Downloadsachmienphi.com

Nữ Hoàng Tự Do Ai Cập Ahhotep

Nữ Hoàng Tự Do Ai Cập Ahhotep - Christian Jacq
Nữ Hoàng Tự Do Ai Cập Ahhotep –

Nữ Hoàng Tự Do Ai Cập Ahhotep

Tác Giả:

Thể Loại: Văn Học Nước Ngoài

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Nữ Hoàng Tự Do Ai Cập Ahhotep –

Thế kỷ 17 trước CN, Ai Cập là cái bóng phản ảnh chính mình thời cổ đại.

Những đạo quân rợ từ Đông Bắc tràn qua Đế Chế Ai Cập trên những cỗ xa mã (người Ai Cập chưa bao giờ nhìn thấy ngựa), và tàn phá mọi thứ trên đường đi. Người Hyksos, “nhà thống trị từ miền đất lạ”, xâm chiếm vương quốc của các pharaoh và biến họ thành nô lệ.

Duy có một thành phố đứng lên chống lại cuộc xâm lược của người Hyksos: Thebes, nơi góa phụ của vị pharaoh cuối cùng, Teti, vẫn còn trị vì. Nhưng Nữ hoàng Teti biết sớm muộn gì thần dân của bà cũng sẽ bị khuất phục trước sự bạo tàn của người Hyksos.

Tuy nhiên, Nữ hoàng Teti có người con gái tuổi tròn mười tám tên là Ahhotep. Dữ dội, xinh đẹp, và can trường, Ahhotep không bao giờ chấp nhận thất bại.

Nàng quyết định khơi lại ngọn lửa kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Ai Cập.

Tác giả kết hợp những sự kiện trong lịch sử với trí tưởng tượng phong phú để kể lại câu chuyện có thật về người nữ anh hùng Ai Cập cổ đại Ahhotep. Nếu không nhờ lòng can đảm và nước nồng nàn của Nữ hoàng Ahhotep, thung lũng của các vị vua và kho tàng vô giá của các vị pharaoh sẽ không bao giờ tồn tại cho đến ngày nay.

NỮ HOÀNG TỰ DO AHHOTEP

Khoảng năm 1690 trước Công nguyên, Ai Cập nằm dưới ách thống trị của người Hyksos. Thế nhưng có một nàng công chúa trẻ tuổi dám đứng lên đánh đổ ách áp bức của quân xâm lược. Tên nàng là Ahhotep. Nàng bắt đầu đánh thức lương tâm của đồng bào với rất ít cơ may thành công. Trong tiếng Ai Cập, Ah-hotep cấu thành từ hai chữ: Ah là vị thần mặt trăng hung hãn và đáng sợ, còn Hotep có nghĩa là “hòa bình”, “trọn vẹn”. Do đó, có thể dịch cái tên Ahhotep là “Trăng Tròn” – nói cách khác là sức mạnh phá tan bóng đêm – hoặc “Chiến tranh và Hòa bình”.

Có ba con người, ba vị pharaoh để lại dấu ấn trong cuộc đời của Nữ hoàng Ahhotep: phu quân của bà, Seqen-en-Ra, và hai con trai, Kames và Ahmose. Ngay từ ban đầu, Nữ hoàng đã hy sinh rất nhiều công sức cho công cuộc tái thống nhất vùng Thượng và Hạ Ai Cập.

BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Trong lịch sử 3.000 năm vĩ đại, Ai Cập cổ đại trải qua bao giai đoạn thăng trầm. Một trong những giai đoạn thăng trầm đó đánh dấu chấm hết của thời đại Trung Vương quốc – thời kỳ thái bình, hòa hợp, và ổn định khởi đầu vào khoảng năm 2060 trước Công nguyên.

Vào thế kỷ 18 trước Công nguyên, Ai Cập đứng trước nguy cơ xâm lược của người Hyksos ở Đông Bắc.

Trong tiếng Ai Cập, người Hyksos không biết có phải được mệnh danh là “Hekau Khasut”, tức “Hoàng tử của miền đất lạ”, hay không? Người ta vẫn tiếp tục tranh cãi, song chắc chắn rằng họ là người Canaan, người Anatolia, người Châu Á, người Caucasus, người Cryrus,… Đây là cuộc xâm lược đầu tiên nhắm vào Ai Cập.

Người Hyksos chiếm đóng suốt một quãng thời gian dài hơn một thế kỷ. Quân xâm lược thiết lập trung tâm quân sự và thương mại tại vùng châu thổ ở Avaris.

Thebes là kinh thành duy nhất vẫn còn kháng cự lại quân xâm lược.

Teti lên ngôi Nữ hoàng sau khi chồng bà (vị pharaoh cuối cùng trị vì Thebes trước khi bị chiếm đóng) băng hà. Bà cần có lòng can đảm lớn lao để duy trì nền độc lập của Thebes. Tuy nhiên, sự cứu giúp lại đến từ con gái bà, Ahhotep, người được mặt trăng che chở và quyết tâm chống giặc.

Ahhotep là vị nữ anh hùng dân tộc Ai Cập, bà kêu gọi người dân Thebes thành lập lực lượng giải phóng và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quân sự. Bà còn hơn cả một vị Nữ hoàng nhờ có công khôi phục những giá trị không thể thiếu của xã hội pharaoh. Theo các nhà sử học và người viết tiểu thuyết, Ahhotep tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ quyến rũ khó quên; người phụ nữ nói “không” với sự chiếm đóng và hành động man rợ.

Khoảng năm 1730 trước Công nguyên, Thebes là nơi cuối cùng còn tồn tại nền văn minh Ai Cập. Ở phía bắc kinh thành, cả vương quốc nằm dưới ách áp bức của người Hyksos và bạo chúa Apophis. Ở phía nam có người Nubia là đồng minh của người Hyksos. Thebes là kinh thành duy nhất còn thờ thần Amon trong đền thờ ở Karnak (đền thờ rất khiêm nhường so với kinh thành đền thờ rộng lớn được nhiều du khách viếng thăm hiện nay). Còn một đền thờ duy nhất nữa do vua Senusret I (Vương triều thứ XII) xây dựng. Ngôi đền này không còn tồn tại nữa, do các vị pharaoh trong thời đại Tân Vương quốc dùng lại những tảng đá cổ làm nền móng cho đài kỷ niệm của mình. Tuy nhiên, những cuộc khai quật cho phép các nhà khảo cổ học tìm thấy những phần riêng lẻ của đền thờ mang tên “đền thờ trắng của vua Senusret I”. Đền thờ được xây dựng lại và thể hiện nét đẹp của các công trình xây dựng thời xưa.

Chính loài ngựa (con vật chưa được người Ai Cập biết đến cho tới nay) đã giúp người Hyksos chiếm ưu thế về mặt quân sự. Ngựa đóng vai trò quan trọng sống còn: khi được thắng vào cỗ chiến xa, ngựa có khả năng mang ba chiến binh ra chiến trường, một người cưỡi xe, còn ba người kia giao chiến bằng cung tên giáo mác bịt đồng. Nhiều thế hệ sau này chứng kiến quân Ai Cập biết sử dụng “loại vũ khí” đắc lực này trong trận chiến Kadesh, và vua Ramses II đã thắng trận.

Nữ hoàng Ahhotep cùng với chồng là pharaoh Seqen đã chiến đấu không khoan nhượng chống lại người Hyksos. Bằng chứng hùng hồn nhất là xác ướp biến dạng của vị pharaoh trẻ tuổi Seqen-en-Ra có đầu và gương mặt mang những vết thương khủng khiếp. Những người ướp xác không xóa đi dấu vết này, vì họ muốn lưu lại ký ức về vị vua quả cảm đã tử trận trong cuộc chiến ác liệt. Vua Seqen-en-Ra là vị pharaoh đầu tiên chống lại sự chiếm đóng của người Hyksos, bởi ngài muốn thấy Ai Cập lại tự do và thống nhất.

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo