Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.
Giới Thiệu Sách:
Thực tại kẻ tội đồ vĩ đại nhất – Lý luận đà điểu – Osho
Osho yêu quý,
Trong những năm ở Pune, tôi nhớ ông vẫn thường nói rằng: “Đứng giữa chợ nhưng chớ biến thành một phần của nó”. Tôi nghĩ điều này có nghĩa là khi tôi xa ông, tôi cần phải luôn nhắc nhở mình rằng tôi không còn là một phần của cái tâm lý chợ búa kia nữa – tôi là một khất sĩ (sannyasin). Mới đây, khi rơi vào giữa cái gọi là thực tại bình thường của những kẻ buôn hàng hạ giá và môi giới nhà cửa, của chợ búa và bạo lực, tôi nhận ra rằng những người tin theo ông không phải là một phần của cái thị trường này; rằng giờ đây ta không cần phải tự nhắc nhở mình nữa – rõ ràng và chắc chắn rằng chúng ta là một giới riêng biệt. Mấy tuần trước thôi, tôi vẫn cố thuyết phục người ta công nhận quan niệm của ông. Giờ đây, sau những trải nghiệm gần đây, và chứng kiến cách người ta đối xử với ông, tôi không còn đủ sức để nói chuyện với họ về ông. Có phải họ đã đi quá xa – hay chính tôi?
Thế giới này đối xử với tôi như thế âu cũng là lẽ thường, đừng phẫn nộ. Giả dụ mà họ có tôn trọng, cảm thông hay yêu thương tôi, thì đó mới là chuyện lạ. Tôi biết chắc họ sẽ xử sự như thế.
Không phải bạn mà chính là họ đã đi quá xa và họ vẫn tiếp tục như vậy hàng triệu năm rồi. Khoảng cách giữa con người thực sự và loài người tồn tại trên thế giới gần như không còn có thể hàn gắn được nữa. Họ xa rời thực tại của chính họ, họ đã quên lối về.
Họ đã quên đi mục đích cuộc sống của mình trên cõi đời này.
Có một câu chuyện ngụ ngôn thế này, một vị vua thông thái muốn con trai mình – đứa con độc nhất, người sẽ kế vị ngài – trở thành một nhà thông thái trước khi lên ngôi và trở thành hoàng đế của vương quốc rộng lớn. Vị vua nọ bèn chọn một cách rất lạ lùng: ông đày hoàng tử đi rất xa ra khỏi đất nước, và bảo con trai mình rằng ông từ bỏ nó, rằng nó phải quên đi việc nó đã là một hoàng tử – “Nó không còn là hoàng tử nữa và ta sẽ không chọn nó làm người kế vị.”
Hoàng tử bị tước đi toàn bộ trang phục lộng lẫy, trang sức quý báu – tất cả mọi thứ. Rồi người ta cho anh bộ quần áo của một người ăn mày và đưa anh ra khỏi vương quốc. Nhà vua còn đưa ra những mệnh lệnh nghiêm ngặt, cấm anh quay lại đất nước của mình.
Năm tháng trôi qua, chàng hoàng tử đã thực sự trở thành người ăn mày. Anh đã quên rằng mình là hoàng tử. Anh ăn xin quần áo, thức ăn, chỗ trọ, và dần dà chấp nhận tình trạng của mình.
Nhiều năm sau, một ngày nọ, anh đang ngồi trước cửa một nhà trọ và xin ăn. Đó là một ngày mùa hè oi ả và anh đang cầu xin người ta cho anh đủ tiền để mua một đôi giày – tất nhiên chỉ là một đôi giày cũ – vì mặt đất lúc này nóng như lửa và anh không thể đi chân đất. Bàn chân anh phồng rộp, và anh đang kêu gào cầu khẩn để có được vài xu. Đúng lúc đó, một cỗ xe vàng dừng lại trước nhà trọ, và một người đàn ông bước xuống. Người đó nói: “Cha người đang triệu người về. Ngài già lắm rồi, đang hấp hối, và cần người kế vị.”
Chỉ trong chớp mắt người ăn mày biến mất. Con người đó đã hoàn toàn khác; người ta có thể nhìn thấy điều đó trên gương mặt anh, trong đôi mắt anh. Vẫn mặc trên người bộ quần áo của kẻ ăn mày, nhưng anh đã hoàn toàn khác. Đám đông xúm lại – vẫn là những người mà mới đây anh phải ngửa tay xin họ từng xu – và lúc này tất cả bọn họ đều bắt đầu tỏ ra hết sức thân thiện. Nhưng anh không để ý đến họ. Anh bước lên cỗ xe, ngồi xuống ghế và bảo người đàn ông đến đón anh: “Trước tiên hãy đưa ta đến một nơi sạch sẽ để ta tắm gội, lấy trang phục và trang sức xứng với ta, vì ta chỉ có thể đứng trước mặt đức vua với tư cách là một hoàng tử.”
Anh trở về với tư cách là một hoàng tử. Anh nói với vua cha rằng: “Con chỉ muốn biết một điều: Tại sao bao năm qua con lại phải làm một kẻ ăn mày? Con thực sự quên rồi… Nếu phụ vương không triệu con về, hẳn con đã mãi mãi làm một kẻ ăn xin, không bao giờ nhớ được rằng mình từng là một vị hoàng tử”.
Vị vua đáp rằng: “Đó chính là điều mà cha ta đã làm đối với ta. Việc đó không phải để hại con, mà để đem lại cho con trải nghiệm về những đối cực của cuộc đời – một kẻ ăn mày và một vị vua. Và chính ở giữa hai đối cực này mà con người ta tồn tại”.