Downloadsachmienphi.com

Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn

Phương Pháp Giáo Dục Montessori - Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn - Maria Montessori
Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn –

Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn

Tác Giả:

Thể Loại: Gia Đình

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Phương Pháp Giáo Dục Montessori – Sức Thẩm Thấu Của Tâm Hồn –

VAI TRÒ CỦA TRẺ NHỎ TRONG VIỆC TÁI THIẾT THẾ GIỚI

Trẻ nhỏ có một loại sức mạnh bí ẩn, sức mạnh này có thể dẫn dắt chúng ta tiến vào một tương lai tươi sáng. Nếu thật sự muốn đổi mới thế giới này, giáo dục phải coi phát triển tiềm năng của trẻ là mục tiêu hàng đầu.

GIÁO DỤC QUYẾT ĐỊNH CẢ CUỘC ĐỜI

Đó chính là sự giáo dục trợ giúp – sự giáo dục được tiến hành ngay từ thuở vừa mới lọt lòng. Nó làm nên một cuộc cách mạng hòa bình, hướng tất cả sự vật tới cùng một mục tiêu chung duy nhất.

NHỮNG GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Bộ não của người trưởng thành không thể thực hiện được những điều mà bộ não của một đứa trẻ có thể làm. Quá trình từ chưa biết đến thành thạo một ngôn ngữ đòi hỏi một năng lực tinh thần đặc biệt. Trẻ em có được năng lực đó, trí tuệ của trẻ hoàn toàn không giống với người trưởng thành.

CON ĐƯỜNG MỚI

Cuộc đời trẻ là vạch nối liền giữa hai thế hệ người trưởng thành, một đầu là người sáng tạo, đầu còn lại là người được sáng tạo, được bắt đầu bởi một người trưởng thành này và kết thúc ở một người trưởng thành khác.

KÌ TÍCH CỦA TẠO HÓA

Mỗi loài động vật, động vật có vú trong đó có con người – được coi là sinh vật kì diệu nhất – đều là kết quả của quá trình phát triển từ một tế bào giản đơn như mọi tế bào nguyên thủy khác, không có bất cứ sự khác biệt nào.

PHÔI THAI HỌC VÀ HÀNH VI

Trẻ không những có khả năng tự sáng tạo, theo đuổi sự hoàn mĩ, mà sự tồn tại của trẻ còn vì một mục đích khác, đó chính là tạo ra sự hài hòa, phục vụ cho cả quần thể sinh vật. Một đứa trẻ vừa chào đời đã có thể có được năng lực to lớn, và năng lực này sẽ được phát huy thông qua môi trường sống xung quanh.

PHÔI TINH THẦN

Dường như con người có hai giai đoạn phôi thai, một là giai đoạn trước khi ra đời, đó là giai đoạn mà bất cứ động vật nào cũng đều phải trải qua; một giai đoạn phôi thai khác xảy ra sau khi con người chào đời, đó là giai đoạn riêng có của con người và tạo ra sự khác biệt vô cùng lớn giữa con người với các động vật khác, đó cũng là nguyên nhân tại sao chúng ta cần tìm hiểu về nó.

SỰ ĐỘC LẬP CỦA TRẺ

Việc trẻ muốn được độc lập chính là bước tiến cơ bản mà chúng ta gọi là “phát triển tự nhiên”. Nếu chúng ta quan tâm đúng mức tới sự phát triển tự nhiên của trẻ, trẻ sẽ dần dần có được sự độc lập. Điều này không chỉ đúng với phương diện tâm lí mà còn phù hợp trên phương diện thể chất.

KHỞI NGUỒN CỦA SỰ SỐNG

Bộ não tự thúc đẩy sự phát triển của nó thông qua những tri thức tiếp thu được từ môi trường xung quanh. Đặc biệt là giai đoạn sau khi trẻ vừa chào đời, chúng ta cần làm cho trẻ cảm thấy môi trường xung quanh thật thú vị và đầy thu hút. Năm đầu tiên trong cuộc đời trẻ có thể được phân thành vài giai đoạn, với mỗi giai đoạn, chúng ta đều cần dành sự quan tâm đặc biệt.

SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ

Ngôn ngữ là một bức tường, nó bao quanh một nhóm người nào đó, đồng thời lại cách li một nhóm khác ở bên ngoài. Đây có thể là nguyên nhân tại sao từ ngữ có một tác dụng thần bí trong não con người, nó có thể vượt ra khỏi biên giới dân tộc để gắn kết con người với nhau. Ngôn ngữ chính là sợi dây nối liền con người với con người.

TIẾNG GỌI CỦA NGÔN NGỮ

Thứ đầu tiên mà trẻ phải học chính là tên gọi của sự vật. Phương thức giáo dục của tự nhiên hoàn toàn trùng khớp với dự kiến của chúng ta. Thế giới tự nhiên chính là người thầy của trẻ, dưới sự dìu dắt của tự nhiên, trẻ bắt đầu học thứ ngôn ngữ mà người lớn chúng ta cho là không có ý nghĩa gì, nhưng trẻ lại tỏ ra vô cùng hào hứng.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHỮNG TRỞ NGẠI

Hai năm đầu đời sẽ có ảnh hưởng tới suốt cả cuộc đời mỗi con người. Trẻ nhỏ có tiềm năng tâm lí vô cùng lớn, và chúng ta vẫn chưa dành cho tiềm năng này của trẻ sự tôn trọng đúng mức. Trẻ cực kì nhạy cảm, chỉ một hành động hơi thô lỗ cũng đủ ảnh hưởng tới tâm lí của trẻ, thậm chí ảnh hưởng tới cả cuộc đời trẻ sau này.

TÁC DỤNG CỦA VẬN ĐỘNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Mọi sự vận động đều có một cơ chế vô cùng tinh tế, kì diệu. Đối với con người, tất cả những sự vận động đều không phải là vừa ra đời đã sẵn có mà được hình thành và hoàn thiện thông qua đủ loại hoạt động trong đời sống của trẻ.

ĐÔI TAY VÀ TRÍ TUỆ

Sự phát triển của vận động gồm có hai mặt. Một mặt vận động tuân thủ quy luật của sinh vật, mặt khác vận động có liên quan mật thiết với thế giới nội tâm của con người, và cả hai phương thức đều phụ thuộc vào việc sử dụng cơ bắp. Đối với việc nghiên cứu trẻ nhỏ, chúng ta phải tuân thủ cả hai lộ trình phát triển, một là sự phát triển của tay, hai là sự phát triển của khả năng giữ thăng bằng hay là khả năng đi lại.

PHÁT TRIỂN VÀ MÔ PHỎNG

Tạo hóa không chỉ ban tặng cho con người khả năng mô phỏng mà còn cho chúng ta khả năng thay đổi bản thân để dần dần trở nên giống với bản mẫu. Là người làm công tác giáo dục, nếu muốn giúp trẻ đạt được mục đích này thì chúng ta cần giúp đỡ trẻ nhiều hơn nữa.

TỪ NGƯỜI ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG

Đột nhiên, trẻ trở thành một người có thể tự làm mọi việc mà không cần tới sự giúp đỡ của người khác. Điều đó đã vượt ra khỏi dự liệu của chúng ta, người lớn lúc này chỉ đóng vai người quan sát. Trong thế giới nhỏ bé này, trẻ thu được những thành tựu thật lớn lao, dần dần thích ứng với đời sống xã hội, đồng thời dần dần thay đổi tính cách của mình.

VĂN HÓA VÀ TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Việc phác họa hình ảnh những sự vật chưa từng được nhìn thấy đòi hỏi trẻ phải có một năng lực tâm lí cực kì đặc biệt. Nếu bộ não chỉ có thể ghi nhớ những gì đã được trông thấy thì việc đưa trẻ ra ngoài tiếp xúc với môi trường là việc vô cùng cần thiết.

SỰ HÌNH THÀNH TÍNH CÁCH CỦA TRẺ

Thiếu cá tính hoặc khiếm khuyết trong cá tính rồi sẽ tự nhiên biến mất mà không cần đến sự thuyết giáo của người lớn. Mọi sự uy hiếp, dụ dỗ của người lớn đều chẳng đem lại điều gì, việc chúng ta phải làm là tạo ra cho trẻ một điều kiện sống bình thường.

ĐỂ TRẺ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG

Trẻ làm việc thiếu quy luật là do trước đó đã từng có người tùy tiện cưỡng chế công việc có quy luật của trẻ; trẻ lười biếng là do trẻ bị bắt làm việc; trẻ không nghe lời là vì trước đó chúng đã bị bắt phải nghe lời.

SỰ HÌNH THÀNH TÍNH CÁCH PHỤ THUỘC VÀO BẢN THÂN TRẺ

Tính cách của trẻ không phải là thứ mà người lớn có thể dạy nên, điều mà họ có thể làm là tiến hành giáo dục một cách khoa học để trẻ không bị làm phiền hoặc gặp trở ngại, đồng thời hoàn thành quá trình này một cách hiệu quả.

TÂM LÍ CHIẾM HỮU CỦA TRẺ VÀ SỰ CHUYỂN HÓA TÂM LÍ CHIẾM HỮU

Chúng ta không thể ngăn chặn trẻ phá hỏng mọi thứ bằng cách thuyết giáo. Khi một đứa trẻ muốn có thứ gì đó chỉ để người khác không có được nó, chúng ta thường sẽ dùng cách giảng giải với trẻ. Nhưng tính hiệu quả của những lời giảng giải này không duy trì được lâu, chẳng mấy chốc trẻ sẽ lại lặp lại việc này.

TRẺ EM VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI

Phân tách con người theo độ tuổi là một việc làm vô cùng tàn nhẫn và không có nhân tính, đối với trẻ cũng vậy. Làm như vậy chính là cắt đứt mối liên hệ trong đời sống xã hội, khiến con người và con người không thể nào học tập lẫn nhau. Tuyệt đại đa số trường học trước hết sẽ căn cứ vào giới tính, sau đó căn cứ vào độ tuổi để phân chia lớp học. Đây là một sai lầm lớn, và cũng là căn nguyên của rất nhiều tội ác.

SỰ GẮN KẾT CỦA XÃ HỘI

Ý thức tập thể không thể được hình thành bằng cách tuyên truyền. Nó cũng không phụ thuộc vào bất cứ hình thức cạnh tranh nào, mà là kết quả của tự nhiên. Đó là thành quả trẻ thu được bằng sự nỗ lực của bản thân. Chỉ có thông qua hành vi của chính mình, trong quá trình phát triển tự nhiên thì trẻ mới có thể cho ta thấy những giai đoạn buộc phải trải qua của đời sống xã hội.

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo