Downloadsachmienphi.com

Thất Nhân Tâm

Thất Nhân Tâm - Hoàng Xuân Việt
Thất Nhân Tâm –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Thất Nhân Tâm –

Ai đã từng si mê trước Đắc Nhân Tâm cũng sẽ thán phục trước Thất Nhân Tâm.

Hoàng Xuân Việt. Một Học Giả trong Tứ Đại. Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Duy Cần, và Hoàng Xuân Việt.

Ông từng theo học tu kito giáo, nghiên cứu chuyên sâu về triết học Á, Âu và cả các tôn giáo nữa. Một người Uyên Thâm.

Về con đường sự nghiệp của ông khá choáng ngợp với số lượng đầu sách, các vị trí cao trọng trong ngành Giáo Dục trong cả hai thời trước và sau giải phóng. Một người rất được kính trọng.

Nay giới thiệu với bạn đọc tác phẩm Thất Nhân Tâm, một tác phẩm viết theo lối học làm người, rèn luyện nhân cách, làm giàu thêm nhân sinh quan của người đọc. Rất Hay.

Để học được những điều tốt đẹp thì phải biết những điều gì là không tốt đẹp.

Đại loại là vậy.

Gom góp, sưu tâm các bài trên mạng gộp lại thành ebook này. Nó không hoàn chỉnh, không chính xác và có thể là không đầy đủ. Mong một ngày duyên đưa đến một cuốn sách giấy để làm lại.

1) Trong thực tế của xử thế hằng ngày cũng như giao tế doanh nghiệp, chúng ta nhiều khi phải nói và ứng xử thất nhân tâm hơn là đắc nhân tâm. Nói cách khác là chúng ta chọc thiên hạ ghét nhiều hơn là chúng ta làm cho kẻ khác quý mến ta. Tại sao kẻ khác dễ ghét ta hơn là dễ thương ta?

LÝ DO THỨ NHẤT: Cứ thông thường thì sự xa lạ, sự quen thân ít, sự lãnh đạm tạo môi trường tiện cho sự nghi ngờ, sự đề phòng và cũng dọn đường cho sự phủ nhận, sự tấn công. Trong đời sống xã hội, các sự kiện kể trên là tình trạng tâm lý xảy ra Đông Tây kim cổ. Người khác đối với ta như vậy mà ta đối với người khác cũng như vậy. Tiếp xúc với một người lạ hay chỉ quen biết sơ sơ thôi và nếu họ ăn nói, cư xử lãnh đạm với ta, thì ta tiếp xúc với thế thủ. Ta dè dặt lời nói.

Ta quyết định cẩn thận. Nếu họ có tướng diện xấu, ăn nói vụng về, ăn mặc khiếm nhã, xét đoán chủ quan, hồ đồ, có cái nhìn soi mói, v.v… Thì ta khó có thiện cảm với họ và rất có thể ta ghét họ nữa. Mà họ đã gây ác cảm với ta như vậy rồi thì còn mong gì họ nói ta nghe, còn mong gì họ yêu cầu ta cái gì mà ta giúp. Rồi còn lâu mới làm ta giao du với họ hoặc hợp tác công việc gì với họ. Giữa ta và họ coi như “rút cầu”.

Họ đối xử với ta như vậy, ta ghét họ. Hoặc ngược lại họ cũng ghét ta. Đó là tâm lý tự nhiên phần đông loài người. Đây là vấn đề bẩm phú, trừ một số nhỏ có “bẩm phú” ngược lại.

LÝ DO THỨ HAI: Ta dễ thất nhân tâm bởi vì ta tự nhiên có khuynh hướng bày tỏ con người của ta một cách chủ quan. Ta thích suy nghĩ phán đoán như vầy. Ta thích phát biểu thế kia. Ta thích nhìn mà ngó ngang liếc dọc. Ta thích cười giòn, cười pháo nổ, cười như một loài chim rừng gáy, hay cười khú khú. Ta thích ăn mà ngốn. Ta thích nhai đồ ăn gây ồn ào. Ta thích húp canh có âm thanh sao đó. Chính cái “thích” ấy của ta làm cho kẻ khác không thích ta. Mà như vậy là ta thất nhân tâm.

LÝ DO THỨ BA: Đó là chưa nói có vô số trường hợp mà nếu muốn đừng làm cho kẻ khác ghét ta, đừng làm cho kẻ khác thù oán ta thì ta phải tự kiềm chế, tự giới hạn dữ dội lắm để ta đừng nói năng xúc phạm kẻ khác, đừng cư xử hồ đồ, suồng sã, đừng hỏi những câu tỏ ra tò mò đời tư của họ, thông tin đầu này đầu nọ ghét họ (họ ghét luôn tới ta). Biết bao trường hợp giao tế mà ta kém tế nhị, kém kín đáo lỡ hố một hai lời nói là ta bị kẻ khác ngờ vực hoặc có ác cảm với ta ngay.

LÝ DO THỨ BỐN: Ai trong chúng ta cũng quen mang trong mình một ông “Thần” chuyên môn chọc cho kẻ khác ghét ta cực độ, ông thần ấy có tên là “Tự Ái”. Nơi bất cứ ai, nhất là nơi kẻ bình dân, ít học, kém luyện tâm trí, đặc biệt là nơi kẻ thuộc hạ của ta, “ông thần Tự Ái” là một cái gì đáng kinh khủng. Kể cả nơi bực tu hành bề ngoài ra vẻ đạo đức đạo mạo mà nếu bề trong không thực thánh thiện, thì họ cũng bị “ông thần Tự Ái” xơi tái như ăn gỏi. Nghĩa là sao? Thưa, nghĩa là ai nói xúc phạm họ, có cử chỉ gì va chạm quyền lợi hay danh dự của họ, thì mặt họ hoặc đỏ bừng lên như gấc hoặc tái mét đi như chàm đổ, rồi họ nhăn mặt nhíu mày chầm vầm quạu quọ, la hét chửi mắng trả đũa. Ông thần Tự Ái tạm thời biến họ thành một thứ điên trong cơn lôi đình. Ai khác hay nếu ta nô lệ thần Tự Ái như vậy thì còn gì nữa mà không thất nhân tâm.

2) Như đã nói ở trên, chúng ta có khuynh hướng thất nhân tâm mạnh hơn đắc nhân tâm. Lý do cơ bản là tại vì ta mang trong mình khuynh hướng ích kỷ, chủ quan, tự ái, thích trấn áp toàn là những thứ chống lại kẻ khác, bây giờ nếu muốn làm cho kẻ khác bằng lòng bằng mặt quý mến ta, thì ta phải nỗ lực chế ngự các loại khuynh hướng trên. Cho nên gây thiện cảm khó làm hơn ác cảm là tại vậy. Ta đứng gần con ngựa, khi nó muốn ngáp, nó cứ ngáp. Ngựa cùng bao nhiêu loài thú khác không có ý thức đời sống xã hội, nên khi ngáp không tìm cách che mồm miệng lại. Còn con người, có thú tính, mà cũng có lý trí, ý thức rằng sống trong xã hội phải giữ phép lịch sự. Vì lẽ đó khi ngồi trước mặt khách, ta vốn thích ngáp há miệng to cho đã quai hàm, nhưng ta lại phải lấy tay che miệng lại và nỗ lực hãm phanh cái ngáp, bạn thử nghĩ coi ngáp hả to miệng (thất nhân tâm) với ngáp mà hãm ngáp (đắc nhân tâm) cái nào khó làm hơn?

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo