Downloadsachmienphi.com

Hà Nội – Đôi bờ sông Hồng

Hà Nội - Đôi bờ sông Hồng - Đỗ Phương Quỳnh
Hà Nội – Đôi bờ sông Hồng –

Hà Nội – Đôi bờ sông Hồng

Tác Giả:

Thể Loại: Lịch Sử – Địa Lý

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Hà Nội – Đôi bờ sông Hồng –

Chỉ vài trăm ngày nữa tổ chức Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà nội. Có lẽ người nói chung cũng như người nói riêng không ai là không tự hào về Thủ đô yêu quý của mình.

Trong niềm cảm hứng đó, chúng tôi biên soạn tập sách “Hà Nội – Đôi bờ sông Hồng, lịch sử và văn hóa”, không ngoài mục đích chính là bày tỏ sự tri ân với dải đất đã tạo ra đô thành. Vì sông Hồng chính là cái nôi sinh thành của văn minh Lạc Việt, văn minh Đại Việt để đến bây giờ là Hà Nội, thành phố được Nhà nước phong tặng là Thành phố Anh hùng và Unesco trao danh hiệu Thành phố Vì Hòa bình.

Đôi bờ sông Hồng – đã lưu giữ rất nhiều kỷ niệm dựng nước và giữ nước của cả dân tộc ta. Xin đơn cử vài điểm mốc trong tiến trình lịch sử đó: cách đây gần 2000 năm, năm 40 sau Công nguyên cuộc khởi nghĩa đầu tiên giành độc lập cho dân tộc đã bắt đầu từ ngay cõi đất nay là Mê Linh, Hà Nội. Rồi đến thế kỷ thứ X, cũng chính trên địa bàn Hà Nội đã ra đời Nhà nước độc lập đầu tiên chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc: Nhà nước Ngô Vương Quyền. Rồi đến giữa thế kỷ XX, lại chính từ Hà Nội đã mở đầu cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám – 1945 đánh đuổi phát xít Nhật, lập ra Nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam á v.v…

Với Hà Nội, đôi bờ sông Hồng đã trao tặng bao lớp trầm tích văn hóa vật thể: đình đền, cung miếu, phố phường, làng mạc, ao đầm… và cả những trầm tích phi vật thể: những huyền thoại, truyền thuyết, ca dao, dân ca, lễ hội, tín ngưỡng, nghệ thuật… mà ngày nay chúng ta cần phải hiểu biết, trân trọng, gìn giữ và phát triển cho xứng với tầm vóc của một thủ đô nghìn năm văn hiến.

Sông Hồng với Thăng Long – Hà Nội

Các nhà nghiên cứu về địa chất và thủy văn đã dựng lại bộ mặt sông Hồng và các chi lưu ở khu vực thành phố Hà Nội vào thời Hôlôxen, một thời kỳ địa chất cách ngày nay khoảng một vạn rưởi năm. Tất nhiên, qua bao biến thiên theo dòng chảy của thời gian và lịch sử, sông nước đổi dòng. Nhưng dòng sông mới và cũng không dịch chuyển mấy, vì sau thời kỳ Hôlôxen, với các đợt biển tiến cuối cùng thì quá trình bồi tụ của sông Hồng đã kết thúc. Vả lại sông Hồng vốn hoạt động trong một khu vực mà địa lý học gọi là nếp đứt gãy sông Hồng – sông Chảy tương đối ổn định nên sự xê dịch không lớn lắm. Chưa rõ vào thời Hùng Vương, sông Hồng gọi là gì, nhưng về sau này, sử sách có ghi nhiều tên gọi khác nhau, gắn liền với tên gọi các địa phương mà nó chảy qua.

Sông Hồng là con sông giữ vị trí văn hóa vô cùng quan trọng không chỉ của riêng Thủ đô Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến mà còn của cả vùng đồng bằng Bắc Bộ của Việt Nam. Ngoài dòng chảy chính đi qua Hà Nội, sông Hồng còn có nhiều chi lưu làm nên một châu thổ trù phú: đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do tính chất quan trọng của con sông trong đời sống cộng đồng dân cư trong vùng, mỗi một tên gọi của nó đều ít nhiều phản ánh dấu vết văn hóa của những chủ nhân đã từng sử dụng những tên gọi đó. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy núi Nguy Sơn, thuộc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Khi chảy vào lãnh thổ nó bắt đầu ở Hà Khẩu qua Lào Cai, Yên Bái, Việt Trì, Hà Nội và đổ ra biển qua cửa Ba Lạt.

Khi vào Việt Nam, sông Hồng có các tên gọi khác nhau, đoạn từ Lào Cai đến Việt Trì gọi là sông Thao (vì qua đất Lâm Thao), từ Việt Trì đến Hà Nội gọi là sông Bạch Hạc (vì qua đất Bạch Hạc), đoạn Vĩnh Tường – Yên Lạc qua đất Tam Đái gọi là sông Tam Đái (hay Tam Đới), sông Nhĩ Hà vì uốn cong như vành tai. Ngoài những tên gọi đó, sông Hồng còn có tên gọi dân gian là sông Cái, sông Mẹ. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, do sông Hồng có màu đỏ của phù sa, nên được gọi là Rivière rouge (tức là con sông có nước màu đỏ/hồng). Đến thế kỷ XIX, tên gọi sông Hồng được dùng phổ biến.

Đoạn từ nội thành Hà Nội về xuôi, sông Hồng lần lượt có tên là Đại Lan (vì qua bãi Đại Lan, nay thuộc xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội), Xích Đằng (qua Đằng Châu, huyện Kim Động), rồi Thiên Mạc và Mạn Trù (vì qua bãi Thiên Mạc và Mạn Trù, thuộc Khoái Châu, Hưng Yên). Khi sang đất Hà Nam và Nam Định thì sông Hồng lần lượt được gọi là sông Nam Xang (qua huyện Nam Xang, nay là huyện Lý Nhân), sông Hoàng Giang (đoạn qua thành phố Nam Định tới cửa sông Ba Lạt đổ ra biển).

Theo nguồn thư tịch Trung Quốc thì có thể biết thêm một số tên gọi khác của sông Hồng vào khoảng thế kỷ VI. Sách Thủy kinh chú của tác giả Lịch Đạo Nguyên chuyên ghi chép và mô tả những dòng sông của Trung Quốc và các nước láng giềng có liên quan, trong đó có nước ta. Sách này ghi sông Hồng được gọi là sông Diệp Du và vào ngày ấy đã có đủ các chi lưu chính. Trong sách có đoạn ghi về sông Diệp Du như sau: “Qua phía Bắc huyện Mê Linh thuộc Giao Chỉ chia làm năm sông, chằng chịt trong quận Giao Chỉ…”. Song sách ấy chỉ gọi các sông ấy một cách phiếm chỉ: hai sông phía bắc qua các huyện Vọng Hải, Long Uyên… lại một sông nữa (thứ nhất thủy) qua các huyện Phong Khê, Tây Vu…, sông giữa (trung thủy) qua Liên Lâu, An Định…, sông dài một dải (đái trường giang) qua huyện Chu Diên. Nhà sử học Đào Duy Anh, trong tác phẩm Đất nước qua các đời đã nhận diện ra năm con sông đó là: sông Cà Lồ, sông Thiếp, sông Đuống, sông Hồng và sông Đáy.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo