Downloadsachmienphi.com

Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc cách mạng

Cách mạng Pháp và tâm lý học của các cuộc cách mạng - Gustave Le Bon
Cách mạng Pháp và của các cuộc cách mạng –

Cách mạng Pháp và của các cuộc cách mạng

Tác Giả: Gustave Le Bon

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Cách mạng Pháp và của các cuộc cách mạng – Gustave Le Bon

“Lịch sử của cuộc Cách mạng Pháp trên thực tế được cấu thành từ một loạt những biến cố lịch sử song hành và thường độc lập với nhau: Lịch sử chế độ cũ nát đang tàn lụi do không có những người bảo vệ: lịch sử những hội đồng cách mạng; lịch sử những phong trào quần chúng cùng thủ lĩnh của họ; lịch sử những đạo quân; lịch sử những thiết chế mới…Tất cả những nấc thang lịch sử vốn đa phần thể hiện sự xung đột của các động lực này đề cần phải được nghiên cứu bằng những phương pháp mượn từ khoa học tâm lý”.

(Gustave Le Bon)

Gustave le Bon là một nhà xã hội. Ông sinh ngày 07 tháng năm năm 1841, tại Nogent-le- Rotrou, mất ngày 13 tháng mười hai năm 1931, tại Marne la Coquette, nước Pháp.

Công trình nghiên cứu này được Gustave le Bon viết ra không nhằm chê trách hoặc ca tụng cuộc Cách mạng Pháp, mà là để luận giải nó bằng những phương pháp tâm lý học, mà theo ông, chính các nhà chép sử cũng như các nhà viết sử liên quan đến cuộc Cách mạng này chưa từng thấu hiểu.

Đây là sản phẩm sau cùng của một chuỗi công trình thuộc cùng chủ đề, kết quả của suốt 20 năm nghiên cứu, như Các quan điểm và các tín ngưỡng, đám đông, Tâm lý học các dân tộc.

Trong tác phẩm này, tác giả đã điểm lại những tư tưởng của các nhà sử học về cuộc Cách mạng Pháp. Theo ông, ngày ấy đang tồn tại những quan điểm, mà thực ra còn mâu thuẫn nhau, về sự kiện mà ông gọi là thảm kịch cách mạng vĩ đại này. Thứ nhất, đó là xem Cách mạng Pháp như là một dạng của tín ngưỡng mà người ta phải chấp nhận hoặc gạt bỏ cả gói; quan niệm thứ hai xem đây như một hiện tượng thần bí không thể giải thích được, và quan niệm thứ ba coi nó như một sự cố không thể phán xét trước khi công bố một số lượng khổng lồ những tài liệu chính thống chưa từng xuất bản.

Cá nhân ông cũng không phải là trung lập. Theo lời phê bình của ngài viện sĩ Émile Ollivier, một chính khách cùng thời với ông, sau khi nhắc lại luận thuyết xem Cách mạng Pháp như một sự cố vô bổ, đã viết:

“… Gustave le Bon vừa đây đã dành cả uy tín của mình cho luận đề này…, ông nói: “Cái lợi thu được với giá của biết bao sự đổ nát sau này người ta đã đạt được, mà không cần phải cố gắng, chỉ nhờ vào tiến trình đơn thuần của sự khai hóa văn minh.”

Đến thời điểm công bố cuốn sách của Gustave le Bon, Cuộc Cách mạng Pháp đã được phân tích bởi nhiều thế hệ các nhà văn và người ta có thể tin rằng nó đã được nghiên cứu một cách hoàn hảo. Nếu cần nói gì thêm thì phải chăng chỉ là sửa đổi vài chi tiết?

Vậy mà đó lại “… chính là những gì khiến những người bảo vệ vững tin nhất của Cách mạng Pháp cũng bắt đầu hết sức do dự trong những xét đoán của mình. Những điều trước kia là hiển nhiên, giờ đây hóa ra lại còn phải bàn cãi. Lòng tin vào những giáo điều vốn được coi là thiêng liêng, nay đang bị lung lay. Các tác phẩm sau cùng viết về Cách mạng Pháp đã tiết lộ những điều không chắc chắn này. Chính vì vậy mà sau khi kể lại lịch sử, ngày càng nhiều người từ chối đưa ra kết luận.”

Theo Gustave le Bon, nguyên nhân sâu xa của tình trạng “không thấu hiểu” này là ở chỗ người ta đã không đi sâu phân tích khía cạnh tâm lý của các tầng lớp xã hội, của quần chúng, của những đám đông, của các thủ lĩnh và các giai tầng có phần can dự trong cuộc cách mạng này. Theo ông, “Lịch sử của cuộc Cách mạng trên thực tế được cấu thành từ cả một loạt những lịch sử song hành và thường độc lập với nhau: lịch sử của một chế độ cũ nát đang tàn lụi do không có những người bảo vệ; lịch sử của những hội đồng cách mạng; lịch sử của những phong trào quần chúng cùng với những thủ lĩnh của họ; lịch sử của những đạo quân; lịch sử của những thiết chế mới, v.v. Tất cả những lịch sử này vốn phần lớn thể hiện sự xung đột của các động lực đều cần phải được nghiên cứu bằng những phương pháp mượn từ khoa tâm lý học. ”

Với nhận thức như vậy, ông kết luận rằng không thể giải thích được cuộc cách mạng này mà chỉ dùng những lý lẽ thuần lý, trái lại, phải thường xuyên vận dụng những nguyên tắc và quy luật của tâm lý học.

100 năm chẵn đã trôi qua kể từ ngày cuốn sách ra đời đến thời điểm chúng tôi dịch nó sang tiếng Việt. Dịch xong nó, chúng tôi ngờ ngợ rằng ở cũng đã có nhiều người đọc nó từ nguyên bản. Đọc cuốn sách “cổ” này, chúng tôi thấy ấn tượng về cái cách mà Napoleon lên ngôi không vội vàng, không tốn súng đạn, xương máu, luôn lựa chọn những bước đi tuần tự mà vững chắc nhờ có những hiểu biết tinh tế về tâm lý; nhận thức về cái cách đối nhân xử thế thiếu lòng vị tha và đầy đố kị của các thủ lĩnh cách mạng Pháp; sức mạnh vô song của quần chúng, nhưng hiệu quả của sức mạnh ấy lại phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào những người lãnh đạo và các cấp chính quyền (!?); giá trị không gì có thể vượt qua của tâm hồn dân tộc, của truyền thống cha ông… Rất nhiều điều được đề cập trong cuốn sách này đến nay vẫn còn giữ nguyên tính thời sự.

Nhiều người nói rằng đây là một cuốn sách nên đọc. Tờ Thời Đại của Anh từ đầu thế kỷ XX cũng từng khuyên: “Tất cả các chính khách cần phải nghiên cứu cuốn sách của Gustave le Bon. Tác giả không có tiếng tăm gì về các lý thuyết kinh điển liên quan tới cuộc Cách mạng Pháp và những luận giải tâm lý học của ông đã đã dẫn ông tới những kết luận hết sức mới….”

Tiếng Pháp của 100 năm trước đã có một số yếu tố cổ, thêm nữa sử học và cũng không phải là chuyên môn của người dịch, vì vậy việc dịch thuật đã không dễ dàng. Rất mong bạn đọc thông cảm và chỉ bảo cho những gì còn khiếm khuyết.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo