Downloadsachmienphi.com

Trí Tuệ Khổng Tử

Trí Tuệ Khổng Tử - Tạ Ngọc Ái
Trí Tuệ Khổng Tử –

Vui lòng nhấp vào liên kết bên dưới để tải Ebook.

Giới Thiệu Sách:

Trí Tuệ Khổng Tử – Tạ Ngọc Ái

KHỔNG TỬ BÌNH SINH

(Cuộc đời của Khổng Tử)

Đức Khổng Tử nói rằng: “Khi ta mười lăm tuổi đã để hết tâm trí vào học tập, ba mươi tuổi đứng vững trong trường đời, bốn mươi tuổi không còn điều gì phải nghi hoặc, năm mươi tuổi biết mệnh trời, sáu mươi tuổi nghe được mọi lẽ, bảy mươi tuổi muốn sao làm vậy mà không vượt qua khuôn phép”.

– “Luận ngữ”. Chương Vi chính.

Đức Khổng Tử gọi Tử Cống mà hỏi rằng: “Này Tứ, con cho rằng ta học nhiều mà biết hết phải không? Không phải thế. Ta từ biết một để thông hiểu được tất cả”.

– “Luận ngữ”. Chương Vệ Linh Công.

Đức Khổng Tử nói rằng: “Đức hạnh mà không trau dồi, học vấn mà không tinh tường, nghe biết điều nghĩa mà không làm theo, bản thân có điều chẳng phải mà không sửa, đây là điều ta lo lắng lắm vậy”.

– “Luận ngữ”. Chương Thuật Nhi.

Đức Khổng Tử nói rằng: “Không biết mệnh trời chẳng đáng gọi là quân tử. Không biết lễ, làm sao đứng ở cõi đời. Không biết phân biệt lời nói của người thì chẳng hiểu người được”.

– “Luận ngữ”. Chương Nghiêu Viết.

Vào một buổi sáng, Đức Khổng Tử tay chống gậy, đứng lặng trước cửa và hát rằng: “Thái Sơn sắp sụp đổ rồi sao? Xà nhà kia sắp hỏng rồi sao? Bậc triết nhân sắp khô kiệt rồi sao?”.

– “Lễ ký”. Chương Đàn cung.

LÚC NHỎ TÔI CŨNG NGHÈO KHỔ

Cha của Khổng Tử là Thúc Lương Hột, là một vị quan bình thường ở một vùng quê nhỏ, tương đương với người đứng đầu một trấn hoặc một hương xã ngày nay. Đến tuổi 60 ông mới cưới một cô gái chưa đầy 20 tuổi tên là Nhan Thị Chinh Tại, ta hiểu cặp chồng già vợ trẻ này mong có được một cậu con trai đến nhường nào!”

Tương truyền khi Nhan Thị Chinh Tại mang thai, theo tập quán lúc đó, hai ông bà đưa nhau đến núi Ni Khưu phía đông nam thành Khúc Phụ để cầu thần núi, sau đó đến một cái động ở gần đó để nghỉ, không ngờ lại trở dạ và sinh được một quý tử ở ngay trong động. Để tỏ lòng cảm ơn thần linh ở núi Ni Khưu, họ lấy tên núi đặt tên cho con, tên là Khưu lấy tự là Trọng Ni. Đây là chuyện ra đời của Khổng Tử.

Khi Khổng Tử lên 3 tuổi, thân phụ không may qua đời.

Thân mẫu, bà Nhan Thị Chinh Tại lúc đó mới 20 tuổi không quản khó khăn vất vả đã đưa Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ – quốc đô nước Lỗ, mong con được lớn lên trong một điều kiện tốt hơn. Từ đó hai con sống ở chốn này.

Khi còn nhỏ, Khổng Tử ham chơi như những đứa trẻ cùng trang lứa khác, thường bày đồ tế lễ và tập cúi đầu hành lễ. Ngày nay mà nghe chuyện này sẽ thấy lạ, nhưng lúc đó xã hội hết sức coi trọng nghi thức tế lễ nên đây là chuyện hết sức tự nhiên. Tất nhiên điều này còn có sự hướng dẫn của Khổng Tử! Để con trai mình sau này có thể gia nhập tầng lớp quý tộc, mẹ Khổng Tử đã bỏ bao tâm huyết!”

Khổng Tử trong trí óc thơ ấu đã cảm thụ được điều này một cách tự nhiên. Biết bao lần Khổng Tử mắt lệ nhòa khi nhìn thấy bóng sớm tối tảo tần vất vả! Cậu bé Khổng Tử sớm biết giúp mẹ làm việc nhà như quét nhà, nấu ăn, giặt giũ, trồng rau… Đến 10 tuổi, Khổng Tử giúp mẹ làm một số công việc nặng hơn như gánh gồng, đẩy xe, mua bán rau, đi chăn cừu chăn bò thuê, thậm chí khi nhà người ta có chuyện ma chay, cưới xin, Khổng Tử cũng đến xin chân gõ trống thổi kèn… để kiếm miếng ăn.

Chính trong hoàn cảnh nghèo khó này, Khổng Tử đã hiểu được cuộc sống là bể khổ và trưởng thành từ đây!”

* Ngày 28 tháng 5 năm 551 trước Công nguyên là ngày Khổng Tử chào đời. Khổng Tử là một triết gia tiền bối vĩ đại. Cuộc sống thời niên thiếu của ông cũng khó khăn vất vả, ông đã từng nói rằng: “Tôi lúc nhỏ cũng nghèo khó”. Cổ nhân nói: “Hàn môn sinh quý tử, bạch ốc xuất công khanh”. Tể tướng, tướng quân vốn không phải có giống nòi, nam nhi phải tự cường. Nếu có ý chí phấn đấu không ngừng thì cuối cùng sẽ giống như Khổng Tử, có ngày nổi danh, xuất chúng, trở thành thánh nhân.

MƯỜI LĂM TUỔI QUYẾT CHÍ HỌC TẬP

Thân mẫu Khổng Tử là một bà hiền hiếm thấy! Một mình bà chịu biết bao vất vả đắng cay để nuôi Khổng Tử trưởng thành! Gánh nặng trên vai quá sức chịu đựng đối với thân hình mảnh mai gầy yếu của bà. Vào một tối mùa đông rét đậm, bà mẹ mới ngoài 30 tuổi đã vội vàng ra đi, để lại Khổng Tử côi cút!”

Lúc này Khổng Tử mới chỉ là cậu thiếu niên mười sáu, mười bảy tuổi. qua đời, ông vô cùng đau đớn, nhưng ông không gục ngã, không than thân trách phận mà từ sâu thẳm lòng mình, ý thức tự lập tự cường trỗi dậy mạnh mẽ.

Khổng Tử mất không lâu, dòng quý tộc họ Quý Tôn nước Lỗ mở hội chiêu mộ “Đãi sĩ” (đây là cấp thấp nhất trong tầng lớp quý tộc lúc bấy giờ). Khổng Tử cho rằng đây là cơ hội rất tốt để ông bước vào tầng lớp quý tộc. Là con trai của võ sĩ Thúc Lương Hột đã mất, ông hoàn toàn có đủ tư cách để tham gia thi tuyển. Nào ngờ dòng họ Quý Tôn có một vị quan tên là Dương Hổ lại tỏ ra khinh thường, mắng Khổng Tử rằng: “Nhà họ Quý thết tiệc mời hiền sĩ, coi bộ dạng mi thế này mà cũng dám tham gia sao? Hãy gia nhập đám người thuộc tầng lớp của mi thì hơn!”. Đây thực sự là một đòn giáng mạnh vào Khổng Tử, nhưng ông vẫn lặng lẽ chịu đựng. Điều này càng giúp ông ý thức rằng, phải mài sắc ý chí vươn lên.

Thời trẻ Khổng Tử đặc biệt yêu thích văn hoá cổ đại. Càng học tập nghiên cứu ông càng cảm thấy văn hóa cổ đại cao xa và sâu sắc, càng cảm nhận được tấm lòng cao thượng của cổ nhân. Những điều này đã giúp thay đổi tâm trí, khí chất của Khổng Tử. Nếu nói sự qua đời của thân mẫu Khổng Tử và việc từ chối mang tính sỉ nhục của Dương Hổ đối với Khổng Tử khiến ông phấn đấu vươn lên – điều này mang sắc thái ý thức cá nhân tương đối đậm nét – thì sự rèn giũa của văn hoá cổ đại, ảnh hưởng của văn hoá cổ đại đã hướng tư tưởng phẩm chất của Khổng Tử đến một trình độ tự giác mới: Quyết chí học tập, phát huy văn hoá truyền thống, chịu trách nhiệm trước lịch sử, lập chí cho sự nghiệp lớn, sống vì thiên hạ!”

Từ đây Khổng Tử bắt đầu bước lên con đường tự giác, tự lập của cuộc sống!”

* Trong xã hội ngày nay có nhiều người được tạo điều kiện lợi, học tập liên tục từ bậc phổ thông tới đại học, nghiên cứu sinh, e rằng phần lớn đều chỉ là vâng lời cha và gia đình, hoặc xuất phát từ mong muốn có một nghề nghiệp ổn định sau này, đương nhiên điều này không có gì phải chê trách, chỉ có điều rất khó có thể gọi đó là tinh thần tự giác, quyết chí học tập vì nghĩa cả! Ngay việc nói những người có chí lớn, nguyện kế thừa cha ông sống làm gương cho hậu thế, quyết mở đường đến tương lai như Khổng Tử e rằng không nhiều!”

Sách/Ebook Cùng Chủ Đề:

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Downloadsachmienphi.com
Logo