Downloadsachmienphi.com

Ngôi Mộ Bí ẩn

Ngôi Mộ Bí ẩn - Vũ Khúc
Ngôi Mộ Bí ẩn –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Ngôi Mộ Bí ẩn –

“Một câu chuyện trinh thám với diễn biến nhịp nhàng, nhưng tình tiết gây cấn, hấp dẫn.”– Nhà văn

WARNING: CUỐN SÁCH NÀY KHÔNG DÀNH CHO NGƯỜI SỢ MA!!!

Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại tam giác Bon Phấn thuộc huyện Hoài Nhân: ba người trong một gia đình đã chết vì chất kịch độc xyanua. Chỉ còn Nga – người phụ nữ nhan sắc – may mắn thoát chết và khai ra kẻ thủ ác – chính là người hàng xóm bấy lâu nay vẫn thường bằng mặt mà không bằng lòng với gia đình. Nội tình vụ án tưởng đã rõ như ban ngày, ban chuyên án chỉ việc truy bắt hung thủ.

Nhưng… Hàng loạt tình tiết mới đã bất ngờ hé lộ: một chuyện tình sâu đậm, một âm mưu tàn độc, một lòng tham không đáy…

Chương 1

N ằm dọc trục đường quốc lộ 32 thuộ c hữu ngạn sông Hồng, xã V ân Trung có cả thảy chín tr ă m ba m ươi hộ, hơn năm ngh ìn nhân khẩu, được xem là xã l ớn trong huyệ n Hoài Nhân, ngoại thành Hà Nội. Địa giới hành chính của xã trải rộng ra bốn phía nhưng khu vực quần cư đông nhất nằm trên tam giác Bon Phấn là rẻo đất được hình thành bởi đoạn gấp khúc đột ngột của sông Tích Giang, một phụ lưu của sông Hồng. Tam giác Bon Phấn có một mặt là quốc lộ 32, hai mặt còn lại đều là sông nước, tiện cả về đường thủy lẫn đường bộ nên từ xưa đã là vùng đất trù phú, buôn bán tấp nập. Vốn khu vực này có tên gọi chính thức là thôn Xuân Vi. Nhưng trong khoảng chục năm đổ lại, nhiều gia đình ở rẻo đất phù sa màu mỡ đã khá giả với nghề làm phân bón nên khách buôn đặt luôn cho cái tên “tam giác Phân Bón” vừa dễ nhớ lại có tính trực quan sinh động. Những người làm nghề trong vùng thấy cái tên này tuy kêu nhưng khi in lên danh thiếp lại thiếu tính trang nhã nên nói lái đi thành Bon Phấn, lâu dần thành tên gọi phổ thông mọi người đều biết. Trẻ con trong làng thích lắm vì tên này nghe vừa lạ vừa Tây mà đọc lên thì ai cũng hiểu ngay ý nghĩa của nó là gì. Thậm chí gần đây huyện Hoài Nhân còn đề nghị chính quyền thành phố đưa tên tam giác Bon Phấn vào bản đồ và lắp đặt những biển báo chỉ đường cho khách thương lái từ những nơi xa xôi tìm được đúng địa chỉ.

Diện tích của tam giác Bon Phấn không thể nói là lớn, chỉ khoảng ba kilomét vuông nhưng nhà cửa san sát, cuộc sống sung túc, toàn bộ đường trong vùng đều được rải nhựa phẳng lì bằng chính tiền đóng góp của cư dân địa phương. Xe máy tay ga chạy trên đường còn nhiều hơn số trâu bò của cả huyện. Đấy là bọn trẻ con kháo nhau thế chứ ai chả biết đó là chuyện bốc phét? Nhưng ngay cả những người lớn tuổi đức cao vọng trọng thỉnh thoảng vẫn nhắc đến lời thổi phồng đó theo kiểu nửa đùa nửa thật như một minh chứng cho sự giàu có của địa phương.

Huyện Hoài Nhân mặc dù cách trung tâm chỉ khoảng ba mươi kilomet nhưng phong cảnh hữu tình, có sông Tích Giang, núi Búp Măng, động Bạch Ngọc, được xem là một trong những thắng địa nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ. Núi Búp Măng có thành phần chủ yếu là đá vôi, cao bảy trăm mét, đáy nở, hông thon, phần trên thóp lại, nhìn xa xa giống hệt gốc măng non khổng lồ đang nhú lên khỏi mặt đất. Trong núi có động Bạch Ngọc. Động này ăn sâu trong lòng núi, ngoài phần động thạch nhũ chính lớn như một tòa nhà ba tầng còn có rất nhiều nhánh nhỏ tỏa ra xung quanh. Không ai biết chính xác những nhánh này dài bao nhiêu và dẫn đi đâu, nhưng những câu truyện truyền kỳ trong làng kể rằng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều du kích quân đã tận dụng địa thế bí mật của động Bạch Ngọc để làm nơi trú ẩn chống càn quét của thực dân. Nay thỉnh thoảng người ta vẫn tìm thấy những chiếc bi-đông nước làm bằng nhôm đã mờ hết chữ khắc trên vỏ, dép cao su và giầy mục nát. Những kỷ vật thời chiến này được để riêng ở một góc trong động, tạo nên bầu không khí đầy tính huyền thoại, hằng năm thu hút rất đông khách du lịch. Làm hướng dẫn viên không chuyên trong những tháng nông nhàn trở thành nghề tay trái đem lại nguồn thu nhập khả dĩ cho khá nhiều thanh niên địa phương.

Cuộc sống vừa sôi động vừa của tam giác Bon Phấn cứ thế trôi qua, những tưởng cũng vĩnh hằng như dòng nước trên sông Tích Giang.

Nh ưng đúng vào th ời điểm khó ngờ nhất thì tai họa ập đến. Hôm đó là một ngày tháng Sáu đẹp trời, mùa hè đến mang theo làn nắng ấm áp, tiếng ve sầu rả rích, và cả lũ học trò tai quái chỉ thua mỗi ma quỷ về độ nghịch ngợm. Trường học đóng cửa, bỗng chốc trẻ con xuất hiện đầy đường. Thằng Dũng còi đã học đến lớp bốn mà chỉ cao có một mét ba hôm đó tha thẩn tìm bạn chơi mà mãi không thấy ai. Trời nắng quá, chắc giờ này bọn nó trốn trong nhà hết rồi. Đang đi, Dũng còi bỗng phát hiện ra nhà ông hình như không có ai ở nhà. Không phải ông họ Tuấn, tên Kiệt, mà tên đầy đủ là Nguyễn Đức Tuấn, nhưng bọn trẻ con ghét ông Tuấn keo kiệt nên ngầm đặt cho cái biệt danh mà khi ghép vào lại nghe rất khí thế như vậy. Nhà ông Tuấn có một khu vườn rất rộng trồng đủ các loại cây ăn trái, cây nào cũng ngon, cũng sai quả, chắc vì đất tốt. Lúc này cây ổi trong vườn hẳn đã ra nhiều quả lắm rồi. Dũng còi từng có lần lấy hết dũng khí vào xin ăn nhưng bị ông Tuấn huýt sáo đuổi ra khỏi cửa, nên nó cạch mặt nhất định không thèm xin lần nữa. Nhưng có ai cấm nó hái trộm vài quả cơ chứ? Mắt Dũng lấm la lấm lét, nhìn trước nhìn sau. Khi chắc chắn không có ai, nó liền nhảy phóc qua hàng rào thấp lè tè vốn chỉ được dựng lên để ngăn trâu bò đi lạc chứ không có tác dụng ngăn kẻ trộm.

Thằng bé ranh ma chạy một mạch ra đằng sau nhà. Đang chạy nó bỗng sợ mất vía khi nhìn thấy bà Nga vợ ông Tuấn đang co giật như người động kinh ở bên cạnh vòi nước máy. Bà rướn cổ lên cố thở bằng mồm, miệng chảy ra nhiều bọt dãi trông rất kinh khủng. Nhìn thấy Dũng, bà Nga lấy hết sức bảo nó chạy đi gọi người lớn. Không phải đợi nhắc đến lần thứ hai, Dũng còi nhanh nhảu chạy đi, vừa chạy vừa la còn hơn cháy nhà.

Tags:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo