Downloadsachmienphi.com

Chú Nhóc

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Chú Nhóc –

Tôi sinh ngày 13 tháng năm 18…trong một thành phố vùng Languedoc, nơi cũng như trong tất cả những thành phố của miền Nam, người ta thấy nhiều nắng, khá nhiều bụi, một nhà tu dòng Carmélites ([1]) và hai ba đài kỷ niệm thời La Mã.

Cha tôi, O. Eyssette, thời ấy buôn khăn quàng, có một xưởng may lớn ở cổng thành mà bên một trái của nó, ông đã sửa thành một ngôi nhà ấm cúng, rợp đầy bóng cây tiêu huyền và được ngăn với xưởng thợ bằng một cái sân rộng. Chính ở đó tôi đã ra đời, và sống những năm đầu, những năm tốt đẹp duy nhất của đời mình. Trí nhớ biết ơn của tôi vẫn còn giữ từ khu vườn, xưởng máy và những cây tiêu huyền một kỷ niệm không phải và vào lúc bố tôi bị phá sản, tôi phải rời xa những thứ đó, tôi thực đã tiếc chúng như những con người vậy.

Để bắt đầu, tôi phải nói là việc tôi ra đời chẳng đem lại cho nhà Eyssette. Bà già Annou, người nấu bếp của chúng tôi, thường kể với tôi, từ hồi ấy, cha tôi lúc này đang đi xa, đã nhận được tin tôi ra đời và tin một trong những khách hàng của ông ở Marseille biến mất đã cuỗm của ông hơn bốn mươi ngàn quan ra sao; vậy là đến cùng lúc nỗi sung sướng và lo buồn, O. Eyssette tự hỏi, cũng như bà kia xem mình nên khóc vì sự biến mất của ông khách ở Marseille hay nên cười vì chú bé Daniel đã ra đời, ông Eyssette tốt bụng ạ, phải khóc gấp đôi.

Đó là một sự thật, tôi là ngôi sao xấu của bố tôi. Từ ngày tôi ra đời, biết bao điều rủi không tưởng tượng được đã dồn dập đến với các vị ở nhiều nơi. Trước hết, chúng tôi có ông khách ở Marseille nhé, rồi hai lần cháy trong một năm, rồi cuộc đình công của thợ mắc sợi, rồi cuộc xích mích với bác Baptiste, rồi vụ kiện rất tốn kém với người nhà buôn màu, rồi cuối cùng thì cuộc Cách mạng năm 18…

Kể từ đó, xưởng máy chệch choạc, dần dà, những xưởng thợ vợi đi; mỗi tuần hạ một máy dệt, mỗi tháng ít đi một bản in. Thật đáng thương khi thấy sức sống bỏ đi khỏi nhà chúng tôi như ra khỏi một cơ thể ốm yếu vậy, chầm chậm, mỗi ngày một ít.

Một lần, người ta không bước vào những phòng trên tầng hai nữa. Một lần thì cái sân trong cùng bị bít lại. Việc ấy vậy là kéo dài hai năm; trong hai năm, xưởng máy hấp hối. Cuối cùng một hôm, thợ không đến nữa, chuông xưởng thợ không rung nữa, cái giếng có bánh xe thôi kêu cót két, nước trong những cái bồn lớn, ở đó người ta giặt vải, đứng im lìm và chẳng bao lâu, trong cả xưởng máy, chỉ còn lại O. Eyssette và Bà Eyssette, già Annou, anh Jacques nhà tôi và tôi; rồi, đằng kia, ở trong cùng, để giữ xưởng, còn ông canh cổng Colombe và con ông, cậu bé Rouget.

Thế là hết, chúng tôi đã bị phá sản.

Lúc đó, tôi quãng sáu-bảy tuổi. Vì tôi rất ốm yếu, bố tôi không muốn gửi tôi đến trường. Mẹ tôi chỉ dạy tôi đọc và viết, thêm vài chữ Tây Ban Nha cùng hai, ba bài đàn ghita, nhờ đó, trong gia đình người ta làm tôi được tiếng là một cậu bé thần đồng. Nhờ hệ thống giáo dục này, tôi không bao giờ rời khỏi nhà, nên tôi có thể dự phần vào tất cả những chi tiết cơn hấp hối của ngôi nhà Eyssette. Tôi xin thú thật, cảnh đó khiến tôi tỉnh bơ, tôi còn thấy ở sự lụn bại của chúng tôi cái khía cạnh rất dễ chịu là mình có thể nhảy nhót thoả thích khắp xưởng, điều mà thời thợ thuyền, tôi chỉ được phép vào ngày chủ nhật.

Tôi nghiêm trang nói với chú Rouget:

– Giờ đây, xưởng máy là của tớ; người ta đã cho tớ để chơi.

Và chú Rouget tin tôi. Chú tin tất cả những điều gì tôi nói, cái chú ngốc ấy.

Chẳng hạn trong nhà, mọi người không coi sự tan rã của chúng tôi là vui như thế. Bỗng O. Eyssette trở nên kinh khủng, đó là, trong thói quen, một tí bản tính bừng bừng, hung hãn, quá đáng, thích những tiếng kêu, sự đổ vỡ và chuyện ầm ĩ; thực ra, ông vẫn là một con người rất tuyệt vời, chỉ có bàn tay nhanh nhẹn, giọng nói oang oang và sự bức thiết tạo rung chuyển khắp xung quanh. Vận rủi, đáng lẽ hạ thủ ông, đã khiến ông bực tức. Từ tối đến sáng, đó là sự tức giận khủng khiếp, không biết đổ cho ai, tấn công vào tất cả, cái nắng, cái gió, vào Jacques, vào già Annou, vào Cách mạng. Ôi! Nhất là vào Cách mạng!… Cứ nghe cha tôi, bạn sẽ cho là cuộc Cách mạng 18…đã làm hại chúng tôi, chủ yếu nhằm chống lại chúng tôi. Tôi cũng xin các bạn tin là những người cách mạng không được nhà Eyssette ưa. Có trời mới biết là chúng tôi nói gì những ông này vào thời ấy… Cho đến ngày nay, khi bố già Eyssette (cầu trời giữ gìn ông hộ tôi!) cảm thấy cơn thống phong đến, ông khó nhọc duỗi đài trên chiếc ghế thì chúng tôi lại nghe ông nói:

– Ôi! Cái bọn Cách mạng ấy!…

Vào thời mà tôi nói với bạn, O.Eyssette không bị thống phong, nhưng nỗi đau thấy mình bị phá sản đã khiến ông thành một con người đáng sợ mà chẳng ai dám đến gần. Phải trích máu ông hai lần trong mười lăm ngày. Quanh ông, ai cũng im lặng; người ta sợ. Ngồi vào bàn, chúng tôi hỏi bánh ăn một cách thầm thì. Ngay cả khóc trước mặt ông, người ta cũng không dám. Còn khi ông quay gót, thì còn lại là một tiếng nức nở suốt từ đầu nọ đến đầu kia ngôi nhà; tôi, già Annou, anh Jacques tôi và cả anh lớn tôi làm tu viện trưởng, mỗi lần anh đến thăm chúng tôi, cảnh ngộ đáng buồn ấy lại bắt đầu. Mẹ tôi khóc, điều đó thì hiểu được vì thấy O.Eyssette khổ; tu viện trưởng và già Annou khóc vì thấy bà Eyssette khóc; còn Jacques, quá trẻ để hiểu được những nỗi khổ của chúng tôi – Anh ấy chỉ mới hơn tôi hai tuổi – Anh ấy khóc vì thấy cần, để mà chơi.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo