Downloadsachmienphi.com

Cảnh Sắc Hà Nội

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Cảnh Sắc Hà Nội –

Thăng Long – trải qua nghìn năm lịch sử mang trong mình những cảnh sắc riêng mà những người con của mảnh đất này mỗi lần đi xa luôn nhung nhớ, mỗi du khách đến tham quan dù chỉ một lần cũng không thể nào quên. Thăng Long – ghi dấu ấn trong lòng người bởi những cảnh sắc rất đặc trưng, từ những ngọn núi, con sông, đến những góc phố, con đường, hay những mái chùa, quán chợ… Chính những cảnh sắc ấy đã làm nên và chứng kiến sự hình thành và đổi thay của chốn kinh kì trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm. Dù ngày nay Hà Nội đã mang nhiều nét hiện đại của một thủ đô đang phát triển, bóng dáng cổ xưa của đất Thăng Long vẫn hiển hiện ở khắp nơi, in đậm trong truyền thuyết dân gian, trong chính sử, và trở thành những di tích lịch sử – văn hóa của thủ đô.

1. Vì sao có người nói, Thăng Long – là thành phố sông hồ? Từ xưa, dân gian đã nói về kinh thành:


“Nhị Hà quanh bắc sang đông
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”.

Kinh thành được bao bọc bởi ba con sông lớn: Sông Hồng, sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch.

Sông Hồng (thời xưa có tên là Nhĩ Hà, Nhị Hà, sông Lô, sông Cái) chảy qua phía bắc và phía đông kinh thành. Sông Tô Lịch, còn được gọi tắt là sông Tô, là một nhánh của sông Hồng nằm ở phía tây và phía bắc, còn Kim Ngưu là một nhánh của sông Tô Lịch ở về phía nam.

Phía trong kinh thành, hồ trải rộng khắp nơi: hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm), Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Cổ Ngựa, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Văn (ở khu Văn Miếu- Quốc Tử Giám)…

Sông và hồ tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên rất riêng cho Thăng Long – Hà Nội. Hiện nay nhiều sông hồ xưa kia đã bị lấp hoặc thu hẹp lại.

2. Sông Tô Lịch có vai trò gì đối với kinh thành Thăng Long?

Xưa kia, sông Tô Lịch chảy bám sát phía ngoài chân thành Đại La. Vì vậy, cùng với sông Hồng và sông Kim Ngưu, sông Tô trở thành hệ thống hào nước tự nhiên của kinh thành. Sông Tô Lịch chảy vào giữa kinh thành, nên là nhánh chính trong hệ thống giao thông đường thủy của Thăng Long. Lúc nào sông cũng tấp nập cảnh trên bến, dưới thuyền. Cảnh đẹp của dòng sông đã đi vào ca dao xưa:

“Sông Tô nước chảy trong ngần

Cao Biền gặp thần sông Tô Lịch

Con thuyền buồm trắng chạy gần, chạy xa”

Tên gọi sông Tô Lịch có nguồn gốc dân gian như thế nào?

Chuyện kể rằng, thời thuộc Đường (thế kỉ IX), Cao Biền sang cai trị nước ta, đã cho đắp thành Đại La gần một con sông lớn. Một hôm, Cao Biền chèo thuyền dạo chơi trên sông, chợt thấy một ông lão tóc bạc, hình dáng kì lạ hiện lên. Cao Biền lấy làm lạ, hỏi tên và quê quán, ông lão trả lời là họ Tô tên Lịch, nhà ở ngay trong dòng sông này. Nói xong, ông lão đập tay xuống sông, nước tung cao ngất trời, rồi biến mất. Cao Biền sợ hãi, biết đó là vị thần sông, nên lấy tên thần đặt cho sông là Tô Lịch.

3. Hồ Hoàn Kiếm thay đổi ra sao qua các thời kì?

Hồ Hoàn Kiếm vốn là một đoạn của sông Hồng.

Dưới thời Lý (1010 – 1225) hồ được gọi là Lục Thủy (nước xanh) vì sắc nước bốn mùa đều xanh. Đến đời vua Lê Thái Tổ (1428 – 1433) hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm hay Hồ Gươm.

Xưa kia, hồ rất rộng, có hai phần đối nhau. Phần hồ phía trên gọi là Tả Vọng, phần hồ phía dưới gọi là Hữu Vọng.

Tại khoảng đất giáp hai bên hồ, chúa Trịnh cho dựng một đài cao, gọi là Duyệt võ đài để ngồi quan sát, hai bên hồ là trận địa cho thủy quân triều đình luyện tập. Vì thế, hồ được gọi là hồ Thủy Quân.

Khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp đã cho lấp hết phần hồ Hữu Vọng, còn phần hồ Tả Vọng cũng bị lấp dần. Hồ Hoàn Kiếm ngày nay chỉ là một phần nhỏ của hồ Tả Vọng xưa. Vì sao gọi là hồ Hoàn Kiếm?

Tên gọi hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm thần. Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng

Đầu thế kỉ XV, quân Minh sang xâm lược nước ta, chúng tàn phá và cướp bóc của cải, gây ra nhiều tội ác. Lê Lợi tập hợp nghĩa quân, dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) chống giặc. Bấy giờ có người đánh cá tên là Lê Thận, trong một lần kéo lưới đã vớt được một lưỡi gươm, đem về nhà treo. Sau Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Một hôm, Lê Lợi đến thăm nhà Thận, chợt ở góc tối có ánh sáng lóe lên, liền đến xem, thấy lưỡi gươm khắc hai chữ “ Thiên” (thuận theo ý trời).

Lần khác, Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy ánh sáng lạ của một chiếc chuôi gươm nạm ngọc trên cây chiếu xuống. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Thận, Lê Lợi cầm chuôi gươm về lắp vào lưỡi gươm thì vừa như in. Từ đó, thanh gươm quý luôn bên mình người chủ tướng. Sau 10 năm chiến đấu gian khổ, đất nước được giải phóng, Lê Lợi lên ngôi vua.

Một hôm, vua ngự thuyền chơi trên hồ Lục Thủy, chợt thấy rùa vàng nổi lên. Nhà vua cầm thanh gươm chỉ cho quần thần xem, rùa vàng liền đớp lấy thanh gươm lặn xuống đáy hồ. Nhà vua biết là thần đã cho mượn gươm giết giặc, nay giặc dẹp xong, thần đến lấy lại gươm. Từ đó, hồ được gọi là hồ Hoàn Kiếm nghĩa là “trả lại gươm”, nên cũng quen gọi là Hồ Gươm.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo