Downloadsachmienphi.com

Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế

Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế - Nhiều Tác Giả
Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế –

Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế

Tác Giả:

Thể Loại: Kinh Tế

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Các Khái Niệm Cơ Bản Về Kinh Tế –

1. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ KINH TẾ HỌC

Trong các sách giáo khoa nhập môn kinh tế học, ta có thể tìm thấy cách định nghĩa truyền thống như sau:

“Kinh tế học là môn học nghiên cứu cách phân bổ một cách hiệu quả nhất những nguồn lực khan hiếm cho những mục tiêu phải lựa chọn khác nhau”.

Khi một nhà kinh tế đề cập đến “các nguồn lực khan hiếm”, không nhất thiết đó phải là những gì hiếm có, chẳng hạn như kim cương, mà là những nguồn lực có số lượng hạn chế và có chi phí. Do đó, nguồn lực khan hiếm bao gồm tất cả những gì được sử dụng để sản xuất ra bất kỳ loại hàng hóa và dịch vụ nào. Các nhà kinh tế thường chia nguồn lực làm ba loại: vốn, lao động và đất đai.

Khi nói đến sự phân bổ hiệu quả, nhà kinh tế muốn nói về một số lượng định mức hàng hóa và dịch vụ được sản xuất từ một tập hợp các nhập lượng có chi phí thấp nhất.

Sau cùng, “các mục tiêu phải lựa chọn khác nhau ” đơn giản là do con người không thể có hàng hóa và dịch vụ với số lượng vô hạn, vì vậy họ phải chọn thứ này hay thứ khác.

Vì vậy, kinh tế học đôi khi còn được xem là “nghiên cứu về sự chọn lựa”. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes đã đưa ra một định nghĩa rất xác thực:” .. kinh tế học là một cách tư duy…”

Định nghĩa này nói lên một thực tế là các nhà kinh tế sử dụng những mô hình đơn giản hóa đời thực một cách hợp lý. Thực tại rất phức tạp, ta không thể nào xét đến tất cả các mối quan hệ tương tác kinh tế cùng một lúc. Trong một vấn đề nhất định nào đó, những mối tương tác kinh tế này có thể quan trọng, còn những mối tương tác kinh tế khác có thể không. Việc đơn giản hóa một cách hợp lý giúp các nhà kinh tế tập trung vào những yếu tố quan trọng nhất của vấn đề đó.

Nếu những định nghĩa kinh tế học trên là đúng, kinh tế học thực sự là một môn học có ảnh hưởng lớn. Trong những bài viết tiếp theo, chúng tôi sẽ chứng minh thực tế này.

2. CÁC CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ

Kình tế học là môn học bao quát hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Mỗi một hoạt động sau đây đều là một quyết định kinh tế: Bạn chọn nơi ăn trưa, người cha tiết kiệm tiền để con gái học đại học, một công ty thuê thêm công nhân, một lao động di cư từ nông thôn lên thành phố, hay việc chính phủ quyết định giảm giá tỉ giá hối đoái.

Cá nhân các nhà kinh tế thường hướng sự quan tâm vào các quyết định kinh tế cụ thể và trở thành những chuyên gia kinh tế thuộc các lĩnh vực khác nhau. Phân nhánh cơ bản trong các chuyên ngành kinh tế là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

Kinh tế học vi mô chú trọng đến những lựa chọn của mỗi tác nhân kinh tế cùng với động thái về giá và lượng của một mặt hàng hay dịch vụ nào đó trên thị trường. Một người tiêu dùng, một công nhân, một công ty đều là những tác nhân kinh tế đơn lẻ. Thị trường xoài là một chủ đề của kinh tế học vi mô và thị trường lao động cũng vậy. Ngoại thương cũng tương tự vì các công cụ kinh tế học vi mô thường được dùng để phân tích những chọn lựa đối mặt với từng quốc gia trên thị trường thế giới.

Kinh tế học vĩ mô xét hành vi của nền kinh tế theo cấp độ tổng gộp. Các nhà kinh tế vĩ mô nghiên cứu về những vấn đề quan trọng như tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát, mức thất nghiệp quốc gia và tỉ giá.

Đa số các nhà kinh tế có chuyên ngành hẹp hơn là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô. Các chuyên ngành phổ biến gồm có Phát triển Kinh tế, Ngoại thương, Tài chính Quốc tế, Kinh tế Lao động, Tài chính Công, Khu vực Tài chính và Ngân hàng, Kinh tế Giáo dục, Kinh tế Môi trường, Kinh tế Y tế. Ngoài ra còn có các môn học liên quan như Kế toán và Phân tích Tài chính, và Thẩm định Dự án.

Các học kinh tế luôn bắt đầu với những nguyên lý của kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô nhằm thiết lập nền tảng cho việc học sâu hơn về các lĩnh vực mà họ quan tâm. Chính vì thế, trong những bài viết tiếp theo chúng tối sẽ tập trung vào các nguyên tắc cơ bản của vi mô và vĩ mô. Trên nền tảng đó chúng ta sẽ sẵn sàng để đi sâu vào những lĩnh vực chuyên ngành khác.

3. BÀN TAY VÔ HÌNH

Các nhà kinh tế định nghĩa hiệu quả theo cách khác với những kỹ sư. Nếu bếp lò A tiêu thụ ít năng lượng hơn trong khi cho nhiệt lượng tương đương với bếp lò B, một kỹ sư sẽ coi là bếp lò A hiệu quả hơn. Nhưng nhà kinh tế lại nói bếp lò hiệu quả là bếp tạo ra một lượng nhiệt với một chi phí thấp hơn. Kinh tế học gọi các hàng hóa và dịch vụ được dùng để sản xuất các hàng hóa và dịch vụ khác là nguồn lực, các nguồn lực này cần được hướng đến những khu vực mà ở đó chúng được xã hội đánh giá cao nhất.

Nhiều người ở thành phố Hồ chí Minh ăn sáng tại các quán cà phê hay quầy phở. Họ phân bố sức lao động của mình vào chỗ có giá trị nhất cho họ – thay vì tốn thời gian đi chợ, nấu ăn, rửa dọn, họ có thể làm việc sớm hơn (hay ngủ muộn hơn) bằng cách để cho người khác chuẩn bị bữa sáng cho họ. Xã hội ghi nhận giá trị của thức ăn nhanh gọn, ngon với giá vừa phải. Các nguồn lực chảy vào ngành này, vỉa hè tràn ngập các quán ăn.

Hệ thống hoạt động như thế nào? Dường như các hoạt động thị trường sẽ hiệu quả hơn nếu được đưa vào kế hoạch. Chắc chắn có con người can thiệp vẫn tốt hơn để các hoạt động của người mua và người bán tự diễn ra một cách hỗn loạn. Nhưng đây chính là nét đẹp của kinh tế học về thị trường và là thiên tài của Adam Smith, người đã nhận thấy thị trường thực ra hoàn toàn không hỗn loạn mà được dẫn dắt bởi một “bàn tay vô hình” Theo Smith thì người ta trên phố không phải do động cơ của trái tim hào hiệp, mà là lợi ích trong việc mang lại hàng hóa và cơ hội cho bản thân họ và gia đình. Chính ‘‘bàn tay vô hình ” làm cho nguồn lực chảy vào các hoạt động mà ở đó chúng có giá trị cao nhất, từ đó nâng cao “sự giàu mạnh của quốc gia”.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo