Downloadsachmienphi.com

Bố Mẹ Không Nên Nói Gì Với Con Cái

Bố Mẹ Không Nên Nói Gì Với Con Cái - Trương Kiến Lệ
Bố Không Nên Nói Gì Với Con Cái –

Bố Không Nên Nói Gì Với Con Cái

Tác Giả:

Thể Loại: Gia Đình

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Bố Không Nên Nói Gì Với Con Cái –

Bố không nên nói gì với con cái – Trương Kiên Lệ

Tâm hồn con trẻ vô cùng trong sáng và nhạy cảm. Người lớn hay coi nhẹ sự tổn thương của lời nói đối với con trẻ. Thực ra tổn thương này còn ghê gớm hơn cả roi vọt, để lại vết sẹo trong lòng con trẻ, khiến con trẻ dễ rời xa bố mẹ, chống đối bố mẹ.

Một lời nói ra không thể rút lại. Bất cứ lời nói nào cũng đều thể hiện thái độ của bản thân người nói. Xuất phát từ những câu nói thường ngày của bố mẹ với con cái, chúng ta có thể biết được bố mẹ còn giữ nguyên cách giáo dục truyền thống, không áp dụng cách giáo dục hiện đại. Vì các con yêu, vì bản thân mình nên mỗi bậc phụ huynh đều cần phải học nữa, học mãi. Cuốn sách Bố mẹ không nên nói gì với con cái của tác giả Trương Kiên Lệ sẽ đưa ra và phân tích những câu nói sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình dạy dỗ giúp trẻ hình thành nhân cách tốt.

Tính cách hiếu động của trẻ thường làm cha mẹ đau đầu, tức giận, đánh mắng, làm tổn thương tâm hồn con trẻ khiến chúng luôn chống đối, tìm cách lảng tránh, xa rời bố mẹ. Cuốn sách này sẽ chia sẻ, giới thiệu và cung cấp đến các bậc phụ huynh một số bí quyết giúp để hiểu và dạy dỗ con đúng đắn, biết lắng nghe chia sẻ và trò chuyện với con một cách cởi mở hơn.

Cuốn sách Bố mẹ không nên nói gì với con cái là cuốn sách hay, cần thiết dành cho các bậc phụ huynh có phương pháp khoa học, hiệu quả và hiện đại

Với 12 chương, cuốn sách hay này nêu ra một cách đầy đủ, chi tiết những gì cha mẹ nên nói và không nên nói với trẻ, bình tĩnh nhìn lại thất bại, nghiêm khắc và đúng mực, hãy để trẻ tự do hơn, thành tích quan trọng hơn số điểm, hãy để trẻ phát triển một cách toàn diện hơn. Bằng cách trình bày mạch lạc và súc tích và khoa học, cuốn sách thực sự là bí quyết tuyệt vời và cần thiết của mỗi gia đình.

Trích dẫn :

“Con trẻ vốn dĩ khi sinh ra vô cùng lương thiện, nhưng sau đó lại bị “vấy bẩn” bởi môi trường xung quanh và bố mẹ”.

Thật đáng buồn là hiện nay vẫn còn có quá nhiều các bậc phụ huynh cái bằng cách đánh chửi. Khi đánh chửi con trẻ, bố mẹ lúc ấy vốn rất tức giận sẽ nói: “Đánh chết mày!”

Câu nói sáo rỗng “Đánh chết mày!” sẽ làm giảm mất cái uy của bố mẹ, sẽ chẳng đem lại bất cứ hiệu quả thực tế nào. Vì khi nói câu này thì tức là bố mẹ không có cách nào hay hơn nữa. Câu nói này thực chất chỉ là một câu nói “doạ dẫm”, chẳng hề thực hiện được (Bố mẹ cũng đâu có chuẩn bị thực hiện điều đó), con trẻ chắc chắn sẽ không chấm dứt các hoạt động của mình.

Nhiều khi chúng ta thấy là con cái càng làm cho chúng ta tức giận hơn, đến khi chúng ta không thể không trừng phạt chúng. Mọi hành vi của chúng thực sự khiến cho chúng ta muốn đánh chúng. Hành vi khiêu khích của con trẻ chính là mục đích mà chúng muốn đạt được. Nếu chúng ta thực sự muốn đánh chúng thì như vậy đã trúng kế của chúng mất rồi.

Đồng thời cũng là cách giúp con trẻ đạt được mục đích trả thù. Trong lòng con trẻ sẽ thầm nghĩ, bố mẹ đã đánh con đau như vậy nhưng kiểu gì bố mẹ cũng rất tức giận rồi, như vậy là con hài lòng lắm rồi. Những ông bố, bà mẹ đánh chửi con cái là những ông bố, bà mẹ vô dụng nhất. Nếu bạn không thích đánh con mình, nhưng trong lúc tức giận khó có thể nhẫn nại chịu đựng, thì đánh chửi con cái tức là đã thông báo sự thất bại của bạn. Nếu bạn thích đánh con trẻ đến như vậy thì bạn chính là một người bệnh cần phải được điều trị.

2. Con trẻ mắc tật đái dầm

“Những đối tượng mà con trẻ yêu thương thường là người lớn. Chúng có được sự giúp đỡ về vật chất cần thiết từ những người lớn, chúng mong muốn người lớn thực sự dành cho mình những thứ để mình tự phát triển. Đối với con trẻ, người lớn là những người rất đáng tôn trọng. Miệng của người lớn giống như một suối nước không bao giờ cạn để con trẻ có thể học được rất nhiều từ cần phải học”.

Bà mẹ đang nói chuyện này nọ thì chợt nhớ nhắc đến chuyện con mình “con mình mắc tật đái dầm…” Vừa nói dứt lời thì cậu bé đứng bên đỏ bừng cả mặt, tỏ vẻ tức giận, oán hận.

Đái dầm là một khiếm khuyết về mặt sinh lý của con người. “Đó là một nỗi đau khó nói” nên con trẻ rất nhạy cảm với vấn đề này. Do vậy mà bố mẹ không nên tuỳ tiện nhắc đến việc này của con trẻ. Bà mẹ này có thể là đã vô tình nhắc đến chuyện đái dầm của con trẻ, nhưng con trẻ lại hiểu nhầm rằng mẹ đang cố tình bêu xấu mình trước mặt mọi người.

Trẻ mắc tật đái dầm là do dây thần kinh chịu trách nhiệm kiểm soát đường tiểu ra chưa phát triển hoàn thiện. Thường thì tật này của con trẻ sẽ hết dần theo độ tuổi lớn lên của chúng. Tuy là tật này chẳng có gì to tát nhưng tâm lý của con trẻ lại cảm thấy rất nặng nề. Chúng cho rằng mình kém cỏi hơn người khác, mình là kẻ bỏ đi và dần dần nảy sinh tâm lý tự ty, không có dũng cảm chơi đùa, kết bạn với mọi người. Nếu con bạn bị tật đái dầm thì bạn cũng không nên lấy làm lạ, chỉ cần chăm chỉ lau chùi nhà, giặt ga giường là đủ rồi. Bạn cũng cần phải nhớ rằng không nên có bất cứ lời trách móc, than thở nào về tật này của con trẻ, càng không nên rêu rao chuyện ấy ở chỗ đông người. Bạn cần phải giữ tính tự ái của con trẻ thì con trẻ sẽ cám ơn bạn suốt đời.

3. Con dốt quá

“Trong xã hội này, không phải ai ai cũng được nhìn nhận có giá trị, không phải ai ai cũng được chấp nhận. Sự khen ngợi và chiêm ngưỡng của chúng ta luôn luôn chỉ dành cho một số người mà thôi. Những người này từ khi mới sinh ra đã có được những tính chất được mọi người chú ý. Trong thể chế không được tốt đẹp ấy thì những người làm bố, làm mẹ như chúng ta cần phải biết cân bằng những ảnh hưởng mà thể chế này gây ra”.

Thế nào gọi là dốt? Học cái gì cũng chậm chạp thì gọi là dốt. Học cái biết ngay thì được gọi là thông minh, còn không thông minh thì tức là dốt rồi. Về động tác mà nói thì không nhanh nhẹn tức là dốt, chậm chạp tức là dốt. Cứ suy luận như vậy thì đứa trẻ mới sinh ra là đứa trẻ ngu dốt nhất. Nó chẳng biết cái gì cả, ngay cả ăn cũng chẳng biết nữa là, và cũng chẳng biết nói, không biết đi. Thế thì tại sao chúng ta không nói là chúng ngu dốt nhỉ?

Ngu dốt là một khái niệm được con người quy định khi so sánh người này với người khác. Người ta biết đi còn bạn thì chẳng biết đi, đó là do bạn chậm chạp, chân tay lóng ngóng. Người ta biết nói mà bạn thì chẳng biết nói, đó là do bạn chậm ăn nói. Tại sao các bạn khác thi đều làm đúng cả còn mình thì làm bài toàn sai nhỉ?

Thì vẫn là bạn dốt đấy thôi!

Những đứa trẻ khôn rất sợ bị người nói là mình ngu ngốc. Chúng không hiểu tại sao mình thường mắc sai lầm, mặc dù học cái gì cũng rất cố gắng. Có lẽ bao nhiêu năm sau chúng sẽ chứng minh được rằng mình không ngu dốt, nhưng lúc ấy thì lòng chúng như có một tảng đá nặng đè lên. “Con rất dốt!” bố mẹ mà nói câu này ra thì con trẻ còn cảm thấy buồn tủi đến mức nào! Chúng rất muốn nói: “Con xin lỗi, tại sao con lại dốt như thế nhỉ?” Là bố, là mẹ không hiểu bạn đã từng nghe người ta nói câu ấy chưa, hoặc là trong lòng bạn cũng đã từng nói với mình như vậy. Nếu bạn biết được sức mạnh của câu nói này thì tại sao bạn lại nhẫn tâm nói với con mình như vậy?

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo