Downloadsachmienphi.com

Sống Khó Hơn Là Chết

Sống Khó Hơn Là Chết - Trung Trung Đỉnh
Sống Khó Hơn Là Chết –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Sống Khó Hơn Là Chết –

TRUNG TRUNG ĐỈNH, NGƯỜI LẠC PHỐ.

Trong ấn tượng của tôi, lúc nào cũng có cái vẻ ngơ ngác. Dường như sau bao năm chiến tranh ở vùng rừng núi Tây Nguyên về, nhà văn gốc Hải Phòng này vẫn còn bị ám ảnh bởi những lần chui rúc trong rừng…

GIẢI PHÓNG RỒI MÀ CHÚNG MÀY KHÔNG BIẾT À?

Yên-Ba (Y.B): Thưa anh Trung Trung Đỉnh! Trong giới nhà văn-chiến sỹ có lưu truyền một câu chuyện khá hy hữu rằng anh là nhà văn duy nhất không biết đất nước đã giải phóng trong khi đang ở chiến trường! Thực hư của chuyện đó ra sao?

(T-T.Đ).: Chuyện đó có thật và cũng đơn giản thôi. Vào cuối năm 1974, mấy tháng trước khi bắt đầu chiến dịch Tây Nguyên, tôi đang là lính ở tỉnh đội, được gọi ra quân khu để học một khoá chiếu bóng. Địa điểm tập trung tại Trà My, vùng Nước Oa Nước Ồ tỉnh Quảng Nam. Anh em về tập trung trình độ không đều nhau lắm, lại có người về trước, người về sau, bao nhiêu khó khăn về nơi ăn chốn ở, phải mất hàng tháng mới khắc phục được. Tuy nhiên khoá học vẫn được tiến hành. Trước khi mãn khoá, một số ở xa như chúng tôi được lệnh chờ ở trạm để trên có thể trưng dụng đi phục vụ cho chiến trường. Thời gian chờ đợi lại không xác định được nên ăn không ngồi rồi mãi cũng chán, tôi bèn rủ anh RơMahChuốt người GiaRai và một anh lính của Trạm, người HRê đi săn, cũng tính lấy ít thịt cho Trạm giao liên. Anh trạm trưởng đồng ý ngay và cấp cho ba anh em tôi mỗi người khoảng 20 cân gạo, 5 cân muối. (Đó là cả một tài sản lớn) và bảo, cứ săn được càng nhiều thịt càng tốt. Bao giờ có lệnh thì anh cho người vô rừng gọi về. Cả tốp đi sâu vào trong rừng. Khi đi anh Chuốt có cái đài bán dẫn, nhưng bắt sóng rất yếu, chúng tôi chọc ngoáy mấy bận thì hỏng luôn. Thế là mù tịt thông tin! Chính đó là thời điểm đánh Buôn Ma Thuột đầu tháng 3 năm 75. Đến cuối tháng 5, thấy thịt nhiều rồi, lại hết muối gạo, nên quyết định ra, đưa thịt về. Coi như là ở trong rừng suốt cả tháng 3, tháng 4 và tháng 5, đầu tháng 6 mới mò ra. Khi ra, vẫn nghĩ là còn địch, nên rất cẩn thận đề phòng biệt kích. Ba anh em “bám địch”, mò vào một cái làng dân tộc ở Trà My thấy vắng tanh. Ba thằng bám ra rẫy thấy một ông già đang say rượu nằm ngủ ở đấy. Hỏi ông ấy thì ông ấy bảo: giải phóng lâu rồi mà chúng mày không biết à? Tụi mày ở đâu ra thế này! Lúc đó, cả ba thằng có bao nhiêu đạn, chĩa súng lên trời bắn sạch…Sướng quá mà! Bắn hết đạn rồi, mới rủ nhau về Trạm. Đi mất hai ngày liền, về đến nơi thì Trạm cũng chuyển đi đâu mất rồi. Mãi sau mới gặp xe tải quân mình lên chuyển đồ từ chiến khu về, thế là theo xe về Đà Nẵng. Lúc ấy Đà Nẵng cũng như tất cả miền Nam đều đã được giải phóng. Tôi tìm chỗ các anh văn nghệ của quân khu chơi, gặp mấy bố đang uống rượu ở nhà số 1B Ba Đình. Lúc đó nhà thơ Trần Vũ Mai mới từ Pleiku về đang kể chuyện hăng lắm. Nói thật là lúc đó, với tâm trạng của một thằng lính, tôi ngượng quá! Cả một thời gian dài, chiến dịch lớn thế mà không biết tý ty gì, ở mãi trong rừng! Sau đó tôi về Pleiku. Lúc đó tỉnh đội Kon Tum và tỉnh đội Gia Lai đang sát nhập vào với nhau. Tôi về, được phân công làm đội trưởng đội chiếu bóng. Thế là bắt đầu công việc đi chiếu bóng cho các địa phương. Không khí sôi nổi hào hứng lắm…

Y.B: Điều gì sau đó khiến anh cầm bút viết văn?

T.Đ: Hồi ấy, khi đang làm chiếu bóng, tôi đã quyết tâm ôn thi đại học. Tôi nghĩ: học gì cũng được, nhưng mà phải đi đại học. Đến giữa năm 1977 thì có Trường Đại học Văn hoá mở ở Đà Nẵng, cơ quan chọn tôi đi học về thư viện. Tôi mừng vô cùng! Hồi ấy tôi làm thơ nhiều, viết văn xuôi còn ít lắm! Tôi tiếc nhất là chuyện không giữ được sách. Lúc bấy giờ tôi khá thân với ông Thiệu phó ty văn hoá. Bên ấy truy thu các loại văn hoá phẩm của chế độ cũ, sách thu về xếp cả kho, tôi được đặc cách chọn sách quý khuân về, cho vào mấy cái tủ sắt cất kỹ. Đi chiếu bóng, hễ cứ rỗi tí nào là đọc sách. Toàn sách dịch thôi! Đọc nhiều, đọc liên tục. Đọc mờ cả mắt! Đọc sướng lắm! Đó chính là thời gian tôi đọc được nhiều sách nhất, đủ loại, từ văn học cho đến Kinh Thánh… Nhất là những nhà văn được giải Nobel. Hồi ấy ở miền Bắc làm gì có! Mấy hôm trước khi xuống Đà Nẵng nhập học, tranh thủ lúc tôi đi vắng, anh em ở nhà khuân hết mấy tủ sách của tôi ra sau vườn, kê đá lên rồi chất lửa đốt sạch. Mấy ông tướng ấy thương mình thôi, sợ mình đem đống sách ấy về Đà Nẵng thì bị kỷ luật, vì toàn là sách của địch(!). Thế là về Đà Nẵng chẳng còn gì cả! Lúc đó tôi đang viết một cái trường ca. Cũng không nghĩ là tham gia vào tầng lớp văn nghệ ở Đà Nẵng lúc ấy đâu, nhưng do quen biết nên tôi cũng hay đến chỗ các anh ấy chơi. Thực ra các anh Bùi Minh Quốc, Thu Bồn đã lên Giai Lai tìm tôi mấy lần mà không gặp. Sau giải phóng, mấy anh cũng chỉ biết tôi đang là lính ở trên đó. Thế rồi tôi đến gặp nhà văn Nguyễn Chí Trung, ông hỏi: “Bây giờ em đang ở đâu?” Tôi trả lời: “Báo cáo thủ trưởng, em đang học thư viện.”. Anh ấy bảo: “Bây giờ không học hành gì nữa hết, em mang ba lô về ngay trại sáng tác, học hành tính sau.”. Rồi anh ấy hỏi: “Có biết uống rượu không?” Tôi sốt săng: “Dạ có. Em với thủ trưởng đi làm vài li nhé?”. Không ngờ anh ấy gầm lên: “ở đây không rượu chè gì hết, uống rượu là tôi trả về Gia Lai ngay! ở đây chỉ có sáng tác thôi! Theo mấy ông Thái Bá Lợi, Thu Bồn, Thanh Thảo, là không được!”. Tôi sợ quá vâng dạ liên hồi. Thủ trưởng lại hỏi: “Thế em biết đi xe máy không?” Tôi biết chứ, nhưng vừa bị quạt vì vụ rượu nên rút kinh nghiệm trả lời: “Không! Báo cáo thủ trưởng không ạ!”. Anh Nguyễn Chí Trung lại gầm lên: “Giải phóng mấy năm rồi, thế anh làm cái gì mà không tập để biết đi xe máy?…”. Tôi đành thú thật là có biết đi. Anh dẫn tôi vào quân khu làm thủ tục, nhanh như ta nấu một bữa cơm vậy. Xong xuôi, anh ấy bảo: “Bây giờ em lên “cắm” ở Tây Nguyên thôi, địa bàn của em đấy! Phải “cắm” sâu mới viết được”. Thế là tôi lại khoác ba lô “ngược”! Tôi bám các đơn vị đang phá rừng làm kinh tế mới để viết. Rồi theo các đơn vị đánh Fulrô và lên chốt đánh Pôn Pốt. Mấy năm ròng nằm ở biên giới Tây Nam cùng anh em Trung đoàn 95, chẳng còn biết hoà bình nó ra làm sao nữa. Mãi đến khi giải phóng xong CămPuChia tôi mới được về Gia Lai. Lúc đó coi như văn nghệ sĩ đi thực tế rồi, không phải là lính tráng như hồi trước nữa! Oách lắm! Và tôi bắt đầu viết các truyện ngắn…

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo