho không lực Mỹ dường như trở nên một công cụ ít hứa hẹn. Nhưng sau nhiều năm tìn kiếm cách sử dụng có ích hơn của một không lực yếu kém, chiến dịch Linebacker ném bom Bắc Việt năm 1972 kết hợp thả thuỷ lôi khu vực các cảng biển và những chiến dịch không kích đồng thời ở Nam Việt đã làm nên thay đổi đáng kể, dẫu cho chiến dịch này muộn và ngắn hạn.

Sự phục hồi của không lực bắt đầu trước khi Bắc xâm lược Nam Việt nam năm 1972 và tiếp tục sau khi kết thúc chiến tranh năm 1975. Cuộc chiến đấu vì Đông Nam Á đã biến không quân Mỹ từ hầu như chỉ trú trọng vào một cuộc chiến hạt nhân tiềm tàng với Liên Xô thành một lực lượng đa năng và linh hoạt trong sử dụng vũ khí thông thường. Nhưng suy nghĩ về không lực Mỹ và Đông Nam Á đã bị bỏ lại sau những tiến bộ về kỹ thuật. Khi mà thất bại cuối cùng thuộc về Nam Việt Nam và Đồng minh Mỹ của họ, những chiến thắng thuyết phục của không lực mới có độ chính xác cao của Mỹ vẫn đang trong tương lai.

Mặc dù chiến dịch ném bom Bắc dùng một số lượng bom ít hơn các chiến dịch đồng thời ở Nam Việt nam và Lào nhưng đầu tư trí tuệ và cảm xúc lại nhiều hơn. Ở đó, lực lượng phòng không tập trung kết hợp với khoảng cách lớn hơn từ các căn cứ ở Thái Lan và Nam Việt nam đã làm những chiến dịch không kích trở nên nguy hiểm và khó khăn hơn. Ban đầu, không quân tự xác định mình là lực lượng có khả năng cao nhất trong tấn công những mục tiêu từ các chiến trường trên bộ và trên biển. Ở nhưng nơi bộ binh tác chiến trên chiến trường Nam Việt nam, không quân Mỹ chỉ đảm bảo một phần hoả lực và vận tải hiệp đồng giữa máy bay ném bom hạng nặng và tiếp dầu trên không cho phép không quân Mỹ không kích những mục tiêu xa – một khả năng chưa được sử dụng ở Bắc cho đến gần cuối cuộc chiến. Mặc dù ưu điểm tiến công tầm xa của máy bay ném bom được chia sẻ với tên lửa hạt nhân xuyên lục địa và tên lửa hạt nhân phóng từ tầu ngầm của hải quân, nhưng trong tiến công tầm xa quy ước thì không quân vẫn là phương án được lựa chọn cao nhất. Khi bỏ máy bay ném bom ra khỏi bài toán, sự đóng góp của Không quân mất đi tính độc đáo. Bắc Việt nam bé nhỏ ở xa Vịnh Bắc Bộ, nơi máy bay hải quân có thể xuất phát từ các tàu sân bay và hoạt động không cần tiếp dầu trên tất cả không phận.

Máy bay của hải quân và thuỷ quân lục hiệp đồng để đảm nhiệm toàn bộ việc ném bom Bắc Việt Nam. Vì vậy người với nỗi lo can thiệp của Trung Quốc đã hạn chế sử dụng máy bay ném bom hạng nặng B-52 của không quân ở Bắc Việt Nam trong suốt cuộc chiến. Mặt khác, vì không quân Mỹ tập trung chuẩn bị chiến tranh hạt nhân, thậm chí chính họ còn sử dụng một số máy bay chiến đấu và vũ khí do hải quân phát triển.

B-52 với radar và khoang chứa bom lớn có thể thổi bay nhiều mục tiêu Bắc Việt Nam không những vào ban ngày thời tiết trong trẻo mà còn về ban đêm hoặc trong thời tiết xấu thường xuyên trong năm ở Bắc Việt Nam. Trở ngại chính trị đối với việc phát huy toàn diện khả năng ném bom trải thảm của B-52 khiến không quân phải tìm kiếm khí tài ném bom chính xác, trong mọi điều kiện thời tiết và liên tục cho máy bay tiêm kích. Trước khi chiến tranh kết thúc, bom dẫn bằng laser đã đạt tiêu chuẩn chính xác trên thực tế nhưng bóng đêm và thời tiết xấu vẫn hạn chế hiệu quả của không lực Mỹ.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo