Downloadsachmienphi.com
Tô Hoài

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; 27 tháng 9 năm 1920 – 6 tháng 7 năm 2014) là một nhà văn Việt Nam. Một số tác phẩm đề tài thiếu nhi của ông được dịch ra ngoại ngữ. Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam). Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,… nhưng có những lúc thất nghiệp. Khi đến với văn chương, ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký. Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.

Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.

Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

Truyện dài Dế Mèn phiêu lưu ký được ông viết xong vào tháng 12 năm 1941 tại Nghĩa Đô, ngoại ô Hà Nội khi đó. Đây là tác phẩm rất nổi tiếng của ông dành cho thiếu nhi.

Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ba người khác. Sách được viết xong năm 1992 nhưng đến 2006 mới được phép in, nội dung viết về thời kỳ cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, đã gây tiếng vang lớn và có thể so sánh với Dế Mèn phiêu lưu ký, “đã mở ra diện mạo mới cho văn chương Việt Nam” trong nền văn học hiện thực.

Trong cuộc đời sáng tác, ông đã dùng nhiều bút danh khác ngoài Tô Hoài như Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa và Phạm Hòa.

Văn Học Việt Nam

Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ

Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Quê Nhà

Quê Nhà - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Quê Người

Quê Người - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Mười Năm

Mười Năm - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Miền Tây

Miền Tây - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Khách Nợ

Khách Nợ - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Kẻ Cướp Bến Bỏi

Kẻ Cướp Bến Bỏi - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Giăng Thề

Giăng Thề - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Chuyện Nỏ Thần

Chuyện Nỏ Thần - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Chuyện Để Quên

Chuyện Để Quên - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Chuyện Cũ Hà Nội – Tập 2

Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Chuyện Cũ Hà Nội – Tập 1

Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 1 - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Chim Chích Lạc Rừng

Chim Chích Lạc Rừng - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào

Chiếc Áo Xường Xám Màu Hoa Đào - Tô Hoài
Văn Học Việt Nam

Ba Người Khác

Ba Người Khác - Tô Hoài
Y Học

Tuổi dậy thì – Giới tính, tránh thai, bệnh tật

Tuổi dậy thì - Giới tính, tránh thai, bệnh tật - Tố Hoài Tuổi dậy thì - ...
Tiểu Sử - Hồi Ký

Những Gương Mặt – Chân Dung Văn Học

Những Gương Mặt - Chân Dung Văn Học - Tô Hoài
Văn Học Thiếu Nhi

Kim Đồng

Kim Đồng - Tô Hoài
Downloadsachmienphi.com
Logo