Downloadsachmienphi.com

Đứa Trẻ Mồ Côi

Đứa Trẻ Mồ Côi - Moricz Zsigmond
Đứa Trẻ Mồ Côi –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Đứa Trẻ Mồ Côi –

Móricz Zsigmond đã gọi tác phẩm Đứa trẻ mồ côi là “một cuốn tiểu thuyết khủng khiếp”. Tiểu thuyết này được viết thành bảy thánh ca, mỗi thánh ca là một đoạn đời của em bé mồ côi. Toàn bộ sự khủng hoảng của xã hội được thể hiện qua cuộc đời của cô bé Trơre bảy tuổi, trong mối quan hệ của em với thế giới xung quanh. Tác giả nhìn thế giới bằng con mắt của cô bé Trơre và nói về thế giới cũng bằng ngôn ngữ và tâm lý của em. Các sự kiện trong cuốn tiểu thuyết đều xảy ra trong đời thực, nhà văn sắp xếp bố cục một cách sinh động, hấp dẫn dựa trên những điều được nghe kể. Chính vì lẽ đó mà Đứa trẻ mồ côi có những nét độc đáo, khác với tiểu thuyết “truyền thống”.

Vào một đêm cuối tháng 9 năm 1936 trên đường trở về nhà, Móricz Zsigmond (Môrix Gicmôn, 1872-1942) nhà văn lớn của nhân đân Hungari bỗng gặp một cô gái đứng ở giữa cầu, mắt nhìn xuống dòng sông. Biết được ý định tìm giải thoát cuối cùng đó của cô gái, nhà văn đã thuyết phục và đưa cô gái về nhà nhận làm con nuôi. Môrix Gicmôn đã ghi chép được một nghìn năm trăm trang về những điều cô gái kể, các truyện ngắn nổi tiếng của ông đã ra đời trên cơ sở những ghi chép đó. Lúc ấy nhà văn bước vào tuổi 60, ông đã có một sự nghiệp sáng tác với nhiều tác phẩm mới đóng góp cho nền văn xuôi hiện đại Hungari. Đối với ông, những điều cô gái kể về cuộc đời mồ côi của mình mang ý nghĩa sâu sắc, nên đầu năm 1940 ông viết tiểu thuyết Đứa trẻ mồ côi, một cuốn sách làm rung động lòng người mà “câu ngắn nhất của nó cũng bay lên từ chính cuộc đời sống động”, như nhà văn từng nói.

Trong các cuốn tiểu thuyết ở giai đoạn sáng tác trước đây Môrix Gicmôn đã mô tả đời sống ngột ngạt, khốn khổ của người nông dân và trí thức làng quê và các tỉnh lẻ Hungari những năm đầu thế kỷ. Nhân vật trong các tác phẩm ở giai đoạn sáng tác đầu tiên của Môrix Gicmôn thường là những người có tài năng, nhiều khát vọng nhưng lại bất lực trước sự lạc hậu và trì trệ của xã hội, họ không thắng được lòng vị kỷ và thói thỏa hiệp của chính mình. Trong tiểu thuyết Đứa trẻ mồ côi Môrix Gicmôn đã đối lập điều thiện với điều ác, sự trong sáng ngây thơ của đứa trẻ với sự bẩn thỉu, ti tiện của người lớn ở xã hội mà mọi giá trị thực của cuộc sống đã bị chà đạp hoàn toàn. Thế giới mà đứa trẻ mồ côi bị làm nhục và hắt hủi là thế giới những con người đã trở nên man rợ, nhỏ nhen bởi sự ngu dốt lạc hậu của họ gây ra. Nhà văn đã nhìn thấy những yếu tố dẫn đến bi kịch dân tộc Hung giữa hai cuộc đại chiến thế giới. Viết Đứa trẻ mồ côi ông muốn làm náo động trạng thái yên ổn giả tạo, thức tỉnh sự lười biếng của trí tuệ và tha hóa của tâm hồn đang ngự trị trong xã hội Hungari những năm 20-30 của thế kỷ XX. Cuốn tiểu thuyết kêu gọi ý thức trách nhiệm của con người trước cuộc đời của em bé mồ côi mà cũng chính là cuộc đời khốn khổ của các tầng lớp nhân dân Hungari trước ngày giải phóng.

Môrix Gicmôn đã gọi tác phẩm Đứa trẻ mồ côi là “một cuốn tiểu thuyết khủng khiếp”. Tiểu thuyết này được viết thành bảy thánh ca, mỗi thánh ca là một đoạn đời của em bé mồ côi. Toàn bộ sự khủng hoảng của xã hội được thể hiện qua cuộc đời của cô bé Trơre bảy tuổi, trong mối quan hệ của em với thế giới xung quanh. Tác giả nhìn thế giới bằng con mắt của cô bé Trơre và nói về thế giới cũng bằng ngôn ngữ và tâm lý của em. Các sự kiện trong cuốn tiểu thuyết đều xảy ra trong đời thực, nhà văn sắp xếp bố cục một cách sinh động, hấp dẫn dựa trên những điều được nghe kể. Chính vì lẽ đó mà Đứa trẻ mồ côi có những nét độc đáo, khác với tiểu thuyết “truyền thống”. Nhưng có một yếu tố cơ bản đã làm tăng thêm ý nghĩa của tác phẩm đó là sự của nhà văn ở đoạn kết: Ngọn nến trong đêm Noel của đứa trẻ mồ côi bỏ quên trong nhà kho đã thiêu đốt hết những gì không thể chấp nhận được nữa. Từ ngôi nhà, nơi mà em chỉ được chui rúc trong xó xỉnh, đến những con người luôn làm nhục và xúc phạm em, tất cả đều cháy thành tro bụi. Khát vọng về sự tốt đẹp tự nhiên của con người, về lẽ phải, tình thương đã được thể hiện cao nhất trong những trang cuối cùng của thánh ca thứ bảy.

Từ sau ngày giải phóng (1945), tiểu thuyết Đứa trẻ mồ côi đã được dựng thành phim và được xuất bản nhiều lần với tổng số trên nửa triệu bản. Giới nghiên cứu văn học Hungari đánh giá cao tác phẩm này và cho đây là một kiệt tác văn xuôi của Hungari thế kỷXX. Chúng tôi chọn dịch và giới thiệu với độc giả cuốn tiểu thuyết này của Môrix Gicmôn với hy vọng trong tương lai bạn đọc sẽ được đọc nhiều tác phẩm lớn khác của nền văn học Hungari hiện đại.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo